Một số bài của Tiến sỹ Lê Anh Huy

 


Thực tế chứng nghiệm Đác-uyn     |    Quan điểm siêu h́nh của Đác-uyn  |  Thuyết tiến hóa;các cơ quan hoàn chỉnh  |  Thuyết tiến hóa: bản năng sinh vật  |  Dzin rác |   Nguồn gốc loài người  |  Cuộc Chiến Nội Tâm  |  Ai Sinh Ra Thượng Đế


 

Thực tế có chứng nghiệm chủ nghĩa Darwin không?
Tác Giả: Lê Anh Huy

Trong bài [1] chúng tôi đă tŕnh bày quan điểm siêu h́nh của Darwin trong cuốn sách Nguồn Gốc Các Loài (NGCL). Trong bài này chúng tôi xin phân tách quan điểm khoa học của ông về thuyết tiến hóa (TTH). 

Trong khoa học thực nghiệm một lư thuyết được h́nh thành bằng phương pháp qui nạp. Phương pháp luận này bắt đầu bằng việc quan sát một số trường hợp cá biệt, rồi từ đó rút ra kết luận chung cho chúng, sau đó tổng quát hóa thành qui luật chung cho mọi trường hợp, gọi là thuyết. Sau đó lư thuyết đó cần được chứng nghiệm trong thực tế cho các trường hợp khác. Nếu lư thuyết đó đứng vững trong "mọi" thử nghiệm th́ nó trở nên luật. Tỉ dụ như một người thấy trái chuối rơi từ cây xuống đất. Lần khác liệng trái banh lên trời cũng thấy nó rơi xuống đất. Quan sát như vậy nhiều lần, anh ta mới dùng phép qui nạp để rút ra một kết luận rằng mọi vật đều bị trái đất hút xuống. Từ đây ông ta thành lập thuyết hấp dẫn, nghĩa là hai vật A và B có trọng khối hút lẫn nhau bằng một lực tỉ lệ với trọng khối của chúng. Qua nhiều thời đại, thuyết hấp dẫn đều được thực tế chứng minh là đúng, chẳng những đối với các vật nhẹ như trái banh, hay trái chuối, mà c̣n các vật lớn như phi thuyền, trái đất, hay các hành tinh khác. Khi đó nó trở thành luật vạn vật hấp dẫn. Nếu thuyết vạn vật hấp dẫn bị vấp ngă trong một vài trường hợp nào đó, người ta cần phải trở lại ban đầu để điều chỉnh các giả thuyết, có thể phải thay đổi mô h́nh để lư thuyết đó được phản ảnh thực tế hơn.

Thuyết Tiến Hóa (TTH) cũng được h́nh thành theo một phương pháp luận tương tự như vậy. Nhờ vào sự nghiên cứu các giống gia súc như chim bồ câu, chó, thỏ, gà vịt, v.v. và các cây trồng, Darwin tin rằng tất cả các giống gia súc hiện nay đều xuất xứ từ các giống hoang tương ứng. Lấy thí dụ là các loài bồ câu nhà. Tác giả cho rằng chúng đều xuất xứ từ một loài bồ câu hoang, gọi là "bồ câu đá" (rock-pigeon) v́ năm lư do, trong đó có hai lư do là tác giả bài này cho là quan trọng: 1- Tất cả các giống bồ câu nhà mặc dù khác nhau vẫn có thể giao hợp với nhau. 2- Có nhiều giống bồ câu không có màu lông giống loài bồ câu đá, nhưng khi cho giao hợp với nhau th́ con của chúng lại có màu lông của loài này [2]. Từ sự nghiên cúu các loài gia súc này, Darwin dùng phép qui nạp kết luận rằng chúng đều xuất xứ từ các thú hoang. Từ đó ông đi xa hơn nữa, dùng phép ngoại suy để đi tới kết luận rằng các loài trong thiên nhiên, mặc dù bề ngoài có vẻ khác nhau, đều xuất xứ từ một loài cha mẹ nào đó có trước. Nếu tiếp tục đi ngược chiều thời gian th́ chỉ có một hay một số ít loài nguyên thủy, là cha mẹ của mọi loài, do Đấng Tạo Hóa tạo ra [3]. Nền tảng của thuyết tiến hóa là: 1- Phải có các biến đổi nhỏ (hay biến dị - mutation) và 2- Cần có thời gian dài để tích lũy và củng cố các thay đổi nhỏ này thành thay đổi lớn. Hấp lực của TTH là yếu tố thời gian v́ thời gian có thể làm thay đổi mọi chuyện theo sự suy nghĩ của con người. 

Theo tinh thần khoa học, THH của Darwin áp dụng cho các loài trong thiên nhiên cần phải được chứng nghiệm trong thực tế. Nếu một loài nhờ các biến đổi nhỏ tích lũy trong hằng triệu năm mà thành ra loài mới, th́ chúng ta phải thấy trong thiên nhiên vô số các loài chuyển tiếp (transistional species) tồn tại. Các loài chuyển tiếp là loài mang đặc tính của cả loài cha mẹ và loài con cái. (TTH cho rằng các loài cá dưới biển tiến hóa thành động vật trên đất. Như vậy, loài chuyển tiếp là loài mang đặc tính của con cá sống trong nước thở bằng mang và của con thú sống trên cạn, thở bằng phổi.) V́ quá tŕnh tiến hoá, theo Darwin, tiến hành trong thời gian rất dài, khi chết, các loài chuyển tiếp này phải để lại di tích trong các tằng địa chất, thể hiện các đặc tính chuyển tiếp của nó. Nhưng thực tế chứng nghiệm ngược lại: Trong thiên nhiên chúng ta không thấy vô số các loài chuyển tiếp và địa chất học cũng không t́m thấy các di tích nào của các loài này. Đây một trở ngại lớn cho thuyết Darwin. Ông viết trong chương sáu của cuốn Nguồn Gốc Các Loài về trở ngại này rằng: "Trước hết, nếu các loài chuyển tiếp từ các loài khác bằng những thay đổi nhỏ tiệm tiến th́ tại sao chúng ta lại không t́m thấy vô số những loài chuyển tiếp ở đâu cả? Tại sao các loài trong thiên nhiên lại không ở trong trạng thái lộn xộn mà lại rất đặc thù?" (First, why, if species have descended from other species by fine gradations, do we not everywhere see innumerable transitional forms? Why is not all nature in confusion, instead of the species being, as we see them, well defined?)

Tuy vậy, trong hồ sơ địa chất, vẫn có một, và chỉ một con mang đặc tính của cả hai loài. Đó là con vật có tên là Archaeopteryx (Xin xem H́nh 1). Di tích địa chất của con vật này cho chúng ta biết con vật có cánh, và đuôi, bao phủ bởi lông ống. Cánh và đuôi có lông ống là chỉ dấu của con chim. Con vật này c̣n có hàm với răng chứ không có mỏ, đuôi có nhiều xương, và trên cánh và chân có móng vuốt. Đây là chỉ dấu của con ḅ sát. Các nhà tiến hoá cho rằng đây là bằng chứng hùng hồn nhất của thuyết tiến hóa, cho rằng, loài ḅ sát tiến hóa thành chim, và con Archaeopteryx là loài chuyển tiếp giữa hai loài này.  

