Bàn luận: Kinh Thánh

4.10. Kinh Thánh và thời gian.

Có một thủy thủ người Anh tên là Rô-bin-sơn Cờ-ru-sô là người duy nhất sống sót trong vụ ch́m tàu. May mắn thay, anh trôi dạt vào ḥn đảo không có người ở. V́ sợ bị quên bẵng theo thời gian, Rô-bin-sơn phải hàng ngày khắc những dấu mốc  vào gốc cây để ghi nhớ ngày tháng. Tổng cộng,  anh phải khắc 10307 dấu mốc trên gốc cây, đánh dấu sự bất hạnh của ḿnh kéo dài 28 năm, hai tháng, mười chín ngày. Khi Rô-bin-sơn cứu được một người sắp bị thổ dân làm thịt cúng thần, anh đặt tên cho người bạn mới của ḿnh là Thứ Sáu để kỷ niệm ngày chấm dứt hoàn cảnh cô đơn bất hạnh của anh trên ḥn đảo hoang. Ngày anh được cứu và đưa về Anh Quốc là 19 tháng 12 năm 1686, sau khi xa nhà 35 năm.

            Khi một người sắp chết, lời nói cuối thể hiện một cách chân thật nhất nỗi ḷng người ấy. Nữ Hoàng Anh Quốc thốt lên lời trăn  trối: "Ôi, ước ǵ tôi có thể đánh đổi tất cả tài sản của tôi lấy một chút thời gian". Hai câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của thời gian.

            Đă nói đến khoa học là phải nói đến thời gian. Ngày nay, con người đă sáng chế ra những chiếc đồng hồ nguyên tử chính xác đến mười phần tỷ giây. Suốt cả quá tŕnh lịch sử lâu dài, người ta chẳng có cách ǵ hơn là phải quan sát Mặt Trời, Mặt Trăng. Thật kỳ lạ, sự quanh ṿng của những thiên thể vô tri vô giác này cũng chính xác như đồng hồ nguyên tử mà con người tạo ra. V́ sao vậy?

             Trong Sách Sáng Thế Kư Chương 1 Câu 16, Đức Chúa Trời phán rằng: "Phải có các v́ sao sáng trong các khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày và đêm, và dùng làm dấu để định thời tiết, ngày và năm".  Quả thật, nếu không có Mặt Trời và Mặt Trăng, loài người sẽ không thể có khái niệm thời gian. Cho dù đồng hồ nguyên tử có thể đo chính xác một phần mười tỷ giây, nhưng đơn vị đo lường thời gian vẫn là giây. Giây lại là phần chia nhỏ của phút, giờ, ngày, tháng, năm được xác định bởi chu kỳ các sự chuyển động tương đối giữa Mặt Trời, Trái Đất và MặtTrăng.   

Tuy khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa, tất cả các dân tộc trên thế giới cùng chung nhau một cách phân chia thời gian: Năm, tháng, tuần và ngày. Trái đất quay ṿng xung quanh Mặt Trời mỗi năm một ṿng, từ đó chúng ta có chu kỳ của các mùa Xuân Hạ Thu Đông. Trái Đất quay tṛn xung quanh bản thân trục của ḿnh mỗi ngày một lần, nhờ đó chúng ta có ngày và đêm. Mặt Trăng lại quay xung quanh Trái Đất 30 ngày một lần, nhờ đó chúng ta có lịch tháng. Do sự quan sát chu kỳ của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng, người ta định ra lịch, một tháng 30 ngày, một năm 365 ngày và 6 giờ (Dương Lịch) theo đúng chu kỳ của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, người ta không thể t́m thấy một liên hệ nào giữa lịch tuần bảy ngày với các chuyển động của thiên thể trong hệ Mặt Trời. Lịch tuần bảy ngày đến từ đâu? Trong lịch sử nhân loại, người ta thay đổi lịch năm và lịch tháng nhiều lần, nhưng chẳng ai có thể đổi được lịch tuần. Hoàng Đế Hi Lạp đă dự dịnh đổi tuần trở thành tuần mười ngày mà không thành công, Hoàng Đế La Mă muốn đổi thành tuần tám ngày. Các Nhà Cách Mạng Pháp thử đổi thành tuần 10 ngày để dễ tính toán theo hệ thập phân. Chính phủ Liên Xô chuyển sang tuần năm ngày năm 1929, sau đó tuần sáu ngày năm 1932, cuối cùng lại phải quay về tuần bảy ngày trong năm 1940. V́ sao tuần bảy ngày quan trọng đối với xă hội loài người như vậy? Nhiều Nhà Nhân Chủng Học, Sinh Lư Học, Lịch Sử Học đă chọn câu trả lời trong Kinh Thánh.

