Bàn luận : Con người |
Niềm Tin, Tín Ngưỡng
Con người hơn con vật về tín ngưỡng: tín là tin, ngưỡng là thờ. Niềm Tin là sự chắc chắn điều ḿnh không thể thấy bằng năm giác quan. Thờ phượng là sự tuân phục một đối tượng vĩ đại hơn ḿnh. Đó là khả năng đặc biệt mà Đấng Sáng Tạo đă ban cho con người để chúng ta có thể liên hệ, tương giao với Ngài.
Từ điển tất cả các ngôn ngữ của loài người đều có danh từ Đức Chúa Trời, Thiên Chúa, Đức Chúa Trời hay Ông Trời. Từ người da den Châu Phi đến người da vàng Châu Á, từ ngựi vô học ngoài rừng đến các bác sĩ trong bệnh viện, ai cũng có Niềm Tin và đối tượng thờ phượng. Ngay một nhà du hành vũ trụ sau chuyến bay lên Mặt Trăng đă phát biểu rằng bây giờ ông cảm thấy ḿnh gần với Đức Chúa Trời hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, con người sử dụng Niềm Tin và ḷng ngưỡng mộ một cách sai lầm trong cả Tôn Giáo (mê tín dị đoan) và Khoa Học (Thuyết Tiến Hóa)...
Dù Duy Vật hay Duy Tâm, cả hai trường phái đều dựa vào Niềm Tin bởi v́ họ tin chắc chắn vào điều ḿnh không thấy để giải thích điều ḿnh đang thấy là vũ trụ, sinh vật và con người. Người Duy Vật bác bỏ sự thực hữu của Đức Chúa Trời vô h́nh và đặt Niềm Tin vào Thuyết Tiến Hóa dù nó phản khoa học. Các nhà văn, nhà thơ không muốn nhắc đến Đức Chúa Trời th́ lại ngưỡng mộ, cảm phục "Bà Mẹ Thiên Nhiên". C̣n người Duy Tâm chân chính (khác với người mê tín dị đoan) th́ đặt câu giải thích mọi sự trên cơ sở Niềm Tin nơi một Đấng Sáng Tạo quyền năng, khôn ngoan và yêu thương. Cả hai trường phái không thể chứng minh cho nhau việc có hay không có Đức Chúa Trời - là một khái niệm vượt quá sự giới hạn của không gian ba chiều và thời gian mà con người tồn tại.
Có hai người bạn, một Người Duy Vật và một Người Duy Tâm. Người Duy Vật thách đố Người Duy Tâm: "Đức Chúa Trời có ở đâu?" Người Duy Tâm hỏi lại: "Ở đâu không có Đức Chúa Trời?" Người Duy Vật lại hỏi tiếp: "Nếu anh chỉ cho tôi thấy Đức Chúa Trời th́ tôi tin". Người Duy Tâm kéo bạn ḿnh ra ngoài và chỉ vô Mặt Trời lúc giữa trưa và nói: "Tôi đố anh nh́n lên đó nửa phút" Anh chàng kia nhăn nhó từ chối: "Ai có thể nh́n vào Mặt Trời được". Người Duy Tâm mới trả lời: "Nếu Mặt Trời là thứ mà Đức Chúa Trời tạo ra mà anh không dám nh́n, làm sao anh có thể trực tiếp thấy Ngài được!" Người Duy Vật cụt hứng liền nói lảng sang chuyện khác.
Có một nhà du hành vũ trụ tuyên bố sau chuyến bay của ḿnh rằng: "Con tàu này do con người tạo nên. Tôi đă bay vào vũ trụ và trở về. Trên ấy, tôi chẳng thấy Đức Chúa Trời ở đâu cả." Lời của ông được rất nhiều Người Duy Vật hưởng ứng và được dùng để diễu cợt những Người Duy Tâm. Tuy vậy, họ phải cứng lưỡi trước lời b́nh luận của một người biết điều. Ông này nói: "Nếu anh bước ra khỏi con tàu vũ trụ mà không mặc áo giáp điều ḥa nhiệt độ, áp suất và chống tia phóng xạ... Anh sẽ thấy Đức Chúa Trời ngay tức khắc."
Câu chuyện trên đây mô tả cuộc tranh luận giữa hai Trường Phái Duy Vật và Duy Tâm từ hàng chục thế kỷ nay trong lĩnh vực tri thức. Chẳng có ai thắng ai. Tuy nhiên, bởi không ai nh́n được Đức Chúa Trời và có mặt trong thời điểm đầu tiên của vũ trụ nên cả hai phe Tiến Hóa và Tạo Hóa đều phải dựa vào Niềm Tin với những quan điểm khác nhau
Sau đây là một số so sánh giữa Duy Vật và Duy Tâm
|
Thuyết Duy Vật |
Thuyết Duy Tâm |
a, Nguốn gốc: |
Tiến hóa từ loài vượn |
Được Đức Chúa Trời tạo dựng |
b. Bản chất: |
Là sinh vật cấp cao |
Là h́nh ảnh của Đức Chúa Trời |
c. Vai tṛ: |
Tồn tại như muôn loài |
Làm chủ thiên nhiên |
d. Tương lai: |
Tuyệt chủng hoặc tiến hóa thành loài khác |
Sống đời đời ở Địa Ngục hay Thiên Đàng tùy theo niềm tin |
e. Trách nhiệm |
Mạnh ai nấy sống |
Thờ Chúa và yêu mến người |
f. Hậu quả |
Chết là hết |
Có sự thưởng phạt công b́nh |
Nói tóm lại, nếu loài người xuất hiện từ loài vật, sinh tồn như loài vật và tương lai như loài vật th́ chúng ta không có mục đích, lẽ sống cụ thể, không cần lương tâm, không có trách nhiệm đối với bất cứ Đấng nào cả, không cần biết sợ ai và chẳng có hi vọng cho tương lai.