H́nh 1.- Di tích của con Archaeopteryx

Tuy vậy, con Archaeopteryx có thật sự là bằng chứng cho việc loài ḅ sát nhờ một biến dị nào đó, mọc cánh và bay thành chim? Chúng ta hăy làm một thí nghiệm tư tưởng sau: Giả thử một ngàn năm sau, loài người tàn hại nhau đến diệt chủng. Tất cả các loài sinh vật trên mặt đất cũng v́ ô nhiễm mà chết hết, chỉ c̣n loài người máy sống sót mà thôi. Loài người máy trong khi đào xới các tầng địa chất để t́m hiểu quá khứ của trái đất khám phá ra hai "con vật" có chất liệu sắt giống ḿnh. Một con (A) có hai cánh và hai chân h́nh tṛn. Đây là chỉ dấu của con vật biết bay. C̣n con khác (B) có h́nh thù như một chiếc hộp. Đây là chỉ dấu của con vật nổi và di chuyển được trên mặt nước. Sau đó chúng t́m thấy được có con vật khác (C) cũng có cánh nhưng chân không phải là h́nh tṛn bằng cao-su mà cũng có h́nh hộp như con B. Con này vừa có chỉ dấu của con biết bay (A) và của con di chuyển trên mặt nước (B). Dựa vào điều t́m thấy này, loài người máy lập nên một thuyết tiến hóa cho rằng loài di chuyển trên mặt nước (B) nhờ vào một biến dị nào đó, từ từ mọc cánh để tiến hóa thành loài biết bay (A). Nhưng chúng không biết được rằng hơn một ngàn năm trước, con vật A được thiết kế để bay và đậu trên đất, gọi là máy bay; con vật B để chuyên chở trên nước, gọi là tàu; và con vật C được thiết kế để bay và đậu trên mặt nước, gọi là thủy phi cơ. Tuy con thủy phi cơ mang đủ tính chất của máy bay và tàu, nó không là sản phẩm của sự tiến hoá nào hết.

Để giải quyết vấn đề bế tắt này (tức là không t́m ra nhiều loài chuyển tiếp c̣n sống trong thiên nhiên và không t́m được nhiều di tích của chúng) Darwin đưa ra một lời giải thích như sau. Ông cho rằng tài liệu địa chất như là một cuốn sách lịch sử của thế giới không được bảo tŕ tốt; cho nên chử c̣n chử mất. Tệ hơn nữa cuốn lịch sữ này lại được viết bằng một ngôn ngữ hay thay đổi. Nó chỉ c̣n lại chương chót, liên quan đến vài quốc gia mà thôi, là c̣n nguyên. Đây đó c̣n sót lại một vài chương ngắn, một chương lại ch́ c̣n một vài trang, một trang chỉ c̣n lại một vài chữ đó đây, mà ư nghĩa của chử này lại thay đổi tiệm tiến qua từng chương. V́ vậy chúng ta nghĩ rằng cuốn sách này dường như là thay đổi đột ngột, nhưng thật sự nó mô tả cho sự thay đổi từ từ của lịch sử loài người. (I look at the natural geological record, as a history of the world imperfectly kept, and written in a changing dialect; of this history we possess the last volume alone, relating only to two or three countries. Of this volume, only here and there a short chapter has been preserved; and of each page, only here and there a few lines. Each word of the slowly-changing language, in which the history is supposed to be written, being more or less different in the interrupted succession of chapters, may represent the apparently abruptly changed forms of life, entombed in our consecutive, but widely separated formations. On this view, the difficulties above discussed are greatly diminished, or even disappear.) [4] Khi viết lời này, Darwin so sánh một cách bóng gió lịch sử loài người với tài liệu địa tằng của các loài sinh vật, các chương, hàng, chử, v.v. của cuốn sách với các di tích khai quật, ngôn ngử viết sách với sự tiệm tiến của các loài, chương chót của cuốn sách với thế giới sinh vật hiện nay, các chương khác với thế giới sinh vật trước đây, v.v. 

Thật sự Darwin không dùng thực tế địa chất để chứng nghiệm cho lư thuyết của ông (v́ thực sự thực tế chứng nhiệm ngược lại) mà dùng lư thuyết mà ông đang thành lập, và cần chứng nghiệm, để biện hộ cho sự thiếu thốn trong hồ sơ địa chất. Như vậy thay v́ lư thuyết phải "đi theo" thực tế v́ lư thuyết phải được thực tế chứng nghiệm, thực tế của Darwin phải đi theo lư thuyết của ông. Để nắm rơ vần đề hơn, chúng ta hăy nghiên cứu một thí nghiệm tư tưởng như sau:

Có hai người hàng xóm sống cách nhau một con lạch hẹp (một mét). Ông A nói rằng ông có thể nhảy qua vườn ông B. Và ông A làm cho ông B xem trước mắt. Bây giờ con lạch này tự nhiên nới rộng ra hai mét. Ông A v́ tập luyện công phu cũng nhảy qua được. Bây giờ con lạch đó tự nhiên nới rộng bằng biển Thái B́nh Dương. Ấy vậy ông A vẫn khăng khăng là ḿnh nhảy qua được. Ông B hỏi tại sao, th́ ông A nói rằng: Trên con lạch này, có những trụ nổi cách nhau khoảng một mét, và ông A dùng bàn đạp để từ từ nhảy từng bước một qua bờ bên kia. Ông B hỏi vậy chứ các trụ nổi đó ở đâu không thấy. Ông A nói, khi tôi nhảy th́ nó hiện ra cho tôi bước lên, c̣n khi tôi nhảy xong rồi th́ nó biến mất không c̣n dấu tích ǵ! [5] Trong thí dụ này, con lạch một mét là sự khác biệt giữa các giống bồ câu; v́ hẹp nên bồ câu có thể thay đổi được, để thành ra nhiều giống khác, muôn màu, muôn sắc). Thái B́nh Dương là sự khác biệt giữa các loài trong thiên nhiên (như loài cá dưới biển và loài ḅ sát trên cạn. Sự thay đổi của con chó lông xù để trở thành con chó mực gọi là tiến hóa vi mô (vi là nhỏ). Sự tiến hóa của loài cá biển để thành loài ḅ sát trên cạn gọi là tiến hóa vĩ mô (vĩ là lớn). Sự chúng ta quan sát thấy có tiến hóa vi mô, không có nghĩa là chúng ta có thể ngoại suy là có tiến hóa vĩ mô. Trên b́nh diện nhỏ, cần có những du di để thiên nhiên có thể thay đổi để thêm phần phong phú. Tuy vậy, cũng cần có những luật cố định trên b́nh diện lớn để giềng mối của vũ trụ được bền vững không náo loạn. Thiên nhiên cho phép những biến dị nhỏ để con người có thể nuôi giống thành nhiều loại gia súc có màu sắc khác nhau. Nhưng thiên nhiên vẫn có luật di truyền cố định để giữ ǵn giềng mối của các loài. Từ trước đến giờ mặc dù có con chó lông xù, con chó mực, con chó cụt đuôi, v.v. nhưng con chó vẫn là con chó, con mèo vẫn là con mèo. Hai loài này không tiến hóa thành lẫn nhau, và cũng không tiến hoá đi đâu cả.  

Do đó, Thánh Kinh dạy rằng Đức Chúa Trời tạo dựng ra các loài, loài nào theo loài đó (Sáng Thế Kư chương 1, câu 12, 20-25). Lời dạy này là điều xảy ra trong thực tế trên b́nh diện vĩ mô.

 Lê Anh Huy

Tài liệu tham khảo

1- Lê Anh Huy, Quan điểm siêu h́nh của Darwin, http://hoptinhhoply.org/read.asp?Article_ID=224

2- Charles Darwin, The Origin of Species, Random House, page 44 (1993)

3- Darwin, page 649

4- Darwin, page 443

5- Michael J. Behe, Darwins Black Box, The Free Press, page 14 (1996)

 


Thực tế chứng nghiệm Đác-uyn     |    Quan điểm siêu h́nh của Đác-uyn  |  Thuyết tiến hóa;các cơ quan hoàn chỉnh  |  Thuyết tiến hóa: bản năng sinh vật  |  Dzin rác |   Nguồn gốc loài người  |  Cuộc Chiến Nội Tâm  |  Ai Sinh Ra Thượng Đế


Quan điểm siêu h́nh của Darwin
Tác Giả: Lê Anh Huy

 

Vào năm 1859, Charles Darwin cho xuất bản cuốn sách Nguồn Gốc Các Loài (NGCL) [1]. Trong cuốn sách này, ông đặt nền tảng đầu tiên cho thuyết tiến hóa, nói rằng, thế giới sinh học hiện nay tiến hoá một cách tiệm tiến từ một hay một số ít loài đơn giản hơn lên loài phức tạp hơn. Darwin bắt đầu bàn về thuyết tiến hoá (TTH) dựa vào quan sát thực nghiệm trong sự thuần hoá (domestication) thú rừng thành gia súc. Lấy tỉ dụ là chó nhà. Theo ông, sở dĩ có loài chó nhà là v́ con người gia hóa chó hoang. Sau khi thú hoang đă trở thành gia súc rồi, con người tiếp tục cấy giống (breeding) theo sở thích riêng của mỗi người để từ một loài thú hoang, có được nhiều giống chó nhà như hiện nay (tỉ dụ như chó săn, chó Nhật, chó xù, chó cụt đuôi, chó mực, v.v.). Theo ông quá tŕnh này bắt đầu từ một thay đổi nhỏ trong đặc tính của một loài thú (tỉ dụ như lông màu đen) - gọi là biến dị, rồi do con người chọn giống, cố kết đặc tính đó lâu ngày nên có loài cho mực. Trong quá tŕnh thuần hóa và cấy giống, thiên nhiên tạo ra những biến dị, c̣n con người là yếu tố chính, chọn và cố kết một biến dị nào đó của con thú mà họ thích. Do ư thích của mỗi người, thực phẩm, nhiệt độ, môi trường, v.v. khác nhau, nên bắt đầu từ một loài chó hoang, nhiều người khác nhau đă gây giống được nhiều giống chó nhà hiện nay.

