Bàn luận: Thuyết tiến hóa

1.8. Thuyết tiến hóa và khảo cổ học.

           

Bà Giáo sư: Nếu Ông đi thăm các viện bảo tàng, Ông sẽ thấy nhiều hóa thạch  của những con vật sống thời tiền sử, nay đă bị diệt vong. Khoa Học dùng hóa thạch để định tuổi tầng đất cũng như chứng minh cho sự tiến hóa từ loài này sang loài kia.  Ví dụ như hóa thạch của con chim nguyên thủy Archaeopteryx, hay những con ngựa cổ đại, v.v...

            Ông Mục sư: Các hóa thạch là những vũ khí hùng mạnh trong tay các nhà Tiến Hóa Học. Khi đi xem Viện Bảo Tàng Khảo Cổ Học, chúng ta thấy đầy những xương thú và mô h́nh khủng long rất đáng khâm phục. Sau khi xem các bằng chứng "có vẻ hiển nhiên ấy", người ta nghĩ rằng Thuyết Tiến Hóa  đang nắm phần thắng trong tay.

            Theo Thuyết Đác -uyn, tất cả mọi sinh vật đều được tiến hóa từ các loài thấp hơn. Ông ta đinh ninh rằng sớm muộn ǵ các Nhà Khảo Cổ Học cũng sẽ t́m ra vô số các hóa thạch trung gian giữa loài này loài kia. Ông c̣n tuyên bố chắc chắn: " Học thuyết của tôi sẽ bị sụp đổ nếu người ta có thể t́m thấy một loài vật cấp cao nào đang tồn tại ngày nay mà không được tiến hóa từ các dạng trước nó qua nhiều sự biến đổi  dần dần[1]".  Tuy nhiên, sau gần hai thế kỷ t́m ṭi, chẳng ai t́m ra được ǵ để chứng minh  sự tồn tại của các loài vật trung gian. Tất cả các hóa thạch đều thể hiện sự hoàn hảo đặc trưng cho cuộc sống của từng loài. Các Nhà Khoa Học ngày nay chẳng ai muốn nhắc đến sự ngộ nhận của Đác-uyn nữa.           

            Dựa theo vị trí các hóa thạch, các Nhà Tiến Hóa  Học xây dựng một "cột biểu đồ địa chất" để chia các lớp đất ra nhiều thế hệ, giai đoạn tương ứng với thời gian. Ví dụ như Thời Trước Cam-bri (Thời Các Tảo Thanh, Các Vi Khuẩn), Thời Cam-bri (Động Vật Không Xương Sống) ... Thời Giu-ra-sic (Khủng Long) , v.v...

            Khi đào sâu xuống, người ta thấy lớp dưới cùng là vỏ trái đất, hoàn toàn không có hoá thạch. Trên đó là lớp đất "Trước Thời Cam-bri", người ta t́m thấy một số hóa thạch của các sinh vật sơ khởi, tế bào đơn sống cách đây 3,5 tỷ năm theo các Nhà Tiến Hóa Học. Giữa hai giai đoạn 3,5 tỷ năm và 600 triệu năm có một khoảng trống khổng lồ về thời gian, nhưng người ta không thể t́m thấy hóa thạch trung gian giữa các sinh vật của hai thời đại. Tiếp theo là lớp đất Thời Cam-bri, người ta t́m thấy vô số hóa thạch của động vật không xương sống như sao biển, sứa, bạch tuộc, san hô, bọ ba thùy, giun, v.v... sống cách đây 600 triệu năm.  Dường như các con vật Thời Cam-ri tự nhiên xuất hiện một cách đột ngột và xuất hiện trong trạng thái trưởng thành hoàn hảo rồi. Tất cả các hóa thạch Thời Cam-bri đều có cơ cấu phát triển cao và phức tạp như những con vật tương tự ngày nay. Lấy ví dụ mắt của con bọ ba thùy có hai thấu kính (so với mắt người có một thấu kính), nhờ vậy nó có thể nh́n dưới nước và trong không khí với h́nh ảnh rơ ràng được. Chưa ai có thể t́m thấy dạng chuyển tiếp trước nó.

