Bàn luận: Thuyết tiến hóa

Chiếc Bô-ing 747 khổng lồ vừa cất cánh khỏi phi trường Sít-ni, Úc -Đại-Lợi.  Có hai người hành khách lịch sự ngồi cạnh nhau. Một người đang đọc một tập san khoa học bóng nhoáng, ngoài b́a có h́nh ảnh tàu "con thoi" đang khởi hành bay vào vũ trụ. C̣n người kia đang đọc quyển Kinh Thánh đă sờn gáy. Người thứ nhất là một Nữ  Giáo Sư đang trên đường đi thuyết tŕnh ở các trường đại học tại Hoa Kỳ, người thứ hai là một Mục Sư. Sau nửa giờ yên lặng, đột nhiên người Nữ Giáo Sư quay sang ông Mục Sư cất giọng mỉa mai: "Tôn giáo các ông chẳng có ǵ gọi là Khoa Học, các ông chỉ có Niềm Tin thôi". Ông Mục Sư mỉm cười khiêm tốn. Thật đáng buồn, Bà ta không ngờ rằng Ông cũng là người đam mê Khoa Học, từ trước khi dâng ḿnh phục vụ Chúa.

Ông Mục sư: Thực ra con người ai cũng phải có Niềm Tin. Nhà Hàng Hải Cô-lôm-bô nhờ tin Trái Đất tṛn mới dám đi thám hiểm và phát hiện ra Châu Mỹ.  Bản thân Bà cũng phải tin chiếc máy bay này có khả năng bay an toàn và phi công đủ tŕnh độ mới dám lên đây ngồi phải không? Là Nhà Khoa Học, Bà phải dùng Thuyết Tiến Hóa để giải thích nguồn gốc mọi sinh vật trên thế gian này. Thực ra Thuyết Tiến Hóa là một giả thuyết dựa trên Niềm Tin hơn là cơ sở Khoa Học. Có đúng vậy không?

 

1. Thuyết Tiến Hóa Là Ǵ?

             Bà Giáo sư: Thuyết Tiến Hóa là một giả thuyết dùng để giải thích nguồn gốc sinh vật trên thế gian. Theo thuyết ấy người ta nói rằng: cách đây 3,5 tỷ năm trên quả đất không có sự sống. Một ngày kia, có một số chất hóa học trong đại dương do ngẫu nhiên  kết hợp lại với nhau, tạo lập tế bào sống đầu tiên. Sau đó, một tế bào đơn biến thành tế bào kép, tế bào kép biến thành loài vật không xương sống phức tạp hơn như con bọ ba thùy, con sứa, con giun, v.v…. Rồi một loài không xương sống tồn  tại qua sự biến đổi môi trường khắc nghiệt, tiến hóa thành loài có xương sống như loài cá. Tiếp đó, loài cá trở thành loài ếch nhái, ḅ sát, chim và thú. Cuối cùng, một loài thú cao đẳng biến đổi dần dần thành loài người. Bản thân con người cũng đang ở trên con đường tiến hóa lên một loài siêu đẳng hơn.

philotr1

Tất cả xảy ra qua quá tŕnh đột biến, một cách t́nh cờ và chọn lọc tự nhiên. Con nào khỏe, con ấy sống, chứ chẳng do Đấng nào  tạo ra hay nuôi dưỡng chúng cả. Đây là khoa học chính xác chứ không phải tín ngưỡng mà những người như các ông lợi dụng để giấu diếm sự dốt nát của ḿnh v.v....

              Ông Mục Sư: Có một em bé hồn nhiên hỏi mẹ: "Mẹ ơi, con từ đâu đến đây?" Người mẹ v́ bận bịu trong lúc làm bếp nên trả lời qua loa: "À, con c̣ đem con lại cho mẹ đấy!" Cu Tư lại hỏi tiếp: "Thế th́ mẹ từ đâu đến đây?". Người mẹ thản nhiên trả lời: "Th́ cũng có một con c̣ đem mẹ tới cho bà ngoại!". "Vậy bà ngoại đến từ đâu?". Biết ḿnh đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan nên ngựi mẹ liền chỉ tay vô trong pḥng khách: "Con chạy ra hỏi bà ngoại đi. "Tư vâng lời, vừa chạy vừa hỏi:  "Bà ơi, bà từ đâu đến đây? Ai đem bà đến cho bà cố?" Tội nghiệp bà cụ già nghễng ngăng, mờ mắt không lẽ lại phải vắt óc t́m cách giải thích về sinh lư con người cho đứa trẻ 5 tuổi. Bà liền nghiêm giọng: "Ngày xửa ngày xưa có một con c̣ đem các em bé đi phân phát cho các bà mẹ. May mắn sao bà cũng là một trong các em bé ấy, và con c̣ đem bà đến đặt vô ḷng bà cố." Cu Tư thỏa măn với sự ṭ ṃ và không c̣n hỏi thêm nữa. Chắc chắn khi nó lớn lên, nó sẽ dùng cách này để giải thích lại cho thế hệ tiếp theo về nguồn gốc của trẻ em.

                Con c̣ là cách giải thích tốt nhất, hợp lư nhất cho con nít để khỏi phải nhắc đến các chi tiết dây mơ rễ má, đă khó giải thích lại gây mắc cỡ nữa. Mặc dù chẳng có chút ǵ là sự thực, nhưng tất cả mọi người đều chấp nhận câu chuyện khôi hài trên và sử dụng nó trong cuộc sống. Giả sử có em bé nào có tính hiếu kỳ bất thường và thích  t́m hiểu cho đến nơi đến chốn, nó có thể hỏi: "Thế th́ con c̣ lấy các em bé từ đâu? Bản thân các con c̣, ai đem chúng đến đây?" Chắc chắn cu cậu sẽ bị người lớn quở mắng: "Hỏi ǵ mà hỏi lắm thế!".

Câu chuyện về Thuyết Tiến Hóa cũng vậy. Đây là cách giải thích hết sức phổ thông, nhanh gọn để thỏa măn trí ṭ ṃ về nguồn gốc vũ trụ, sinh vật và loài người. Nếu có ai muốn đi sâu hơn để t́m  kiếm lẽ thật, người ấy sẽ phát giác ra biết bao nhiêu mâu thuẫn mà Thuyết Tiến Hóa không có cách nào giải thích nổi. Trước tiên là Thuyết Tiến Hóa không thỏa măn các định luật khoa học, và sau đó tuổi Trái Đất không đủ để loài này biến thành loài kia. Sau đây là một số bằng chứng.


 Xem Tiếp:  Nhiệt Động lực

 
 
Thuyết Đác uyn | Nhiệt Động lực | Cơ học | Toán học | Sinh học
Di truyền học| Địa chất | Khảo cổ học | Nguồn gốc loài người |
Chương tiếp