Bàn luận: Thuyết tiến hóa |
1.9. Thuyết tiến hóa
và nguồn gốc loài người
Bà Giáo sư: Một trong những nơi thú vị nhất của Vườn Bách Thú là chuồng vượn. Chúng thật giống người cả về giải phẫu sinh lư lẫn phong cách sinh hoạt cộng đồng. Chúng c̣n có khả năng bắt chước và dùng que để khều thức ăn nữa. Khoa học đă chứng minh được tổ tiên của loài người là loài vượn. Ông không biết đến Người Vượn Pít -đao, Người Vượn Nê-bra-sca, Người Vượn Gia Va, Người Vượn Bắc Kinh, Người Vượn Đông Phi, Người Vượn Nê-an-đơ-than ... hay sao?
Ông Mục sư: Tôi nhớ chứ. Đối với một con người b́nh thường, những bằng chứng mà "khoa học" đưa ra về Người Vượn cũng đủ chứng minh về Thuyết Tiến Hóa. Trong các sách giáo khoa hay các sơ đồ treo trên tường ở trường học, chúng ta đều thấy h́nh những con vượn giống người sắp xếp từ nhỏ đến lớn, từ lọm khọm đi bằng bốn chân tiến đến đứng thẳng người bằng hai chân, khuôn mặt con trước th́ giống thú, con sau th́ giống người. Con đầu tiên th́ cầm ḥn đá, mấy con ở giữa th́ cầm chiếc gậy và con cuối cùng mặc áo com- lê tay xách lap-top và điện thoại di động...
Phải chăng đó là bằng chứng khoa học hay là sự lừa dối của các nhà khảo cổ cộng với tài năng của các họa sĩ ? Khi một thanh niên quá yêu một cô gái, tất cả cái ǵ anh ta thấy đều gợi ư đến h́nh ảnh của nàng. Một khoa học gia v́ quá tin vào Thuyết Tiến Hóa nên khi t́m thấy một chiếc răng, một mảnh sọ, một chiếc xương hàm, tự nhiên ông sẽ nghĩ ngay đến một loại sinh vật trung gian giữa vượn và người. Thực ra, các mẫu vật đó thuộc hài cốt của một con vượn thuần túy, hoặc thuộc về người hiện đại 100 %, chứ không phải thuộc về cái ǵ nửa vượn nửa người. Xin Bà Giáo sư cùng tôi kiểm nghiệm những ví dụ sau đây:
Năm 1912, Cha-li Đo-sơn (Charles Dawson) phát hiện ra một chiếc sọ dừa và một hàm răng ở Pít-đao (Piltdown), nước Anh. Chiếc sọ thật giống sọ người, hàm th́ giống hàm vượn và những chiếc răng lại giống răng người. Các nhà "khoa học"Anh Quốc tuyên bố rằng đây là loài "Eoathropus Dawsoni", chúng ta gọi là Người Vượn Pít-đao, tổ tiên loài người sống cách đây nửa triệu năm. 500 cuốn sách được viết về vị anh hùng này. Năm 1950 khoa học đă phát hiện ra đây là một sự lừa dối: Có người đă lấy một sọ người và một hàm răng vượn, lấy dũa dũa những chiếc răng cho giống răng người. Sau đó , hắn nhúng tất cả vào trong hóa chất để chúng có vẻ cũ kỹ rồi chôn xuống điạ điểm khai quật. Suốt 50 năm trời các nhà Tiến Hóa Học bị lừa v́ họ muốn thấy điều ḿnh đang tin và chẳng muốn tin điều ḿnh đang thấy.
Năm 1922 Tiến sĩ Ôs-bon (H. Osborn) đưa ra một chiếc răng phát hiện được ở Nê-bra-sca (Nebrasca) và quả quyết rằng đây thuộc về Người Vượn, tên khoa học là Hesperothecus, hay Người Vượn Nê-bra-sca. Năm 1922, tờ báo Illustrated London đăng bức chân dung của anh chàng Người Vượn này cùng với công cụ lao động thô sơ. Tất cả đều do trí tưởng tượng dựa trên sự phát hiện một chiếc răng. Vài năm sau, ở địa điểm khai quật kia người ta đă t́m thấy thêm vài chiếc xương nữa và biết rằng chiếc răng của Người Vượn Nê-bra-sca chính là chiếc răng heo 100%.