            Một thực tế không ai có thể chối căi được là các hóa thạch t́m được đều chỉ ra mức độ trưởng thành toàn diện của từng con vật, chứ không có con vật nào đang trên con đường tiến hóa.  Mặt khác, người ta không thể t́m ra các loài trung gian giữa loài này và loài kia để chứng minh cho sự tiến hóa. Nan đề đó được gọi là "Missing links" hay những mắt xích bị mất. Người ta không thể t́m thấy các hóa thạch trung gian giưă động vật không xương sống và cá, giữa cá và ḅ sát, giữa ḅ sát và chim, thú, giữa thú sống trên đất liền và thú sống dưới nước. Với sự phong phú của thế giới sinh vật và số lượng hóa thạch đă được t́m thấy, đáng lẽ các dạng chuyển tiếp có thể được phát giác cỡ hàng trăm ngàn, triệu mẫu vật một cách dễ dàng. Nhưng thực tế không như vậy. Người ta không t́m thấy một sinh vật vừa có chân đằng trước vừa có vây đằng sau, hoặc trên một cái vây có mấy ngón chân để nói rằng nó đang trên đường tiến hóa từ loài cá sang loài ếch nhái.          

Các Nhà Tiến Hóa  cho rằng hóa thạch của con Archaeopteryx là mắt xích liên hệ giữa ḅ sát và chim. Giữa loài ḅ sát và con chim tiền sử này có một thế giới cách biệt. Trước đây có những con ḅ sát biết bay, nhưng cánh của nó là màng da nối liền các chân với nhau. C̣n con vật này có lông chim, có cánh và bay lượn như chim thật. V́ nó có móng trên cánh mà các Nhà Tiến Hóa  cho rằng nó mang tính chất của loài ḅ sát. Ngày nay, người ta biết đến hai loài hiện đại thực sự là chim 100% nhưng có móng trên đầu cánh (Chim Hoatzin ở Nam Mỹ và chim Touraco ở Châu Phi). Ngay con chim đà điểu cũng có móng nhọn ở đầu cánh nhưng không ai gọi nó là dạng trung gian giữa ḅ sát và chim.

http://confrontingcreation.files.wordpress.com/2011/07/34-27-archaeopteryx-l.jpg chicken with wing claws

(Chim cổ Archeoprtyx và Gà có móng trên cánh ở Nam Mỹ -vnexpress)

Điều hơi khác thường về con chim tiền sử này là nó có răng trong khi chim hiện đại không có răng. (Thực ra một số loài ngỗng có răng nhỏ). Tuy nhiên, người ta không thể t́m thấy một ḅ sát trung gian đang bị mất dần răng trong quá tŕnh tiến hóa hoặc t́m thấy một hoá thạch của một loài nửa có lông nửa có vảy. Có một cách giải thích dễ dàng chấp nhận rằng trước đây tồn tại cả loài chim có răng và loài chim không răng cũng như có loài cá, ếch nhái và ḅ sát có răng và không răng vậy. Hầu hết các loài cá và rắn đẻ trứng, nhưng một số trường hợp đẻ con - chẳng ai dám nói chúng là loại nửa cá nửa thú hay nửa rắn nửa thú. Tất cả các loài thú đều đẻ con nhưng con thú mỏ vịt lại đẻ trứng. V́ nó có lông thú và cho con bú nên chẳng ai xếp nó vào loài chim hay ḅ sát cả. Cũng vậy, con chim tiền sử là một con chim thực sự như bất cứ loài chim khác nhưng hơi dị dạng v́ có răng mà thôi.

            Bà Giáo sư: Trong thiên nhiên có một quy luật là cá nhân nào mạnh, nó sẽ tồn tại. Ví dụ trong các con hươu tiền sử ở Châu Phi, có con v́ đột biến mà có cổ hơi cao hơn đồng loại. Nhờ vậy, nó có thể hái nhiều lá hơn ở tầm cao để ăn và sẽ sống sót qua mùa hạn hán. Dần dần, con cháu của nó trở nên loài hươu cao cổ. Cũng vậy, trong loài ngựa tiền sử có con sinh ra thiếu một ngón chân. Từ đó xuất hiện loài ngựa bốn ngón chân. Rồi trong loài ngựa có bốn ngón chân có con sinh ra chỉ có ba ngón chân. Hàng triệu năm trôi qua, một sự đột biến di truyền nữa lại khiến một con ngựa sinh ra chỉ có hai ngón chân. Càng ít ngón chân hơn th́ con ngựa càng chạy nhanh hơn và càng có khả năng sống sót trong khi đồng loại nó bị thú dữ ăn thịt. Dần dần, hàng trăm triệu năm trôi qua, con ngựa tiền sử có năm ngón chân trở nên con ngựa hiện đại có một ngón chân.          

            Ông Mục sư: Nhưng các nhà khảo cổ chưa bao giờ t́m được hóa thạch nào đáng gọi là của tiền thân con hươu cao cổ. Nếu chỉ có con hươu cao cổ cổ cao mới có đủ ăn và tồn tại th́ các con của nó trong tuổi thiếu nhi và thiếu niên, cổ chưa đủ cao th́ sao?  C̣n các con hươu nai khác loài, ngựa vằn, trâu, ḅ sống cùng thời đó, chẳng lẽ chúng bị chết hết v́ thiếu ăn?          

