Bàn luận: Kinh Thánh

4.8. Kinh thánh và di truyền học 

           

             Kinh Thánh cho biết tổ tiên loài người là ông A-đam và bà Ê-va. Đức Chúa Trời tạo ra ông A-đam từ đất. Bản thân chữ A-đam có nghĩa là đất. Khoa học đă chứng minh thành phần hóa chất của cơ thể con người cũng giống như thành phần của đất. Thể xác của con người về phần  Vật Lư, Hóa Học thuần túy tương đương với  hai gánh đất nặng 50 kg, bán giá 5 xu chẳng ai mua. Tuy nhiên, trong con người c̣n có một cái ǵ nữa mà tài sản của cả thế gian  không thể mua được. Đó là linh hồn. "Người nào được cả thiên hạ mà mất linh hồn có lợi ích ǵ?". (Lời Chúa Giê-su, Sách Ma-thi-ơ  Chương 16 Câu 26).

            Đức Chúa Trời tạo ra ông A-đam từ đất là một điều khó hiểu. Ngài làm ra bà Ê-va từ một xương sườn của ông A-đam lại là một chuyện khó hiểu hơn. Đây là chuyện huyền thoại hay khoa học? Hầu hết tất cả mọi người, chưa nói đến các Nhà Khoa Học đều cười về sự ngây ngô của câu chuyện Đức Chúa Trời khiến ông A-đam ngủ rồi lấy một chiếc xương sườn của ông và nắn ra một người nữ. Chẳng có ǵ ngạc nhiên khi người ta cho những ai tin Kinh Thánh là hạng người vô học, trí óc chưa được tiến hóa.

            Trong năm 1998, cả thế giới kinh ngạc trước sự thành công của các Nhà Khoa Học Anh trong việc sao bản một con cừu từ một con cừu khác. Họ lấy một tế bào trứng chưa được thụ thai  của con cừu thứ nhất, tách nhân bỏ đi. Sau đó, họ lấy nhân của một tế bào từ vú của con cừu thứ hai, ghép vào tế bào trứng không nhân theo kiểu râu ông này cắm cằm bà kia. Sau năm ngày nuôi tế bào nhân tạo trong một dung dịch  đặc biệt (chỉ chứa 5% huyết thanh của bài thai con bê thay v́ 10%), họ cấy nó vào tử cung của con cừu thứ ba. Kết quả là tế bào này đă phát triển thành hài nhi, và cuối cùng các Nhà Khoa Học có được  một con cừu con sao bản giống hệt con thứ hai.          

            Trong nhân của mỗi tế bào đều có một hệ thống thông tin di truyền cho tất cả các chi thể và chức năng của cơ thể. Di Truyền Học phát hiện ra rằng khi được nuôi trong dung dịch có chứa 10% huyết thanh của bào thai  con bê, nhân của tế bào vú sẽ khiến tế bào trứng nhân tạo phát triển thành tế bào vú mới, bởi chỉ có gien đặc trưng cho tế bào vú trở nên tích cực c̣n tất cả các gien khác bị ức chế.  Khi người ta dùng dung dịch 5%, tất cả các gien đều trở nên tích cực và tế bào trứng nhân tạo sẽ phát triển thành hài nhi. Đây là một quá tŕnh hết sức phức tạp, người ta thử cấy 277 tế bào trứng nhân tạo mà chỉ có một tế bào trứng phát triển thành con cừu mà thôi. [1]

            Dư luận thế giới vừa vui mừng vừa lo sợ trước thành công của khoa học. Mừng là v́ con người nay có thể tạo ra các loài cừu nhiều lông, loài cá ít xương,  loài  ḅ nhiều thịt và loài vịt đẻ nhiều trứng, v.v... Lo là các bác học sẽ chế tạo ra một "loài  người siêu đẳng" khôn hơn chúng ta ngày nay và sẽ thay thế địa vị làm chủ Trái Đất của chúng ta. Nỗi lo này không phải không có căn cứ khi sự sao bản một động vật cấp cao như con cừu đạt được kết quả mĩ măn.