 

Dựa trên kết luận này, Darwin tiếp tục đi xa hơn nữa đưa ra lư thuyết Chọn Lọc Tự Nhiên (CLTN) (Natural Selection) để giải thích nguồn gốc các loài trong thiên nhiên. Theo ông, tất cả các loài hiện nay bắt nguồn từ một số ít loài đơn giản hơn, gọi là loài cha mẹ. Trong loài cha mẹ này có một số biến dị nào đó do thiên nhiên tạo ra. Nếu biến dị đó có lợi cho sự sinh tồn của loài đó, th́ biến dị đó cứ được củng cố, và theo thời gian, loài đó phát triển thành loài mới và sinh tồn mạnh mẽ. Ngược lại, nếu biến dị đó có hại cho loài, th́ nó sẽ bị diệt chủng. Trong khi yếu tố chính trong quá tŕnh gia hóa và cấy giống là con người, yếu tố chính trong quá tŕnh CLTN là thiên nhiên. Chính thiên nhiên cung cấp biến dị, tạo điều kiện cho quá tŕnh tiến hóa; cũng chính thiên nhiên "chọn" cho loài nào sống v́ nó thuận với điều kiện sống của môi trường, và tiêu diệt loài nào đó v́ nó có những biến dị nghịch với môi trường.

 

Trong cuốn Nguồn Gốc Các Loài, Darwin chỉ bàn về những nguyên tắc căn bản của TTH. Vào năm 1871, ông cho xuất bản cuốn sách nữa, Sự Ra Đời Của Con Người (The Descent of Man), trong đó nguồn gốc con người mới được bàn đến một cách cụ thể. Trong cuốn sách này, Darwin cho rằng con người có thể xuất thân từ những động vật thấp hơn như khỉ, từ nhận xét rằng cấu trúc cơ thể và sự phát triển bào thai của các loài này có nhiều điểm tương đồng. Do các công tŕnh này, Darwin được nhiều người xem là cha đẻ của TTH. Tiếp theo Darwin, khoa học gia người Nga Oparin đề ra thuyết tạo sinh vô cơ (abiogenesis) để bổ xung thêm cho thuyết tiến hoá Darwin. Thuyết tạo sinh vô cơ là một chủ thuyết cho rằng sự sống bắt đầu bằng sự kết hợp ngẫu nhiên của các chất vô cơ (như Oxigen, Hydrogen, Nitrogen, Carbon) do sấm sét làm xúc tác. Từ đó, TTH Darwin-Oparin được xem như nền tảng khoa học cho các chủ nghĩa duy vật, trong đó có chủ nghĩa cộng sản (CNCS). Cơ sở lư thuyết của CNCS là duy vật biện chứng lịch sữ quan, cũng là một kiểu tiến hóa, theo đó, xă hội con người tiến hóa từ tổ chức thấp lên cao, nhờ vào giai cấp đấu tranh, cũng như sự tiến hóa của các loài từ mức thấp lên mức cao vậy, do quá tŕnh chọn lọc tự nhiên vậy. TTH cũng được một số người cổ xúy như là đồng minh cho Phật giáo, v́ về bản chất, triết lư tôn giáo Á Đông này cũng là một kiểu tiến hóa của "tâm thức" nhờ vào tu hành.

 

Tại Việt Nam, TTH có môi trường để phát triển. TTH không c̣n là một bộ môn khoa học trong trường nữa mà một chính sách của nhà nước để đào tạo nên công dân xă hội chủ nghĩa. Điều kỳ lạ là có một phó tiến sĩ người Việt trong nước, sinh ra và lớn lên tại miền Bắc, tốt nghiệp hậu đại học từ Đông Âu cũ (cộng sản), chấp nhận TTH như là một hiện thực và dùng nó để chỉ trích các chính sách của nhà nước CSVN [2]. Có một người Việt Nam khoa bảng khác tại hải ngoại có tŕnh độ tiến sĩ khoa học, có khuynh hướng thân cộng sản cũng khẳng định TTH là một dữ kiện (fact) [3], và dùng nó để chống báng Đức Chúa Trời. Trong khi đó, có tiến sĩ Phan Như Ngọc [4], cũng đă từng lớn lên trong chế độ Xă Hội Chủ Nghĩa tại miền Bắc Việt Nam, từng giảng dạy các bộ môn duy vật tại các trường đại học Hà Nội, đă từ bỏ chủ nghĩa duy vật mà trở thành Cơ Đốc nhân. Trên thế giới cũng có rất nhiều khoa học gia duy vật, nhưng cũng có các khoa học gia khác như tiến sĩ vũ trụ học, Hugh Ross trở nên Cơ Đốc nhân v́ không thể chứng minh được là vũ trụ tự nhiên mà có [5]. Do đó, chúng ta thấy rằng, mặc dù trên bề mặt con người rất khác nhau về tuổi tác, địa vị, giai cấp, học vấn, giống phái, chủng tộc, kinh nghiệm đời, quan điểm chính trị, v.v., cả nhân loại chỉ ở một trong hai phe: Một phe cho rằng có Đấng Tạo Hoá tạo ra vũ trụ trong đó có con người; một phe cho rằng vũ trụ tự nhiên mà có. Trong cả hai phe, có đủ các chuyên gia khoa học có nhiều năm nghiên cứu trong các ngành khoa học liên đới. Như vậy vấn đề TTH không chỉ nằm trong mặt phẳng vật chất, và tâm trí mà nằm trong mặt phẳng tâm linh, trên đó con người phải tự hỏi và phải trả lời cho chính ḿnh: Có Đấng Tạo Hóa hay không?

 

Trong bài này chúng tôi không tŕnh bày quan điểm chủ quan của chúng tôi về khía cạnh khoa học của TTH, mà bàn về đặc tính tâm lư và tâm linh của những người ủng hộ cho thuyết tiến hóa, đặc biệt là người Việt Nam, và xin hoăn bàn về khía cạnh khoa học trong những bài sau. Ư tưởng chúng tôi trong bài này dựa vào các sự kiện quan sát khi tiếp xúc với những người ủng hộ thuyết tiến hoá trong cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại. Theo nhận xét của chúng tôi, các người ủng hộ TTH có các điểm chung sau đây:

 

1- Nói nhiều về Darwin, nhưng không đọc sách của Darwin:

Các tác phẩm của Darwin được rất nhiều người đề cao tới như là một công tŕnh khoa học, là nền tảng cho chủ nghĩa duy vật. Người ủng hộ TTH nhắc tới Darwin như là người vô thần đầu tiên đánh bại Thánh Kinh, v́ Thánh Kinh dạy rằng chính Đức Chúa Trời tạo dựng ra vũ trụ trong đó có loài người. Họ biểu lộ sự ngưỡng mộ Darwin trong các bài viết của họ, với các tựa đề giựt gân như "Thượng Đế đă chết," "Thượng Đế hấp hối," v.v. nhại theo kiểu triết gia Friedrich Nietzsche. Nhưng nếu họ đọc sách Darwin th́ sẽ biết ông không phải là người vô thần như họ muốn. Nếu chúng ta muốn thật sự biết quan điểm siêu h́nh (metaphysical) của Darwin th́ chúng ta phải đọc NGCL. Trong đoạn kết của cuốn sách này, Darwin đă viết như sau:

 

"Quan niệm về sự sống này [tức là TTH] có vài điểm mạnh. Đầu tiên được Đấng Tạo Hóa truyền hơi thở vào để thành một hay vài thể sống đơn giản nhất. Từ một sự bắt đầu đơn giản đó đă và đang tiến hóa ra vô số những sinh thể đẹp và kỳ diệu nhất trong khi hành tinh này vẫn xoay vần theo đinh luật hấp dẫn cố định."