            Trong Sách Xuất Ê-díp-tô Kư Chương 20 Câu11, chúng ta đọc: "V́ trong sáu ngày Đức Giê-Hô-Va (tức Đức Chúa Trời) đă dựng nên Trời Đất, biển và muôn vật ở trong đó. Qua ngày thứ bảy, Ngài nghỉ". Chính v́ vậy mà Đức Chúa Trời phán cho chúng ta bắt chước Ngài, làm việc trong sáu ngày và dành một ngày làm Ngày Thánh mà chúng ta gọi là Chủ Nhật hay Chúa Nhật. Ngài lại đặt vào trong lương tâm con người nhu cầu được nghỉ ngơi cho thể xác và tinh thần mỗi tuần một ngày, để tương giao với Chúa và với thân nhân. Ngài cũng khiến chính phủ các quốc gia phải tuân theo lịch tŕnh một tuần bảy ngày, bất cứ ai muốn thay đổi nó đều bị thất bại.

            Không những vậy, các Nhà Giải Phẩu Sinh Lư Học c̣n mới phát giác ra rằng cứ bảy ngày, nhịp máu của con người lại giảm đi một cách đáng kể. Nhiều chu kỳ của cuộc sống của con người và sinh vật cũng quay ṿng xung quanh lịch tuần bảy ngày, ví dụ giai đoạn hành kinh b́nh thường của phụ nữ là 28 ngày (bốn tuần), gian đoạn thai nghén hài nhi là 280 ngày (bốn mươi tuần). Giai đoạn thai nghén của sư tử là 14 tuần, của cừu là 21 tuần, của chó là 9 tuần, của mèo là 8 tuần, thời gian ấp trứng của vịt là 4 tuần, của gà là 3 tuần, v.v...

             Khi Đức Chúa Trời sáng tạo ra Loài Người, Ngài đă chọn ra chu kỳ làm việc và nghỉ ngơi theo lịch một tuần bảy ngày để ǵn giữ sự thăng bằng về sinh lư, tinh thần và tâm linh cho con người. Chính v́ vậy, tôi xin nhắc nhở mọi người hăy biệt riêng ngày chủ nhật làm Ngày Thánh, để thờ phượng Chúa, nghỉ ngơi và gần gũi với thân nhân. Một lần nữa, chúng ta đă thấy Kinh Thánh không lạc hậu, vô nghĩa hay phản khoa học như nhiều ngựi hiểu lầm.

Ngày trong Kinh thánh

           Khi đọc Kinh Thánh, ví dụ Câu 11 Sách Xuất Ê-díp-tô Kư Chương 20: "V́ trong sáu ngày Đức Giê-Hô-Va (tức Đức Chúa Trời) đă dựng nên Trời Đất, biển và muôn vật ở trong đó. qua ngày thứ bảy Ngài nghỉ". Nhiều người nghĩ rằng Chúa chỉ nói bóng gió về việc tạo dựng Trời Đất, biển và muôn vật trong sáu ngày. Một ngày ở đây chắc không phải là một ngày 24 giờ nhưng là một giai đoạn lịch sử. Có thể Đức Chúa Trời sáng tạo trong sáu giai đoạn lịch sử rồi Ngài nghỉ ngơi trong giai đoạn thứ bảy. Tổng cộng 7 giai đoạn là 5,5 tỷ năm tuổi Trái Đất, hay 30 tỷ năm tuổi của Vũ Trụ. Nếu vậy th́ Kinh Thánh sẽ "hợp lư" với khoa học hơn.

            Thực ra, các khoa học gia chỉ mới phán đoán tuổi Trái Đất và Vũ Trụ. Họ không thể xác minh nó một cách chắc chắc như đinh đóng cột. C̣n Kinh Thánh chẳng hổ thẹn ǵ khi tuyên bố Đức Chúa Trời tạo dựng Trời Đất, biển và muôn vật trong đó trong ṿng sáu ngày. Mỗi một ngày trong công cuộc Tạo Hóa được đóng khung bởi câu: "Vậy có buổi chiều và buổi mai, ấy là ngày thứ nhất... thứ nh́... thứ ba, v.v...

            Kinh Thánh có thể dùng chữ ngày để chỉ một giai đoạn lịch sử, ví dụ câu "Trong những ngày sau rốt" chỉ về giai đoạn cuối cùng trước ngày Chúa Giê-su quay lại trần gian, hay "Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài th́ chớ cứng ḷng như lúc nổi loạn" nói về thời kỳ, tin nhận sự cứu rỗi bởi Phức Âm Đức Tin. Tuy nhiên, những chữ ngày ở đây chẳng được giới hạn bằng buổi chiều và buổi mai. Trong hơn 700 chữ ngày được dùng trong Kinh Thánh, hầu hết đều mang ư nghĩa một ngày 24 tiếng đồng hồ.