            Nếu con người sẽ có thể sao bản con người (theo lư thuyết) th́ làm sao Đức Chúa Trời không có khả năng làm chuyện đó? Cách  đây 3500 năm, Mô-sê đă viết về một quá tŕnh "sao bản" đầu tiên với xác suất thành công 100%. Đức Chúa Trời lấy xương của A-đam để chế biến thành  Ê-va. Điều đó có lư không? Có chứ. Các Nhà Khoa Học với sự hiểu biết hạn hữu, phương tiện thô sơ mà c̣n làm được chuyện không ngờ huống chi là Đấng Sáng Tạo, Tác Giả của Giải Phẫu Sinh Lư và Di Truyền Học. Hơn nữa, các Nhà Khoa Học chỉ  sử dụng các vật liệu  có sẵn trong thiên nhiên, c̣n Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo mọi vật từ con số không, chính Ngài là Đấng đă đặt những Định Luật Di Truyền Học mà khoa học ngày nay đang khám phá và sử dụng.

            Chúng ta lại c̣n biết tế bào của nam giới có nhiễm thể  X và nhiễm thể  Y trong khi tế bào của nữ giới chỉ có hai nhiễm thể X mà thôi. Nếu tinh trùng mang nhiễm thể Y gặp trứng trước, hài nhi sẽ là con trai, nếu tinh trùng mang nhiễm thể X gặp trứng trước, hài nhi sẽ là con gái. Sinh con trai hay con gái hoàn toàn không phải do người mẹ quyết định, thế mà trong thế kỷ hai mươi này nhiều người (trong đó có cả những người làm khoa học) buộc tội một cách oan ức cho vợ ḿnh không đẻ được con trai để nối dơi. C̣n Kinh Thánh ngay từ thời Sứ Đồ Phao- lô, năm 50 sau CN đă khẳng định rằng: "không phải đàn ông ra từ đàn bà, nhưng đàn bà ra từ đàn ông" (Sách Cô-rin-tô Thứ Nhất Chương 11 Câu Tám). Câu này trước hết nói về thứ tự tạo dựng con người ngay từ lúc ban đầu. Tuy nhiên, nếu dùng nó để minh họa sự h́nh thành giới tính của hài nhi cũng không phải là sai. Nói cách khác, con trai, con gái sinh ra, điều ấy không phụ thuộc vào nhiễm thể của mẹ, nhưng phụ thuộc vào nhiễm thể của cha.           

            Người ta đang nói đến chuyện lọc riêng các tinh trùng ra để có thể có con trai, con gái theo ư muốn. Nếu con người có thể làm được điều đó th́ làm sao chuyện Đức Chúa Trời sáng tạo (sao bản) ra bà Ê-va từ xương sườn ông A-đam lại là chuyện vô lư? Trong tế bào của ông A-đam có nhiễm thể X và Y, Đức Chúa Trời chỉ cần tách riêng chúng ra và cho phép nhiễm thể X  phát triển thành  bà Ê-va. Cụ thể Ngài làm cách nào, thời gian bao lâu, dung dịch mấy phần trăm, cường độ ḍng điện kích thích là bao nhiêu, hoặc Ngài có cần bất cứ những ǵ nói trên không, Kinh Thánh không cho biết. Nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng nhất là công việc Ngài làm chẳng phản khoa học, nhưng siêu việt hơn khoa học của con người hàng tỷ lần.

            Giả sử Đức Chúa Trời tạo ra phụ nữ trước nam giới, rồi dùng một tế bào của phụ nữ để sao bản... Hậu quả, chúng ta sẽ chỉ có một nữ giới khác và cả nhân loại đều là nữ giới v́ trong bà Ê-va chỉ có một loại nhiễm thể X. Chúng ta thấy không, đến thứ tự tạo dựng nam nữ Kinh Thánh cũng không nhầm lẫn. Làm sao ông Mô-sê khi viết về công tŕnh sáng tạo biết được cơ cấu di truyền khác nhau giữa hai giới tính, nếu như Đức Chúa Trời không "mở óc" cho ông.


[1] http://www.roslin.ed.ac.uk/public-interest/dolly-the-sheep/technical-aspects-of-cloning/


 

Xem Tiếp: Nhân chủng học
Tác giả và  người viết | Sự tồn tại và phổ biến | Lịch sử và tiên tri | Luật pháp | Khảo cổ
Khoa học phổ thông | Vật lư | Di truyền | Nhân chủng học | Thời gian | Tin học |
Chương tiếp