(There is grandeur in this view of life, with its several powers, having been originally breathed by the Creator into a few forms or into one; and that, whilst this planet has gone cycling on according to the fixed law of gravity, from so simple a beginning endless forms most beautiful and most wonderful have been, and are being, evolved.) [6]

 

Chúng ta thấy rằng sau khi bàn về TTH trong hơn 600 trang sách, cuối cùng Darwin mới bày tỏ quan điểm siêu h́nh của ông trong một câu ngắn ngủi trong phần kết luận. Quan điểm của ông là có Đấng Tạo Hóa; Ngài đă tạo dựng ra một số sinh thể đơn giản đầu tiên; và sau đó Ngài đă để cho các sinh thể này tự do tiến hóa mà không can dự vào. Nổ lực của ông không nhằm vào việc trả lời câu hỏi là có Đấng Tạo Hóa hay không mà là sự liên hệ của Ngài với thế gian là bao nhiêu. Quan điểm này "có công" bảo vệ Đấng Tạo Hóa khỏi bị thế gian trách móc v́ những đau khổ ở đời (v́ Đấng Tạo Hóa không có trách nhiệm ǵ với thế gian nữa sau khi đă tạo dựng đầu tiên lên vũ tru.) Thật không may cho Darwin, công tŕnh của ông được nhiều người nhận quàng là cơ sở khoa học cho chủ nghĩa vô thần (atheism), là chủ nghĩa không tin có Đấng Tạo Hóa.

 

Nhưng có bao nhiêu người trên đời này đúng nghĩa là vô thần? Người Mỹ có câu châm ngôn: "Ở dưới hầm trú cá nhân không có ai là vô thần cả." Khi c̣n được sống, con người thích làm theo sở thích của ḿnh. Những điều ḿnh thích có thể trái ư với Đức Chúa Trời. Nhưng khi đối diện với sự chết con người mới biết là ḿnh sẽ không c̣n dịp làm những điều ḿnh thích nữa. Khi đó bản ngă của con người mới có dịp hạ xuống để giúp con người nhận biết Đức Chúa Trời. Như vậy sự chết không phải là hoàn toàn vô ích cho con người, là loài có lư trí mạnh. Có sự chết con người mới biết ḿnh nhỏ nhoi trước vũ trụ. Trước sự chết niềm tin con người mới thật sự được chứng nghiệm hay không. Chỉ có sự chết mới có đủ sức mạnh để thách thức lư trí con người một cách tối hậu mà thôi.

 

Như vậy cái mà chúng ta gọi là "vô thần" thật sự là "chối bỏ Đức Chúa Trời." Khi chối bỏ Ngài, con người cần một cái cớ "hữu lư." Cái cớ đó chính là TTH. V́ họ chỉ cần một cái cớ, nên không cần t́m hiểu xem Darwin tin điều ǵ, viết điều ǵ, làm sao đi tới cái kết luận của ông. Họ lười biếng tư duy, chỉ mù quáng chụp lấy công tŕnh của ông, thêm thắt chút đỉnh tùy tiện, rồi gọi đó là siêu h́nh học của ḿnh. Mỗi khi tâm linh đă có khuynh hướng chống báng Đức Chúa Trời, th́ cả tâm linh lẫn năo bộ không cần phải động nữa. Họ chụp vội lấy Darwin như "thấy người sang bắt quàn làm họ" mà không buồn cho tác giả một chút ít kính trọng bằng cách bỏ chút th́ giờ đọc qua tác phẩm của ông ta.

 

2- "Thuyết tiến hoá là một dữ kiện (fact)":

 

Tiến hóa nhân lập đi lập lại câu nói này với một âm điệu rất "khoa học." Nhưng không may nó phơi bày ra ánh sáng một khủng hoảng trong hệ thống tư duy của họ: Nếu đă là "thuyết" th́ không thể là "dữ kiện" được. Dữ kiện là một cái ǵ sáng tỏ, hoàn chỉnh, "đụng chạm" được, "thấy" được, "sờ" được, v.v. Thuyết là một "câu chuyện" được diễn dịch theo ư riêng dựa vào một số dữ kiện. TTH dựa trên một số dữ kiện quan sát của Darwin về sự giống nhau của các loài, từ đó Darwin diễn dịch ra là loài nào giống nhau ắt phải có chung một nguồn gốc. Có thể mọi người đồng ư với Darwin về sự giống nhau của một số loài, nhưng không phải mọi người đều đồng ư với ông rằng nếu chúng đă giống nhau, ắt hẵn phải có chung nguồn gốc. Do vậy, TTH vẫn c̣n là một lư thuyết chứ không thể là một dữ kiện được. Ngay cả như thuyết Big Bang - là lư thuyết về nguồn gốc của vũ trụ, chặc chẽ hơn nhiều lần về mặt lư thuyết lẫn thực nghiệm so với thuyết tiến hóa, vẫn được gọi là thuyết chứ vẫn không được xem là dữ kiện. Nếu một điều đă là dữ kiện, th́ chúng ta không cần nghiên cứu thêm để hoàn chỉnh nó. Nhưng ngày nay, các khoa học gia tiến hóa vẫn tiếp tục t́m ṭi trong lănh vực này; có thành quả khoa học củng cố thuyết tiến hoá, có thành quả chống lại.

 

V́ không đọc Darwin, nên tiến hoá nhân không biết Darwin đă dành ra ít nhất là một chương để bàn về các yếu điểm, trong đó có sự hiếm hoi về bằng chứng di tích, trong lư thuyết của ông (Chương Sáu: Difficulties of the Theory). Do sự hiếm hoi này, mà cho tới bây giờ sau gần 150 năm người ta vẫn c̣n đào xới để hy vọng t́m ra nhưng di tích về các loài chuyển tiếp (transitional species - sẽ bàn tới trong các bài sau) để chứng nghiệm cho lư thuyết Darwin. Do vậy, khi một người muốn tŕnh bày cho đọc giả một lư thuyết khoa học một cách khách quan, người đó cần phải tŕnh bày cả hai mặt, thuận và lợi. Nhất là người đó lại có học vị tiến sĩ khoa học, đă từng giảng dạy tại trường Đại Học Khoa Học Sài G̣n, đă từng có các công tŕnh nghiên cứu khoa học, th́ sự đ̣i hỏi trong khi viết lách phải cao hơn người khác. Nhưng trong các bài viết của Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Chung Ngọc, là xướng ngôn viên cho TTH người Việt Nam, đọc giả ít thấy ông tŕnh bày dữ kiện khoa học mà hay nghe ông trích dẫn câu nói của các tiến hóa nhân khác về TTH. Như vậy niềm tin của tiến hóa nhân là niềm tin của kẻ khác, và chúng ta biết rằng không phải lúc nào người khác cũng đúng. Như vậy, mặc dù Tiến Sĩ Trần Chung Ngọc đă từng đi qua sự huấn luyện cam go của người làm khoa học: chứng, phản chứng, thu thập, tổng hợp, và phân tích dữ kiện, v.v.- đứng trước vấn đề tâm linh, ông cũng giống như đại đa số các người khác.