Vào khoảng năm 1930, một chiếc hàm hóa thạch và vài chiếc răng được khám phá ở Ấn Độ. Người ta đặt tên cho nó là Người Vượn Ra-ma-pi-the-cus. Sau này, người ta chứng minh nó thuộc về thi hài của một loài vượn màu da cam hiện đại (Orangutan). Gần đây, người ta t́m thấy ở làng Orce, Tây Ban Nha một chiếc sọ, họ cho đây là sọ của Người Vượn cổ xưa nhất ở Châu Âu và đặt tên nó là Người Vượn Oóc. Cuối cùng, những nhà bác học Pháp đă khẳng định đây là sọ của một con lừa con chưa đầy 1tuổi.
Trước đó , người ta t́m được vài chiếc sọ, hàm và răng ở gần Bắc Kinh. Họ dựng lên mô h́nh Người Vượn Bắc Kinh. Trong Thế Chiến Lần Thứ Hai, những bảo vật đó đă bị biến mất. Nhiều nhà Nhân Chủng Học cho rằng đây là những con vật thuộc loài vượn bị săn và ăn thịt bởi con người hiện đại.
Tiến sĩ Đu-bôi (Đubois) đưa ra một mô h́nh được dựng nên bởi các hóa thạch t́m thấy ở Gia-va. Các Nhà Tiến Hóa Học gọi nó là Người Vượn Gia-va. Các thành phần của hóa thạch là một chiếc xương ống chân, một chiếc sọ và ba chiếc răng được phát giác ở những địa điểm cách nhau 15 m trong ṿng một năm. Ông Đu-bôi giấu diếm một sự thật là cũng t́m thấy sọ của người hiện đại bên cạnh hài cốt Người Vượn Gia-va. Cuối đời, ông đă thay đổi ư kiến và công nhận đây là hài cốt của một con vượn lớn chứ không phải là Người Vượn đang tiến hóa đâu.
Năm 1924 và năm 1959, hai Tiến Sĩ Đát và Lích-ki (R. Dart và Leaky) t́m thấy những hóa thạch của một loài rất giống khỉ, nhưng răng giống ngựi. Họ đặt tên cho nó là Australopithecus (Người Vượn Phía Nam) và Zinjanthropus (Người Vượn Đông Phi). Nhiều Nhà Tiến Hóa Học không đồng ư giả thiết ấy, nhưng những con vật này vẫn được đưa vào trường học và sách giáo khoa. Ít người biết rằng mẫu Người Vượn này được dựng nên từ vài cái sọ, vài chục xương hàm và hàng trăm chiếc răng t́m được ở các hang động Châu Phi. Ai dám chắc rằng chúng xuất phát từ một hay nhiều cá thể?
Năm 1973, Tiến Sĩ Giô-han-sơn (D. Johanson) t́m thấy những hóa thạch ở Ê-thi-ô-pi. Ông ta đặt tên cho sinh vật này Australopithecus Afarensis. Ông c̣n đưa ra một mẫu vật "phụ nữ" được bảo toàn 40% và đặt tên cho cô ta là Lu-si. Lu-si có khuôn mặt khỉ, hàm răng khỉ và óc khỉ, nhưng lại đi thẳng bằng hai chân. Như vậy, Lu-si chính là một loài đang trên con đường tiến hóa thành người. Ít người biết đến Lu-si được dựng lên từ nhiều khúc xương từ các các thể khác nhau. Để chứng minh là Lu-si đi thẳng người, họ lắp cho cô ta một mảnh xương đầu gối t́m thấy được ở một địa điểm cách xa đó 3 km và thấp hơn 60 m. Phải chăng Lu-si bị sư tử ăn thịt ở địa điểm thứ nhất rồi các con chó hoang tha phần xác c̣n lại của cô đến địa điểm thứ hai?
Nhiều khi người ta t́m thấy xương người hiện đại ở tầng đất thấp hơn, cổ xưa hơn tầng đất chứa xương " Người Vượn ". Có trường hợp người ta t́m thấy xương Người Vượn cùng một chỗ với xương người thật. Điều đó chứng tỏ người thật c̣n sống trước Người Vượn hay cùng sống một thời. Tất nhiên, ít Nhà Khoa Học thực thà biết đến chuyện này và các Nhà Khảo Cổ chẳng dại ǵ mà nói ra.
Tất cả khối năo cuả Người Vượn khoảng 400 đến 600 cm3 cùng lắm là 1000 cm3 trừ Người Vượn Nê-an-đê-than và Crô-mác-nôn có bộ năo lớn như bộ năo người 1300 đến 1600 cm3.