            Có người dùng câu Kinh Thánh "Trước mặt Chúa một ngày cũng như một ngàn năm, ngàn năm cũng như một ngày"[1]   để minh chứng quan điểm của ḿnh. Vậy bảy ngày sáng tạo và nghỉ ngơi của Đức Chúa Trời tương đương với bảy ngàn năm. Cho dù mỗi ngày tượng trưng cho một triệu năm đi chăng nữa th́ tuổi Trái Đất mới được bảy triệu năm. Thực ra lư luận như vậy chẳng giúp được ǵ cho Thuyết Tiến Hóa bởi v́ bảy ngàn năm hay bảy triệu năm vẫn c̣n quá ít so với giả thiết tuổi Trái Đất là 5,5 tỷ năm. Vậy nếu giả thiết  một ngày của Chúa bằng một tỷ năm th́ tuổi Trái Đất là 7 tỷ tuổi, gần giống với giả thiết của khoa học. Theo Kinh Thánh th́ cây cối được tạo nên trong ngày thứ ba, Mặt Trời được tạo dựng trong ngày thứ tư, sâu bọ và chim trong ngày thứ  năm. Nếu nói một ngày bằng một tỷ năm th́ phải chấp nhận việc cây cối có trước khi có Mặt Trời một tỷ năm. Điều ấy có lư không? Các bông hoa có phấn, có mật để làm ǵ trước khi có côn trùng và cây cối có hạt để làm ǵ trước khi có loài chim hai, ba tỷ năm?

            Có điều khó nuốt hơn là nếu công nhận "một ngày bằng một ngàn năm trước mặt Chúa" th́ phải công nhận việc Chúa Giê-su kiêng ăn cầu nguyện 40 ngày đêm có nghiă là bốn mươi ngàn năm. Hay nếu công nhận "một ngày bằng một ngàn năm" (phần đầu của câu Kinh Thánh trên) th́ cũng phải công nhận "một ngàn năm cũng như một ngày" (phần sau). Từ đó suy ra tuổi ông A-đam là 930 năm[2]  có nghĩa là ông mới sống chưa được một ngày.

             Khi đọc một câu Kinh Thánh, chúng ta phải đọc cả phần trước phần sau, cả đoạn văn để hiểu Chúa đang nói về vấn đề ǵ. Chúng ta nên tiếp nhận nghĩa đen của câu Kinh Thánh ấy, đừng thuộc linh hóa nó lên. Có cô giáo nói với học sinh rằng “Chúa Giê-su chẳng hóa bánh cho năm ngàn người ăn đâu. Bánh ở đây có nghĩa là thức ăn tinh thần thôi”. Một học sinh giơ tay xin hỏi: "Thưa cô, nếu Chúa cho họ ăn thức ăn tinh thần th́ làm sao khi họ đă ăn no nê, các môn đồ của Chúa c̣n lượm được mười hai thúng bánh vụn?" Thật không ngờ một câu hỏi hóc búa. Nếu cô giáo tin nghĩa đen của câu Kinh Thánh và khả năng vô tận của Đức Chúa Trời, chắc cô chẳng bị cứng lưỡi như vậy đâu.

             Câu Kinh Thánh: "Trước mặt Chúa một ngày cũng như một ngàn năm và một ngàn năm cũng như một ngày" nói về sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời. Ngài chẳng chần chừ, trễ nải trong việc Ngài quay trở lại thế gian, nhưng bày tỏ ḷng nhịn nhục đối với tội nhân, không muốn một người nào bị chết mất, song muốn mọi người đều ăn năn trước khi quá muộn.

            Vậy khi Kinh Thánh nói rằng "Đức Chúa Trời sáng tạo ra Trời, Đất, biển và muôn vật trong ṿng sáu ngày và Ngài nghỉ ngày thứ bảy", chúng ta hăy tin rằng mỗi một ngày trong công cuộc sáng tạo đều là ngày 24 tiếng đồng hồ vậy. Điều đó có thể xảy ra v́ quyền năng vô biên, trí tuệ vô lượng, ḷng yêu thương vô bờ bến của Đấng Sáng Tạo.  Bây giờ khoa học chưa thể hiểu nổi Ngài làm cách nào, nhưng chắc chắn có ngày trong tương lai, khoa học sẽ chứng minh những điều kỳ diệu được ghi chép trong Kinh Thánh.


[1] Sách Phi-ê-rơ Thứ Hai Chương Ba, Câu 8

[2] . Chín Trăm Ba Mươi năm, theo Sách Sáng Thế Kư Chương 5 Câu 5


 

Xem Tiếp: Tin học

 

Tác giả và  người viết | Sự tồn tại và phổ biến | Lịch sử và tiên tri | Luật pháp | Khảo cổ
Khoa học phổ thông | Vật lư | Di truyền | Nhân chủng học | Thời gian | Tin học |
Chương tiếp