Bàn luận: Kinh Thánh

4.3. Kinh Thánh, lịch sử và tiên tri.

          

            Lịch sử bao gồm các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai. Không có một cuốn sách lịch sử nào cho biết chính xác gốc gác, tổ tiên, địa điểm và thời gian h́nh thành của một dân tộc như Kinh Thánh cho biết về dân tộc Do Thái. Mặc dầu Kinh Thánh cho biết về cội nguồn của xă hội loài người nói chung, lịch sử dân tộc Do Thái được ghi chép hết sức tỷ mỷ bởi nó dính liền với chương tŕnh của Đức Chúa Trời  đối với nhân loại: Dân Do-Thái được Ngài chọn ra để viết và lưu truyền Kinh Thánh, đồng thời dọn đường cho Chúa Giê-su giáng trần để cứu chuộc con người khỏi ṿng tội lỗi và sự chết.

            Kinh Thánh không những chính xác về lịch sử nhưng hết sức đặc sắc về tiên tri. Có hơn 300 lời tiên tri nói về Chúa Giê-su đều được ứng nghiệm. Nếu chỉ tính đến 8 lời tiên tri mô tả một cách trực tiếp, rành mạch về chi tiết và thời gian của sự giáng sinh, nơi sinh, về công việc, về cái chết và sự sống lại của Chúa Giê -su, xác suất ứng nghiệm của 8 tiên tri ấy đă là 1/10 17 . (Một trên một trăm triệu tỷ). Xác suất này tương đương với việc  bịt mắt một người và yêu cầu người ấy đến nhặt ra một đồng xu đă được đánh dấu trong số  một trăm triệu tỷ đồng xu rải ra khắp đất nước Việt Nam với chiều dày 60 phân

              Xác suất ứng nghiệm 48 tiên tri là 1/10 157. Nếu chỉ có một tiên tri về Chúa Giê-su không ứng nghiệm, Kinh Thánh sẽ không  thành, nhưng nếu tất cả 300 lời tiên tri đều ứng nghiệm th́ chúng ta nghĩ như thế nào về Cuốn Sách có một không hai này.

             Nói gần gũi hơn là lịch sử người Do Thái. Khoảng 1500 năm trước Công Nguyên, Mô-se, tác giả của năm cuốn sách đầu tiên trong Kinh Thánh đă tiên tri rằng nếu dân Do Thái không vâng lời Đức Chúa Trời, họ sẽ bị đô hộ và mất nước. Quả nhiên, lời tiên tri đó được ứng nghiệm, năm 467 trước Công Nguyên, đế quốc Ba-bi-lon đă chinh phục dân tộc cứng cổ này và mở đầu một giai đoạn lịch sử vô cùng tăm tối và đẫm máu. Không có dân tộc nào trên thế gian bị ghét như dân tộc Do Thái, không có ai phải chịu đựng nhiều chiến tranh như họ. Họ đă nhiều lần bị ngoại bang cai trị, bị bắt đi làm nô lệ và cuối cùng dân tộc Do Thái bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Họ mất nước không chỉ một vài chục, hay trăm năm nhưng 25 thế kỷ.  Trong thời gian bị đi đày, dân Do Thái bị các đế quốc Ba-bi-lon, A-si-ri, Ba Tư. Hi-lạp, La Mă, Tây Ban Nha, Anh và Nga cố gắng đồng hóa hay sát hại. Đỉnh cao của tang thương là Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Hai, Đức Quốc Xă bắt 6 triệu người Do Thái bỏ vào ḷ thiêu sống. Mô-se cũng tiên tri rằng tuy mất nước, Đức Chúa Trời sẽ không để cho họ bị diệt vong và sau một thời gian họ sẽ được quay lại quê cha đất tổ. Sau khi cuộc chiến kết thúc, những người Do Thái sống sót trở về xứ  Pa-lét-xtin và thành lập nước I-xơ-ra-en, ngày  15 tháng Năm, năm 1948, sau 2483,8 năm tản lạc trên khắp các lục địa của Trái Đất. Lời của Tiên Tri E-xê-chiên khoảng 600 năm trước Công Nguyên về việc hồi hương và lập nước của dân Do Thái được ứng nghiệm chính xác đến từng ngày, tháng và năm.[1]

                Kinh Thánh không những chỉ ghi chép sự kiện lịch sử đă qua hoặc tiên tri về dân tộc Do Thái và các dân tộc lân cận, nhưng c̣n tiên tri cả về ngày Tận Thế. Sách Đa-ni-en (Chương 12 Câu 4) cho biết trong ngày cuối cùng: "nhiều kẻ sẽ đi qua đi lại, sự học thức sẽ được thêm lên". Làm sao ông có thể biết rằng ngày nay con người đă có máy bay phản lực, người dân tầm thường cũng đủ sức mua vé máy bay đi thăm người thân cách xa nửa ṿng Trái Đất. Làm sao ông có thể biết rằng sau ông 25 thế kỷ, người ta có máy điện toán làm được hàng tỷ tỷ phép tính trong một giây và am tường về vũ trụ, nguyên tử và tế bào, v.v..,