Năm 1860, một vài chi thể hóa thạch được t́m thấy ở thung lũng Nê-an-đơ-than, nước Đức. Dần dần, người ta cũng t́m thấy những hóa thạch tương tự ở Châu Âu, Châu Phi và Châu Á, đặc biệt hoá thạch t́m thấy ở Pháp được bảo toàn khá trọn vẹn. Các Nhà Tiến Hóa Học gọi nhóm này là Người Vượn Nê-an-đơ-than. Loại người vượn này có tŕnh độ văn hóa cao, biết chế tạo công cụ và vũ khí, biết chôn người chết như chúng ta. Họ lại có tôn giáo nữa. Bộ óc họ cũng lớn như bộ óc chúng ta. Hóa thạch ở Pháp có vẻ hơi gù, chứng tỏ anh ta đi lom khom như vượn. Vậy các Nhà Tiến Hóa Học tuyên bố rằng đây là vị tiền bối gần nhất của loài người, mắt xích liên kết giữa loài người và loài vượn. Tuy nhiên, có một khả năng giải thích khác mà một số Nhà Khoa Học, đứng đầu là Tiến Sĩ Vơ-châu (D. Virchow) cho rằng nhóm người này là những người hiện đại như chúng ta sống cách đây vài ngàn năm trong những điều kiện khắc khổ. Xác người t́m thấy ở Pháp đi ḷng kḥng bởi anh ta bị bệnh thấp khớp, cũng như tất cả những cá nhân người Nê-an-đơ-than khác đều mắc bệnh c̣i xương v́ thiếu vi-ta-min D. Kiểm nghiệm xương và răng của các mẫu vật đă khẳng định ư kiến của Tiến Sĩ Vơ-châu.
Bà thấy không? Các Nhà Khoa Học nói chung đều là người đáng kính trọng, đáng khâm phục. Tuy nhiên, là con người, họ không thể tránh khỏi bị nhầm lẫn, cho dù dày công và thực ḷng trong quá tŕnh t́m ṭi nghiên cứu, mong t́m được một câu trả lời thỏa đáng. Trong nhiều trường hợp như đă kể trên, v́ quá tin vào Thuyết Tiến Hóa mà một số vị bị lưà dối hoặc thậm chí trở nên những người lừa dối trắng trợn. Họ không c̣n là các Khoa Học Gia nữa mà là "khoa học giả". Sau khi đem hết giả thiết này đến giả thiết kia dưới danh nghĩa "Khoa Học", họ vẫn không thể giải thích được sự h́nh thành của nguyên tử, điện tử và hạt nhân, sự biến đổi từ chất vô sinh thành tế bào sống, từ vật chất bất động sang cơ thể năng động, từ thế giới vô tri sang thế giới hữu tri, có cảm giác, phản xạ, bản năng sinh lư phức tạp. Cuối cùng, giữa thế giới động vật cao cấp nhất và con người có một khoảng cách xa vời mà Thuyết Tiến Hóa không có cách nào thiết lập được một nhịp cầu móc nối: như sức sáng tạo, khả năng làm chủ thiên nhiên, về linh hồn, lương tâm, lư trí, ngôn ngữ, và tín ngưỡng, v.v...
Nhiều người biết sự sai lầm của Thuyết Tiến Hóa, song v́ áp lực của viện nghiên cứu, của đồng nghiệp nên đành phải đi ngược với lương tâm, thực hành sách lược “không nghe, không thấy, không nói” cho qua chuyện.
Trong khi Thuyết Tiến Hóa thất bại trong việc giải thích nguồn gốc của sự sống, Thuyết Tạo Hóa đem lại cho những người yêu mến sự thật và yêu thích khoa học một câu trả lời chắc chắc, hợp lư và thoả ḷng.
Nguyện vọng của Vua Khỉ
Louie
“Bạn nhỏ ơi
Hăy đánh đổi với tôi...
Ngọn lửa hồng trong tay bạn
là những ǵ mà tôi mong muốn,
để giấc mơ trở thành sự thật
Hãy cho tôi biết những bí mật,
Mách tôi biết việc mình phải làm.
Cho tôi sức mạnh ngọn lửa hồng,
Để có thể giống người như bạn.
Bạn nhỏ ơi!
Tôi muốn được như bạn
nói như bạn, đi như bạn
Đây là sự thật:
Làm sao con thú như tôi
Có thể học làm người như bạn
Cũng như con người như bạn
Có thể học làm con thú như tôi”
Tựa theo phim “Sách Rừng Xanh” - “The Jungle Book”
Xem tiếp: Đấng Tạo Hóa
Thuyết Đác uyn |
Nhiệt Động lực | Cơ học |
Toán học |
Sinh học Di truyền học| Địa chất | Khảo cổ học | Nguồn gốc loài người | Chương tiếp |