            C̣n về sự tiến hóa của loài ngựa, các Nhà Tiến Hóa Học đem ra 4 hoá thạch của bốn con vật: Con thứ nhất có năm ngón chân, con thứ hai có 4 ngón chân, con thứ ba có 3 ngón chân, con thứ tư có 2 ngón chân, Và con ngựa hiện  đại có một ngón chân. Như vậy, chúng ta đă có bằng chứng về sự biến đổi dần dần từ con này sang con kia. Không ai có thể chứng minh được con có một ngón chân chạy nhanh hơn con có nhiều móng chân. Thêm vào đó, điều mà họ không muốn nhắc đến là sự bất thường trong hệ thống các bộ xương sườn. Con thứ nhất có 18 đôi xương sườn, con thứ hai có 15 đôi, con thứ ba có 19 đôi và con thứ tư có 18 đôi như con đầu tiên. Nếu nghiên cứu sự biến đổi của tầm vóc và các hàm răng, người ta cũng thấy sự bất thường không thể giải thích được. Thực ra, con đầu tiên thuộc họ Hyax (một loài chồn) nhiều hơn là họ ngựa.

Bên cạnh việc không thể t́m thấy các dạng trung gian  trong số các hóa thạch đă được đào lên, các Nhà Tiến Hóa Học cũng không thể giải thích được hiện tượng các "hóa thạch sống". Hóa thạch sống là những con vật c̣n sống ngày nay, nhưng dấu vết của nó xuất hiện một cách liên tục hay gián đoạn trong tất cả các tầng đất. Có ba loại "hóa thạch sống":

Loại thứ nhất là những sinh vật không hề biến đổi trong quá tŕnh lịch sử, ví dụ như bọt biển, ḅ cạp, cá mập, cá đuối, rùa,  v.v...V́ sao các loài khác "tiến hóa" qua rất nhiều dạng, đạt đến mức siêu đẳng như con người, c̣n nhóm này lại không?

             Loại "hóa thạch sống" thứ hai là những sinh vật có mặt trong thời tiền sử, nhưng vắng bóng một thời gian dài trong lớp đất khảo cổ thuộc các giai đoạn trung gian, nay lại vẫn c̣n sống, không hề thay đổi một chi tiết sinh lư nào cả. Ví dụ như loài Coelocanthes, Depidocaris, Huchisoniela, v.v... (Xin lỗi bạn đọc v́ không có tên thích ứng trong tiếng Việt, nên phải dùng tên khoa học, đây là một số sinh vật thân mềm và có vỏ).  Phải chăng chúng đă bị diệt chủng hoàn toàn trong "mấy trăm triệu "năm, rồi trong một hoàn cảnh thuận lợi nào đó có loài nào đơn giản hơn "tiến hóa lên", hay có loài nào phức tạp hơn "thoái hoá trở lại" để chúng ta thấy những sinh vật ấy ngày hôm nay?

             Loại "hóa thạch sống" thứ ba là những con vật được liệt kê là sinh vật trung gian. Theo lư thuyết, chúng đă bị diệt chủng lâu rồi sau khi tiến hóa thành loài mới. Tuy nhiên, các loài đó lại mới được phát hiện ra, đang c̣n sống trong thời đại chúng ta. Chúng có cùng cơ chế và chức năng giống hệt như các hóa thạch của nó trước đây, hoàn toàn đầy đủ các chi thể, trưởng thành, đủ thích nghi với cách sống  riêng của nó. Một điều chắc chắn là chúng chẳng phải "một mắt xích bị mất" giữa hai loài như người ta lầm tưởng. Ví dụ như loài Neopilina Galathae, một sinh vật thân mềm t́m thấy ở độ sâu 3500 m ở Vịnh Mễ Tây Cơ mà các Nhà Tiến Hóa trước đây cho rằng nó là tổ tiên của loài mực và bạch tuộc, đă bị diệt chủng cách đây 280 triệu năm.

             Sự có mặt của các "hóa thạch sống" như một chiếc xương mắc trong cổ họng của Thuyết Tiến Hóa, nuốt không được mà nhổ không ra. Ước ǵ những con vật này chết quách đi cho yên chuyện.



 

[1] http://www.thedarwinpapers.com/oldsite/number5/darwin5.htm


 

Xem tiếp: Nguồn gốc loài người

 
Thuyết Đác uyn | Nhiệt Động lực | Cơ học | Toán học | Sinh học
Di truyền học| Địa chất | Khảo cổ học | Nguồn gốc loài người |
Chương tiếp