Bàn luận: Thuyết tiến hóa

1.4. Thuyết Tiến hóa và Toán học

Bà Giáo sư: Ông cứ nói “Đấng Tạo Hóa” làm cho tôi khó chịu lắm. Làm ǵ có Đấng nào khác ngoài thiên nhiên. Chúng ta có thể gọi “Mẹ Thiên Nhiên”đi.

Ông Mục sư: Thử hỏi “Mẹ Thiên Nhiên” cần phải có bao nhiêu thời gian để mày ṃ thí nghiệm và khám phá một sự sắp xếp thích hợp giữa các bộ phận của một cơ thể con người, hầu cho các bộ phận ấy có thể hoạt động hài ḥa với nhau theo mô h́nh "tổ hợp tối thiểu"?

             Bà Giáo sư: Lâu lắm. Chính v́ vậy mà “Mẹ Thiên Nhiên” cần đến 3,5 tỷ năm để sinh vật tiến hóa thành con người ngày nay.

             Ông Mục sư: 3,5 năm hay 30 tỷ năm cũng chưa đủ đâu. Bà hăy kiên nhẫn để cùng tôi tính toán xác suất thành công của việc lắp ráp một Tổ Hợp Tối Thiểu. Nếu Tổ Hợp Tối Thiểu chỉ có hai thành phần (a,b), chúng ta chỉ có 1x2= 2 khả năng (ab, ba) liên kết. Nếu có 3 thành phần (a,b,c) , chúng ta có 1x2x3= 6 khả năng liên kết (abc, acb, bac, bca, cab, cba) và xác suất t́m ra khả năng liên kết thích hợp là 1/6.

Xin Bà hăy xem chiếc kính lăo này đi. Nó gồm có 2 gọng, 2 chốt bản lề, 2 mắt kính và một khung kính,  tổng cộng 7 thành phần. Khả năng kết hợp của các thành phần ấy với nhau là 1x2x3x4x5x6x7= 7! (giai thừa 7) Tức là có 5040 khả năng sắp xếp các thành phần ấy lại với nhau với xác suất t́m ra một cách sắp xếp hợp lư là 1/5040. Tất  nhiên, tôi đă đơn giản hóa vấn đề cho các thành phần được thiết kế thích hợp sẵn để thợ lắp kính khỏi phải mày ṃ gọt dũa. Người thiết kế chiếc kính này chỉ cần lắp một lần là xong. C̣n người man di mọi rợ nhất, từ trước đến nay chưa bao giờ nh́n thấy một cái kính nào phải cần bao nhiêu thời gian? Nếu mỗi phút có thể thí nghiệm một lần th́ anh ta cần có 5040 phút, tức 84 ngày làm việc liên tục. Nếu đưa cho con khỉ làm việc ấy th́ cả triệu năm cũng không đủ thời gian.

                Chúng ta hăy thử t́m cách lắp một bộ xương người một cách t́nh cờ. Bộ xương người, gồm có 200 chiếc xương riêng rẽ với kích thước, h́nh thù khác nhau. Chúng được gắn bó và cộng tác với nhau nhằm mục đích trên hết là làm khung cho cơ thể con người. Chúng ta hăy đổ 200 chiếc xương vào trong một chiếc hộp lớn của “chiếc máy lắp xương” làm việc theo nguyên tắc "lúc lắc rồi đổ ra" (như chơi súc sắc). Vậy chiếc máy đó phải lắc rồi đổ ra bao nhiêu lần để chúng ta có được một bộ xương người hoàn chỉnh hoạt động đúng chức năng của từng bộ phận nói riêng và của cả cơ thể con người nói chung?

skeleton[1]

Vậy nếu cơ thể có 200 chiếc xương, chúng ta có 200! khả năng liên kết[1] . Xác suất t́m ra khả năng kiên kết thích hợp là 1/200! (một phần giai thừa 200) Bà có biết giai thừa 200 là bao nhiêu không: 10375  tức số mười với 375 số không đứng đằng sau.  Khả năng t́m được một sự liên kết thích hợp là 1/10375, tương đương với  zê-rô tuyệt đối.

             Giả sử chiếc máy lắp xương của chúng ta lắc một lần trong một giây, th́ từ thời nguyên thủy của vũ trụ cho đến nay (theo giả thiết khoa học khoảng 30 tỷ năm), máy lắp xương của chúng ta mới lắc được 1018 lần. Chúng ta c̣n phải lắc 10375-18  = 10357 lần nữa mới t́m ra được một hệ xương hợp lư cho cơ thể chúng ta. Nếu chiếc máy lắp xương có thể lắc 1 tỷ lần trong một giây, th́ kể từ thủa ban đầu  của vụ trụ đến nay nó mới lắc được 109x 1018 =1027, nó vẫn c̣n phải lắc 10330 lần nữa.

             Chúng ta thấy rằng xác suất "trúng số" theo cách đột biến, t́nh cờ để lắp đúng một hệ thống  200 khúc xương trong bộ xương con người là con số không. Ấy là chưa nói đến những chi thể phức tạp hơn như con mắt, bộ năo hay hệ DNA trong mỗi một tế bào. Dù thiên nhiên có mày ṃ thí nghiệm, kiên nhẫn mấy chăng nữa, xác suất Toán Học và tuổi của Trái Đất cũng không cho phép điều đó xảy ra.


 

[1] ("!" là kư hiệu giai thừa. Giai thừa 200 =1x2x3x...x199x200)


Xem Tiếp: Sinh học

 
Thuyết Đác uyn | Nhiệt Động lực | Cơ học | Toán học | Sinh học
Di truyền học| Địa chất | Khảo cổ học | Nguồn gốc loài người |
Chương tiếp