 

Trong khi đó, niềm tin của Cơ Đốc nhân là tiếng thét của chính linh hồn ḿnh về sự Chúa Jesus là ai. Khi "Đức Chúa Jêsus đă vào địa phận thành Sê-sa-rê Phi-líp, bèn hỏi môn đồ, mà rằng: Theo lời người ta nói th́ Con người là ai? Môn đồ thưa rằng: Người nói là Giăng Báp-tít; kẻ nói là Ê-li; kẻ khác lại nói là Giê-rê-mi, hay là một đấng tiên tri nào đó. Ngài phán rằng: C̣n các người th́ xưng ta là ai? Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Chúa là Đấng Christ, con Đức Chúa Trời hằng sống." (Ma-thi-ơ 16:13-16) Đây là lần đầu tiên có một người thốt lên điều thú nhận về Chúa Jesus là Đấng Christ. Lời thú nhận này đă đóng dấu vào người đó dấu ấn của sự cứu rỗi đời đời trong Chúa Jesus Christ. Niềm tin của Cơ Đốc nhân không dựa trên điều kẻ khác nói về Đấng Christ, về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, mà là sự thú nhận của chính ḿnh về Ngài. Do vậy khi có một giáo hoàng hay "giám mục" hay "mục sư" nào đó nói khác đi về Chúa Jesus Christ, hay công nhận TTH là đúng, Cơ Đốc nhân thật vẫn là người thú nhận trước đám đông và trong sự riêng tư với Ngài, là chính Ngài là Đấng Christ, là chủ tể của vũ trụ này, trong đó có loài người chúng ta.

 

Lê Anh Huy

 

Tài liệu tham khảo:

 

1- Charles Darwin, The Origin of Species, Random House, p. 50 (1993)

2- Hà Sỹ Phu, "Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân," Tin, Paris, trang 32 (1993)

3- Trần Chung Ngọc, các bài trong www.giaodiem.com

4- Phan Như Ngọc, "Niềm Hạnh Phúc Tuyệt Vời," http://hoptinhhoply.org/read.asp?Article_ID=134

5- Hugh Ross, "My Search for Truth," http://www.reasons.org/resources/apologetics/mysearch.shtml

6- Charles Darwin, p. 649

 


Thực tế chứng nghiệm Đác-uyn     |    Quan điểm siêu h́nh của Đác-uyn  |  Thuyết tiến hóa;các cơ quan hoàn chỉnh  |  Thuyết tiến hóa: bản năng sinh vật  |  Dzin rác |   Nguồn gốc loài người  |  Cuộc Chiến Nội Tâm  |  Ai Sinh Ra Thượng Đế


 

Thuyết tiến hóa: Các cơ quan hoàn chỉnh
Tác Giả: Lê Anh Huy

 

Trước đây chúng tôi đă có bàn tới chướng ngại thứ nhất cho thuyết tiến hoá (TTH): Đó là sự thiếu vắng các di tích trong địa tằng của các loài chuyển tiếp. Các loài này, theo TTH, mang đặc tính của cả loài trước và loài sau nó, là bằng chứng của sự thay đổi tiệm tiến từ loài này sang loài khác do sự tích lũy của các biến dị trong một quảng thời gian dài [1].

Trong bài này chúng tôi bàn tới chướng ngại thứ hai của TTH: Đó là sự hiện hữu của các cơ quan cực kỳ hoàn chỉnh trong sinh vật. Các cơ quan này như các bộ máy tinh vi, là tổng hợp của nhiều bộ phận con khác, nối kết vào nhau, hoạt động liên đới nhịp nhàng. Một trong các cơ quan này là con mắt đă được chúng tôi bàn đến trong bài tham khảo [2]. Nh́n khái quát, theo TTH, con mắt là sản phẩm tiến hoá từ một cơ quan thị giác khác đơn giản hơn. Muốn trở nên phức tạp như con mắt người, th́ con mắt đơn giản đó trước hết phải có những đột biến. Quá tŕnh chọn lọc tự nhiên sẽ giữ lại những biến dị có lợi, và sa thải đi biến dị bất lợi. Mỗi lần thay đổi một chút, qua thời gian dài, từ một cơ quan thị giác đơn giản đầu tiên trờ thành con mắt phức tạp như ngày hôm nay. Thuyết tiến hoá đứng trước một cơ quan hoàn chỉnh như con mắt, phải có câu trả lời cho các luận cứ sau đây:

1- Con mắt là tổng hợp của nhiều bộ phận con như: thấu kính, con ngươi, vơng mô, cơ mắt, v.v. Mỗi bộ phận con đó có chức năng riêng theo thứ tự tương ứng như sau: thu nhập ánh sáng, điều chỉnh độ sáng, hội tụ tia sáng, di động tṛng mắt, v.v. Các bộ phận con này hoạt động phụ thuộc, ăn khớp lẫn nhau như một cổ máy. Các bộ phận con của cổ máy đó nối kết với nhau bằng các đinh," "ốc," "bù lon," v.v. Một bộ phận con hư hỏng sẽ làm hại đến các bộ phận khác. Một con đinh ốc sai kích thước sẽ không nối kết được các bộ phận con khác. Các bộ phận con này không thể nào tiến hoá từ các bộ phận con khác, ít hoàn chỉnh hơn, kém hiệu năng hơn, có kích thước khác hơn; các đinh ốc nối kết các bộ phận con không thể nào tiến hóa từ các đinh ốc dài hơn hay ngắn hơn, hay có khương tuyến lệch kích thước được. Tất cả các thành phần của cổ máy này phải có đúng kích thước và chức năng thiết kế từ trước để khi được ráp vào nhau, chúng mới có thể hoạt động ăn khớp được.

Giáo sư vi sinh học Michael Behe tóm gọn sự ăn khớp của các thành phần của một bộ máy sinh học qua khái niệm gọi là "sự phức tạp bất khả giảm" (irreducible complexity). Để minh hoạ cho khái niệm này, ông lấy cái bẩy chuột làm thí dụ. Một cái bẩy chuột cần có các bộ phận sau đây để hoạt động: 1- Một bản gỗ làm bàn đế, 2- Một búa sắt để đập con chuột, 3- Một ḷ xo để làm sức bật cho cái búa, 4- Một cái chốt để gài cái búa vào bàn gổ, và là cái c̣ để bật ḷ xo, và 5- Một thanh sắt nối cái búa và cái chốt. Con chuột khi đánh hơi đồ ăn mon men tới cái bẩy, dẫm lên cái chốt, cái chốt nhả ra, thế năng của ḷ xo sẽ đổi thành động năng đập cái búa xuống con chuột. Tất cả các bộ phận con này cần phải hoàn chỉnh trong vai tṛ của nó, phối hợp nhịp nhàng với nhau, để cái bẩy chuột hoạt động hữu hiệu. Thiếu một bộ phận con này, hay một bộ phận nào đó bị hư hỏng, hay trục trặc, hay thiếu kích thước th́ toàn bộ cái bẩy chuột sẽ vô dụng. Một miếng gỗ, một miếng sắt không thể nào tiến hoá tiệm tiến để tự ghép nối để thành một cái máy con, gọi là bẩy chuột hoạt động hoàn chỉnh như thế được. Một sợi giây sắt không thể nào tiệm tiến thay đổi để trở thành cái ḷ xo. Tương tự như vậy, con mắt không thể nào tiến hoá tiệm tiến để từ một cơ quan thị giác đơn giản hơn thành con mắt phức tạp của con người.

2- TTH đă thất bại trong việc vạch lên một lộ tŕnh cho sự h́nh thành của một bộ phận tinh vi và hoàn chỉnh là con mắt. V́ vậy, Darwin đă phải thú nhận như sau:

"Tôi phải thú nhận rằng thật là kỳ cục khi nói rằng con mắt, với những chức năng kỳ diệu không có cái ǵ sánh được, như khả năng thay đổi độ hội tụ cho hợp với khoảng cách khác nhau, khả năng thu nhập lượng ánh sáng khác nhau, và khả năng điều chỉnh cho phù hợp với sai biệt về độ cầu và màu sắc, là sản phẩm của quá tŕnh chọn lọc thiên nhiên." [4]

(To suppose that the eye, with all its inimitable contrivances for adjusting the focus to different distances, for admitting different amounts of light, and for the correction of spherical and chromatic aberration, could have been formed by natural selection, seems, I freely confess, absurd in the highest possible degree.)