Nếu được Đức Chúa Trời tạo dựng, ban ân huệ và sứ mạng th́ chúng ta phải mang ơn Ngài, vâng lời Ngài và làm tṛn trách nhiệm Ngài giao. V́ ư thức được hậu quả của đời này nên chúng ta gắng tránh tội lỗi và sống đức hạnh, khiêm nhường với hi vọng về tương lai huy hoàng mà Ngài hứa. Bởi không muốn đối diện với Đức Chúa Trời nên phần đông mọi người thích chọn thuyết Duy Vật hơn Duy Tâm.
Mặc dầu gặp biết bao nhiêu khó khăn để theo đuổi Thuyết Tiến Hóa, người duy vật vẫn tin rằng có một "Thế lực" nào đó mạnh hơn các định luật khoa học như Định Luật Nhiệt Động Lực, Sinh Lư, Di Truyền, v.v... "Thế Lực" đó đă khiến những điều vô lư có thể xảy ra như việc tế bào sống đầu tiên được tạo thành bởi các vật chất vô sinh và bắt các đột biến di truyền có hại thành có lợi, hay điều khiển sự thay đổi may rủi thành những cơ cấu sinh lư tinh xảo, phức tạp và thích hợp với môi trường, v.v... Vô h́nh chung, mặc dù không công nhận khía cạnh tâm linh, sự theo đuổi Thuyết Tiến Hóa chứng tỏ họ đă đặt Niềm Tin nơi huyền bí rồi. Thực ra, họ chỉ thay chữ Đức Chúa Trời bằng chữ thiên nhiên, hay chữ Tạo Hóa bằng chữ Tiến Hóa mà thôi.
Cả Người Duy Vật và Duy Tâm đều dựa vào Niềm Tin. Niềm Tin dẫn đến sự ngưỡng mộ và thờ phượng. Sự thờ phượng có ảnh hưởng quyết định đến cuộc sống. Người Duy Tâm, nếu đặt Niềm Tin vào một Đấng Tạo Hóa Toàn Năng (chứ không mê tín dị doạn thờ cúng tạo vật) có thể giải thích tất cả mọi sự một cách thỏa măn và đời sống của họ hạnh phúc, có ư nghĩa và đầy hy vọng. C̣n Người Duy Vật đặt Niềm Tin vào một giả thiết khoa học sai lầm, cứ phải đi luẩn quẩn trong suốt hai thế kỷ để đi t́m "mắt xích bị mất" trong quá tŕnh tiến hoá, t́m măi mà chẳng ra. Dù không công nhận có Đức Chúa Trời, nhưng khi lâm nạn ai cũng kêu: "Trời ơi, sao tôi khổ quá!"
Tin có Đấng Tạo Hóa không khó, nhưng sở dĩ người ta không tin bởi không muốn đầu phục Ngài. Sau khi được giải thích về sự phi lư trong Thuyết Tiến Hóa và sự kỳ diệu của công tŕnh Tạo Hóa, một Nhà Khoa Học đă thú thực: "Dù vậy, tôi vẫn không muốn thay đổi lập trường, v́ nếu công nhận có Đức Chúa Trời, tôi phải tuân theo các luật lệ của Ngài." Giả sử Đức Chúa Trời hành động giống như con người, chắc Ngài sẽ cho ông này một cú "sét đánh ngang tai" cho biết tay. Nhưng sự yên lặng ấy chứng minh ḷng nhân từ, vị tha, kiên nhẫn của Cha Thiên Đàng.
Có một người vô thần đem một mớ thắc mắc đến chất vấn một nhà truyền đạo. Vị này dắt ông khách ra giữa sông, ấn đầu xuống nước. Người kia cố gắng lắm mới gỡ được ḿnh ra khỏi tay nhà truyền đạo, vừa hớp lại hơi thở vừa trách móc: "Tôi đến đây để t́m chân lư chứ đâu phải để ông d́m tôi". Nhà truyền đạo khiêm tốn trả lời: "Khi nào ông cần chân lư như cần không khí th́ tôi sẽ giảng đạo cho ông." Câu chuyện vui nhưng minh họa một sự thật: Khi chưa nằm trong bước đường cùng, chưa cần đến sự thương xót của Đức Chúa Trời, con người luôn t́m mọi cách để bác bỏ sự thực hữu và vai tṛ của Ngài trong thiên nhiên và xă hội loài người.
Xem Tiếp: Sống đời đời |
Sáng tạo, lư trí, ngôn ngữ | Lương tâm, | Tín ngưỡng | Sống đời đời | T́nh yêu | Ba câu hỏi | Chương tiếp |