            Rồi Phi-e-rơ, một Người Đánh Cá ít học trong thời Chúa Giê-su cũng tiên tri rằng: "Ngày của Chúa sẽ đến (bất ngờ) như kẻ trộm. Lúc bấy giờ các tầng trời có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chất đều bị đốt mà tiêu tan, tan chảy, đất cùng mọi công tŕnh trên đó sẽ bị đốt cháy cả." Trong thời ông sống, trong khi người ta dùng tên tẩm dầu để bắn vô đốt thành kẻ thù, làm sao ông biết được rằng hai muơi thế kỷ sau, con người đă chế tạo được bom nguyên tử, khinh khí? Lời tiên tri của ông trở thành hiện thực một phần khi Mỹ bỏ bom xuống Hi-rô-shi-ma năm 1945, một quả bom thôi cũng đă san bằng cả một thành phố lớn, khung bê tông cốt thép, các cầu và đường ray xe lửa thực sự tan chảy thành nước. Trong năm mươi năm qua, nhân loại sống hồi hộp trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân giữa phương Đông và phương Tây. Ngày nay, tuy cuộc chiến tranh lạnh đă kết thúc, nhưng trữ lượng vũ khí hạt nhân Nga, Mỹ, Trung Quốc c̣n tàng trữ cũng đủ làm trái đất nổ tung vài lần. Đến những nước nghèo kém như Bắc Hàn, Ấn Độ, Pa-kít-stan cũng đă ngoi lên thành cường quốc hạt nhân. Ngày cuối cùng của nhân loại mà Phi-ê-rơ nói đến chẳng cách xa chúng ta bao nhiêu.

            Những ai quan tâm đến lịch sử nhân loại trong những ngày cuối cùng không thể coi thường câu nói của một Người Thợ Mộc cách đây 2000 năm: "Có nhiều người sẽ mạo danh Ta đến mà nói rằng: "Ta là Đấng Christ" và sẽ dỗ dành nhiều người. Các ngươi sẽ nghe về giặc và tiếng đồn về giặc, hăy giữ ḿnh, đừng bối rối v́ những sự ấy phải đến song chưa là cuối cùng đâu. Dân này sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia. Nhiều chỗ sẽ có đói kém và động đất, song mọi điều đó chỉ là khởi đầu sự tai hại. Bấy giờ người ta sẽ nộp các ngươi trong sự hoạn nạn và giết đi. Các ngươi sẽ bị mọi dân ghét v́ danh Ta. Khi ấy có nhiều kẻ sẽ sa vào chước cám dỗ, phản nghịch nhau và ghen ghét nhau. Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và dỗ dành lắm kẻ. Lại v́ cớ tội ác sẽ thêm nhiều th́ ḷng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần. Nhưng kẻ nào bền chí cho đến cùng sẽ được cứu. Tin Lành về Nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra cho khắp đất. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến." Người Thợ Mộc ấy là ai? Người ấy chính là Chúa Giê- su và những điều Ngài nói động đến chúng ta ngày hôm nay, hoàn toàn chính xác một cách kỳ lạ với tất cả những ǵ đang xảy ra trên thế gian.

            Chẳng có cách giải thích nào khác ngoài công nhận lịch sử và tiên tri chứng minh cho sự linh thiêng của Lời Hằng Sống được ghi chép trên những trang giấy mà chúng ta gọi là Kinh Thánh.


[1]        a, Lời tiên tri: Ê-xê-chiên tiên tri rằng dân Do Thái sẽ phải đi đầy 430 năm  (Sách Ê-xê-chiên Chương 4 Câu 3 Đến Câu 6), Tiên Tri Giê-rê-mi  tiên tri rằng sau 70 năm họ sẽ được phép trở về quê hương (Sách Giê-rê-mi Chương 25 Câu11), Tiên Tri  Mô-se cảnh cáo nếu họ vẫn không ăn năn, Chúa sẽ phạt  họ thêm 7 lần nữa (Sách Lê-vi Kư Chương 6 Câu 8).

b, Sự ứng nghiệm: Sau khi bị đi đày ở Ba-bi-lon 70 năm, một nhóm nhỏ hồi hương vào mùa xuân năm 536 trước Công Nguyên. Nhưng phần lớn dân Do  Thái vẫn cứng đầu muốn ở lại xứ Ba-bi-lon thịnh vượng.  Do đó,  Chúa gia tăng h́nh phạt thêm 7 lần số thời gian c̣n lại. Vậy thời gian dân Do Thái sẽ bị mất nước kể từ  mùa xuân năm 536 trước CN là (430-70)x7=2520 năm. Lịch Kinh Thánh  có 360 ngày / năm, nếu chuyển sang Dương lịch  (365.35 ngày / năm)  họ sẽ bị mất nước 2520 x360/365.25=2483,8 năm. Sau 2483,8 năm, đúng  ngày 14 tháng Năm năm 1948,  dân Do Thái chính thức thành lập nước I-sơ-ra-en - các lời tiên tri trên đều ứng nghiệm. (để ư: từ năm 1 trước CN đến năm 1 sau CN chỉ có một năm v́ không có năm 0)

Tham khảo trong sách: " Chữ Kư Của Đức Chúa Trời", tác giả Grant Jeffrey, Nhà Xuất Bản Frontier Research. 1996.


Xem Tiếp: Luật pháp

Tác giả và  người viết | Sự tồn tại và phổ biến | Lịch sử và tiên tri | Luật pháp | Khảo cổ
Khoa học phổ thông | Vật lư | Di truyền | Nhân chủng học | Thời gian | Tin học |
Chương tiếp