Tuy vậy Darwin vẫn chưa bỏ cuộc. Thay v́ vẻ nên một lộ tŕnh tiến hoá của con mắt, ông chỉ cho người ta thấy nhiều sinh vật đương thời có các cơ quan thị giác khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp và gọi đó là bằng chứng của sự tiến hoá của con mắt. Các cơ quan thị giác đó là quang tiếp (photoreceptor) của con jellyfish, mắt h́nh cái ly của con limpets sống trong biển, và con mắt với thấu kính của con ốc sên biển [5]. Ba cơ quan thị giác này có mức độ phức tạp đi từ thấp đến cao theo thứ tự liệt kê trên. V́ vậy, nên theo Darwin, con mắt chắc phải tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp theo thứ tự như vậy.

Lư luận này vấp vào nhiều chướng ngại lớn:

- Trước hết, câu hỏi căn bản nhất vẫn chưa được trả lời: Đó là thị giác từ đâu mà có? Bằng cách nào thị giác tiến hoá từ chổ không thành chổ ?

- Thứ hai, ba loại cơ quan mắt nói trên hiện hữu đồng thời (thời điểm bây giờ). Chúng phù hợp với nhu cầu của từng sinh vật. Chúng không nói ǵ về một quá tŕnh lịch sử (thời gian trôi chảy từ quá khứ đến hiện tại) để có thể chứng minh con mắt đă tiến hoá như thế nào. Chúng tôi lấy thí dụ sau đây để minh họa cho lập luận của chúng tôi:

Một người đứng trước một tiệm bánh thấy ba loại bánh khác nhau. Loại đơn giản nhất gọi là bánh bông lan. Loại này nhỏ, đựng trong ly giấy nhỏ, không có trang hoàng ǵ cả. Loại thứ hai gọi là bánh sinh nhật. Loại này phức tạp hơn, đẹp đẽ hơn v́ có kem bao phủ toàn bề mặt và có chữ "Chúc Mừng Sinh Nhật" được vẽ bằng kem màu trên mặt bánh. Loại thứ ba phức tạp nhất, giống như loại 2, nhưng có nhiều tầng, có bắt kem chữ, đọc là: "Chúc Mừng Tân Hôn." Trên mặt bánh có h́nh nộm tí hon của một cặp vợ chồng mới cưới đang khiêu vũ.

Có thể nào người mua bánh, khi nh́n vào ba loại bánh này, cho rằng bánh bông lan tiến hóa thành bánh cưới? Mặc dù ba loại này sắp thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, nhưng chúng hiện hữu đồng thời. Người làm bánh nấu ba loại bánh khác nhau cho ba mục đích khác nhau: bánh bông lan để ăn sáng, bánh sinh nhật dùng vào sinh nhật, và bánh cưới dùng trong tiệc cưới. Người nấu bánh dùng một số nguyên vật liệu chung, như bột ḿ, trứng, men, đường, v.v. để nấu bánh. Sau đó, ông dùng kem, trái cây, và đồ trang sức để trang hoàng bề mặt khác nhau. Nhưng thực tế chẳng có cái bánh nào tiến hoá thành cái bánh nào cả.

Nói tóm lại, sự hiện hữu của những loại cơ quan thị giác đương thời từ đơn giản tới phức tạp không chứng minh được ǵ hết cho quá tŕnh tiến hóa từ thấp đến cao.   

Tài liệu tham khảo

1- Lê Anh Huy, Thực Tế Có Chứng Nghiệm Chủ Nghĩa Darwin Không, http://hoptinhhoply.org/read.asp?Article_ID=233

2- Nguyễn Lê Ân Điển, Thị Giác, http://hoptinhhoply.org/read.asp?Article_ID=156

3- Michael J. Behe, Darwins Black Box, The Free Press, page 43 (1996)

4- Charles Darwin, The Origin of Species, Random House, page 227 (1993)

5- Micheal J. Behe, p. 17

 


Thực tế chứng nghiệm Đác-uyn     |    Quan điểm siêu h́nh của Đác-uyn  |  Thuyết tiến hóa;các cơ quan hoàn chỉnh  |  Thuyết tiến hóa: bản năng sinh vật  |  Dzin rác |   Nguồn gốc loài người  |  Cuộc Chiến Nội Tâm  |  Ai Sinh Ra Thượng Đế


 

Thuyết tiến hoá: Bản năng của sinh vật
Tác Giả: Lê Anh Huy

 

Trong bài này, chúng tôi bàn tới trở ngại thứ ba mà Darwin đề cập tới trong chương sáu - "Các Điểm Khó Của Lư Thuyết" (Difficulties on Theory) của cuốn sách "Nguồn Gốc Các Loài" của ông. Trong chương này ông liệt ra nhiều chướng ngại cho thuyết tiến hoá (TTH) trong đó có mục "Sự thiếu vắng các loài chuyển tiếp" (On the absence or rarity of transitional varieties) mà chúng tôi đă bàn qua trong bài [1], "Các cơ quan cực kỳ hoàn toàn" (Organs of extreme perfection), tiêu biểu là con mắt mà chúng tôi đă có bàn qua trong bài [2]. Ông đă dành riêng ra chương tám "Bản năng" (Instinct) của cuốn sách ḿnh để bàn về bản năng của sinh vật, điển h́nh là bản năng xây tổ thật kỳ diệu của một loài ong mật. Các trang sách này hiếm khi, hay nói đúng hơn, không bao giờ, được những người Việt Nam ủng hộ thuyết tiến hoá đọc tới. Dù vậy, họ vẫn không ngượng miệng cho rằng TTH là chân lư, trong khi mù tịt không biết Darwin tŕnh bày "chân lư" của ông như thế nào. Một trong các lư do giải thích việc này là TTH đáp ứng cho niềm tin vô thần của họ nên họ không cần phải đọc Darwin để t́m hiểu tác giả viết ǵ. 

Trong bài này chúng tôi cố gắng cung cấp cho đọc giả những luận cứ mà Darwin tŕnh bày trong chương "Bản năng" để cổ xúy cho TTH. Sau đó chúng tôi sẽ dùng lư thường để phản luận lại Darwin, để cho quí đọc giả thấy rơ sự vô lư của lư thuyết này như thế nào. V́ mức độ bao quát của vấn đề, chúng tôi xin giới hạn bài này trong phạm vi "Bản năng làm tổ của con ong Hive" (Cell-making instint of Hive-bee), là một phần trong chương bảy của cuốn sách Nguồn Gốc Các Loài [3].

1- Tóm tắt luận cứ của Darwin:

Darwin bắt đầu tiểu luận của ông bằng một quan sát cho rằng h́nh dạng của các tế bào của ổ của con ong Hive là đáp số cho bài toán tối ưu: H́nh dạng, kích thước, cách sắp xếp của các tế bào của tổ ong phải như thế nào để lượng sáp dùng cho việc xây tổ ít nhất, nhưng tổ lại chứa được nhiều mật nhất. (Một bài toán tối ưu khác mà sinh viên kỹ thuật năm đầu ráng giải là với góc cạnh nào một cổ pháo bắn viên đạn đi xa nhất.) Sáp do ong làm ra từ mật ong, mật ong được ong tiết ra do tiêu thụ đường. Nếu ong xài ít sáp hơn, th́ sẽ tiêu thụ ít mật hơn và do đó để dành được nhiều mật hơn để dùng trong các việc khác. Việc để dành được nhiều mật hơn có lợi cho việc sinh tồn của ong Hive trước những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. 

Darwin kinh ngạc v́ khả năng xây tế bào của con ong Hive trong bóng tối của cái ổ vượt quá khả năng của người, ngay cả đối với thợ rành nghề, với dụng cụ tinh xảo. Làm sao con ong Hive có thể xây được các mặt phẳng, các góc cạnh, và hơn thế nữa, làm sao chúng biết là chúng đang làm sai hay đúng? Đứng trước câu hỏi khó trả lời này Darwin vẫn cố t́m ra một con đường ṿng để bảo vệ cho lư thuyết của ông. Ông dùng lại phương pháp cũ mà chúng tôi đă bàn tới trong bài [2]. Đó là t́m ra ba cấu trúc ổ ong tại thời điểm bây giờ, sắp xếp thứ tự từ đơn giản/thô kệch đến phức tạp/tinh xảo và kết luận rằng đây là kết quả của quá tŕnh chọn lọc tự nhiên. Quá tŕnh này đă tích lũy những biến dị có lợi cho con ong,  để sau cùng, con ong đạt được bản năng cần thiết để, với ít vật liệu nhất, xây được ổ chứa nhiều mật nhất. T́nh trạng tối ưu này cho phép con ong Hive tồn tại với xác xuất cao nhất trong cuộc đấu tranh với môi trường. Với sự hiện diện của ba loại tổ ong này, Darwin cho rằng bản năng xây ổ của con ong Hive đă tiến hóa từ các bản năng khác của các loài ong khác. Ba loại ổ ong đó được mô tả như sau:

1- Ong "Khiêm Nhường" (Humble-bee) có tổ đơn giản/thô kệch nhất. Chúng dùng lại tổ của con kén, là tiền thân của con ong trong quá tŕnh hoá h́nh (metamorphosis), làm chổ chứa mật. Thỉnh thoảng, chúng xây thêm vào đó những ống bằng sáp ngắn để chứa thêm mật. Các ống bằng sáp này cách xa nhau, rất thô kệch, và kích thước lệch lạc. 

2- Tổ của ong Hive phức tạp/tinh xảo nhất. Mỗi tế bào của tổ là một h́nh ống có đáy là h́nh lục giác đều, chất lên nhau rất đều đặn và đối xứng. Các đáy lục giác này có diện tích hầu như bằng nhau. Cấu trúc tế bào của ong Hive là cấu trúc cực kỳ hoàn chỉnh theo Darwin.

3- Đứng giữa ong Khiêm Nhường và ong Hive là loài ong tên là Melipona. Ổ của chúng có dạng gần như đều đặn bào gồm nhiều tế bào h́nh trụ có đáy là h́nh tṛn để ấp ong con. Bên cạnh các tế bào này, chúng xây thêm các tế bào h́nh cầu bằng sáp, có kích thước gần bằng nhau để chứa mật. Các tế bào h́nh cầu để chứa mật này tụ vào nhau để thành một khối thô kệch.

Darwin nhận xét nếu "chúng ta" có thể thay đổi bản năng hiện hữu của ong Khiêm Nhường một chút th́ chúng có thể làm được ổ tinh xảo hơn như của ong Melipona, và tương tự cho ong Melipona và ong Hive. Ông tin rằng quá tŕnh chọn lọc tự nhiên đă đứng vào vai tṛ của "chúng ta" đó, nghĩa là, tích lũy những biến dị có lợi cho bản năng của ong Hive, mỗi lúc một chút, để sau một thời gian dài, ong Hive đă đạt được một bản năng để làm được tổ tinh xảo nhất. Tóm lại theo Darwin, bản năng cũng tiến hoá như h́nh dạng của các loài.

2- Phản luận:

V́ Darwin chỉ dùng một phương pháp (đó là t́m ra ba cấu trúc sắp xếp từ thấp đến cao của thời điểm bây giờ) để cổ xúy cho lư thuyết của ḿnh, nên nó cũng phải đối đầu với cùng một thách đố:

2.1- Câu hỏi căn bản nhất vẫn là bản năng "đầu tiên" từ đâu mà có? Hay nói cách khác là Darwin chỉ tập trung vào việc giải thích, với một số thay đổi nhỏ, bản năng của con ong Khiêm Nhường tiến hoá thành ong Melipona, tiếp tục tiến hóa thành bản năng của ong Hive, nhưng ông không giải thích từ đâu ong Khiêm Nhường có được bản năng dùng lại tổ kén của nó. Nếu một bản năng là kết quả cộng dồn trong một thời gian dài của nhiều bản năng thô sơ hơn, có trước, th́ bản năng có trước nhất của sinh vật là ǵ? 

Kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng thế giới vật chất không phải là một môi trường liên tục mà thế giới được lượng tử hoá. Sinh viên Đại Học năm thứ nhất về vật lư hay kỹ thuật biết rằng ánh sáng được truyền đi theo dạng hạt và sóng. Hạt mang năng lượng nhỏ nhất của ánh sáng gọi là quang tử (photon). Ngoài ánh sáng ra, người ta cũng tin rằng hấp lực cũng hiện hữu dưới dạng hạt. Hiện tại người ta đang cố t́m ra hạt hấp tử (graviton) là hạt cơ bản nhất mang năng lượng nhỏ nhất của hấp lực. V́ chúng là hạt nhỏ nhất, chúng ta không thể bẻ chúng thành những hạt nhỏ hơn được. Như vậy làm thế nào các hạt này xuất hiện từ KHÔNG ra CÓ? Tương tự như vậy, từ đâu xuất hiện ra bản năng "nhỏ nhất", "thô sơ nhất" và "đầu tiên"? Những bản năng "nhỏ nhất" này là phức tạp bất khả giảm (irreducible complexity), nghĩa là nếu ít hơn một chút, thô thiển hơn một chút th́ sinh vật không thể sinh hoạt [2]. Một thí dụ về khái niệm phức tạp bất khả giảm áp dụng trong bản năng của sinh vật là con gà con mổ trứng bể để chui ra ngoài, khi trứng ấp đă đủ ngày đủ tháng. Một là nó mổ bể vơ trứng để sống sót, hai là v́ một lư do nào đó, không mổ được vỏ trứng để chui ra, chịu chết. Bản năng mổ vơ trứng để được sống này không tiến hoá (hay thoái hoá) đi đâu được cả.   

2.2- Darwin giả định rằng động cơ của quá tŕnh tiến hoá của bản năng con ong là để tiết kiệm vật liệu xây tổ . Nhưng việc xài lại ổ con kén cũng là một cách tiết kiệm vật liệu hữu hiệu nhất, nếu con ong Khiêm Nhường không "để ư" tới mỹ thuật! Thêm vào đó, dùng lại ổ kén tiết kiệm thời gian xây cất rất nhiều. Tiết kiệm vật liệu và giảm thiểu thời gian xây cất cũng cho ong Khiêm Nhường lợi khí để sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt, theo TTH. Do vậy, nếu đứng trên lănh vực kiến trúc, ong Khiêm Nhường thấp hơn ong Hive. Nhưng nếu đứng trên lănh vực tiết kiệm vật liệu, và tốc độ gia công, rất có thể ong Khiêm Nhường cao hơn ong Hive. Nếu động cơ của quá tŕnh chọn lọc thiên nhiên là để tích lũy biến dị có lợi cho sinh vật để sinh tồn trước sự vô t́nh của thiên nhiên th́ có lẽ con ong Khiêm Nhường là sinh vật thích nghi nhất, v́ chúng tiết kiệm được vật liệu nhất và xây tổ nhanh nhất (v́ xài lại đồ cũ). Do đó, cái thứ tự cao thấp do Darwin nghĩ ra rất chủ quan. Và do đó, TTH về bản năng sinh vật vẫn đứng trước một chướng ngại cần được san bằng.    

2.3- Những cái ǵ hiện hữu trong thời điểm bây giờ (thời gian =0) không nhất thiết nói về một quá tŕnh lịch sử của một sự thay đổi tiệm tiến từ thấp lên cao, nếu quá tŕnh này thật sự tồn tại [2]. Những cái ǵ Darwin thấy trong lúc sinh tiền chỉ là những vết chấm trên một trang giấy trắng. Qua TTH, Darwin đă nổ lực nối những điểm này lại với nhau bằng các mũi tên và cho rằng điểm A bắt nguồn từ điểm B. Thực tế th́ điểm A có thể bắt nguồn từ điểm C, hay không bắt nguồn từ điểm nào cả. Do vậy, TTH bao gồm các điểm A,B,C, v.v. là có thật, và các mũi tên nối chúng lại với nhau chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người.

Tài liệu tham khảo:

 

1- Lê Anh Huy, "Thực tế có chứng nghiệm chủ nghĩa Darwin không," http://hoptinhhoply.org/read.asp?Article_ID=233

2- Lê Anh Huy, "Thuyết tiến hoá: Cơ quan hoàn chỉnh," http://hoptinhhoply.org/read.asp?Article_ID=236

3- Darwin, Origin of Species, Chapter 7, trang 339-350 (1993)

 

 


Thực tế chứng nghiệm Đác-uyn     |    Quan điểm siêu h́nh của Đác-uyn  |  Thuyết tiến hóa;các cơ quan hoàn chỉnh  |  Thuyết tiến hóa: bản năng sinh vật  |  Dzin rác |   Nguồn gốc loài người  |  Cuộc Chiến Nội Tâm  |  Ai Sinh Ra Thượng Đế


 

Dzin (Gen) rác

Một bài báo ấn hành bởi Washington Post có trích dẫn một câu tuyên bố của Phillip Kitcher, một triết gia khoa học của Đại học Columbia. Phillip Kitcher nói câu nói này để phản bác một thuyết mới cho rằng vạn vật được tạo dựng bởi một đấng siêu nhiên hay một sinh vật cấp cao khác (gọi là thuyết Intelligent Design hay Thiết Kế Thông Minh - TKTM). Câu nói đó như sau:

"Có nhiều DNA trong đó không cần thiết - chỉ là rác. Nếu nó được thiết kế thông minh, th́ Thiên Chúa phải vào trường học lại."

(A lot of the DNA in there is not needed - its junk. If it is intelligently designed, then God needs to go back to school.) [1]

Câu nói này được nhiều người vô thần trích dẫn như là một vũ khí tấn công vào niềm tin vào sự tạo dựng của Thiên Chúa. Đối với họ, nếu có bộ phận nào đó trong sinh vật là "vô dụng", "thừa" như DNA rác, th́ đó là bằng chứng cho sự vô hữu của Thiên Chúa. Nhưng để cho công b́nh, nếu con người cuối cùng hiểu ra được công dụng của các bộ phận rác đó, th́ họ phải công nhận là Thiên Chúa hiện hữu, bằng vào luận cứ của chính họ.

Mục đích của bài này là để tŕnh bày cho đọc giả thấy được sự phản pháo lên lại người vô thần bằng chính luận cứ của họ.

Nhưng trước hết, chúng ta thử làm quen với một số khái niệm căn bản của khoa học di truyền.

1- Nhiễm sắc thể, DNA và Dzin:

Cơ thể sinh vật được cấu tạo bởi nhiều tế bào. Trong mỗi tế bào có nhân. Trong nhân tế bào có nhiễm sắc thể (NST) dính vào nhau từng cặp. (Con người có 23 cặp NST, một cặp là NST giống phái.) Một giải của cặp NST này bao gồm hai sợi DNA cuốn quưt vào nhau như ḷ xo. DNA (Deoxyribonucleic acid) mang nhiều dzin, là chỉ thị được mă hoá để cơ thể sinh vật biết cách để sản xuất ra các tế bào, các bộ phận khác và cách vận hành chúng (H́nh 1).





 

H́nh 1.- Quan hệ giữa Nhiễm Sắc Thể, DNA và Dzin

2- Dzin mă (hóa) chuyên chở thông tin:

Hai nhánh của DNA được cấu tạo bởi các phân tử hữu cơ. Chúng là adenine (A), guanine (G), cytosine (C) and thymine (T). Nếu nhánh của DNA này được sắp xếp (từ trên xuống dưới) theo thứ tự là C, T, G, A, C, A, th́ nhánh kia được sắp xếp G, A, C, T, G, T, v́:

. C và G đi với nhau

. T và A đi với nhau

Do đó nếu chúng ta biết thứ tự sắp xếp của một nhánh, chúng ta sẽ suy ra thứ tự sắp xếp của nhánh kia. Hai sợi DNA móc nối vào nhau qua sự liên kết của các cặp phân tử này (H́nh 2).


H́nh 2.- DNA mă (hóa) chuyên chở chỉ thị để sản xuất protein.

Sự sắp xếp thành chuổi của các phân tử Adenine, Guanine, Cytosine và Thymine trên một sợi DNA được mă hoá thành chuổi mẫu tự, thí dụ như chuổi CTGCA.... Một chuổi mă hoá chuyên chở một chỉ thị trọn vẹn nào đó gọi là dzin.

3- Dzin rác:

Tuy nhiên, cho tới măi gần đây, nguời ta cho rằng không phải dzin nào cũng chuyên chở chỉ thị. (Dzin không chuyên chở chỉ thị gọi là dzin rác.) Theo nhiều nghiên cứu, số lượng dzin rác, có thể lên trên 95%. V́ không biết những dzin này dùng vào việc ǵ, nên người ta cho rằng đó là những dzin vô dụng, thừa thải. V́ nó không mang mục đích ǵ, nên người ta cho rằng nó là phó sản của quá tŕnh tiến hoá. (Theo TTH, chọn lọc tự nhiên đào thải những biến dị bất lợi và tích tụ những biến dị có lợi. Những biến dị bất lợi này phải liên kết với một loại dzin (gọi là dzin "bất lợi") nào đó. Do vậy, dzin bất lợi phải bị vô dụng hoá trước để biến dị bất lợi bị đào thải. TTH tân thời chỉ đưa ra giả định là dzin rác là phó sản của quá tŕnh TH, nhưng không có giả định nào để giải thích làm thế nào các dzin hữu dụng lại có thể mang thông tin. Thông tin là phó sản của sự thông minh, trong khi tiến hoá là quá tŕnh mù v́ nó không có lộ tŕnh thiết kế trước.) Đối với quí vị vô thần, v́ sinh vật tiến hoá nên không có Đức Chúa Trời.

Không may cho họ, với sự tiến bộ của khoa học, bức màn kỳ diệu của sinh vật càng ngày càng vén lên. Những dzin được xem là "rác" trước đây bây giờ không c̣n rác nữa [2]. Các chuyên gia tin rằng một số dzin được xem là rác trước đây trở nên (do sự tiến bộ của khoa học) những dzin khống chế sự phát triển của bào thai và sự hoạt động của các dzin không thể thiếu khác. Giáo sư David Haussler, University of California, phát biểu về những khám phá mới về các dzin đă bị khoa học lăng quên hồi trước như sau:

"Nó thật sự đánh tôi ngả nhào. Thật là quá sức thú vị khi nghĩ rằng có những phần tử được bảo tŕ hết sức kỹ lưỡng, mà bị lănh quên bởi cộng đồng khoa học từ trước." [2]

(It absolutely knocked me off my chair. Its extraordinarily exciting to think that there are these ultra-conserved elements that werent noticed by the scientific community before.)

Giáo sư Chris Ponting, làm việc cho Medical Research Councils Functional Genetics Unit tại Anh Quốc nói với đài BBC trên mạng rằng:

"Tôi nghĩ rằng có những DNA "rác" trở nên chẳng rác chút nào. Tôi nghĩ rằng [sự khám phá này] chỉ là chút ít như đầu ngọn lá, và rằng sẽ có nhiều khám phá tương tự như thế." [2]

(I think other bits of "junk" DNA will turn out not to be junk. I think this is the tip of the iceberg, and that there will be many more similar findings.)

4- Kết luận:

Những cái ǵ một người cho là rác, hay vô dụng bây giờ có thể trở nên quan yếu sau này, do kiến thức họ trở nên cao cấp hơn. Nói rằng một dzin là "rác" trong khi chưa biết hết tỏ cho chúng ta thấy người đó vừa bất kiến, bất tri và kiêu ngạo.

Nếu một người vô thần cho rằng một phần tử nào đó trong sinh vật là vô dụng, là bằng chứng cho sự vô hữu của Thiên Chúa, th́ khi nó trở nên hữu dụng do khám phá mới của con người, th́ bằng vào luận cứ của chính họ, Thiên Chúa phải hiện hữu.

Tài liệu tham khảo:

1- Michael Powell, "Doubting Rationalist," http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2005/05/14/AR2005051401222_pf.html

2- Julianna Kettlewell, "Junk throws up precious secret", http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/3703935.stm


 

Thực tế chứng nghiệm Đác-uyn     |    Quan điểm siêu h́nh của Đác-uyn  |  Thuyết tiến hóa;các cơ quan hoàn chỉnh  |  Thuyết tiến hóa: bản năng sinh vật  |  Dzin rác |   Nguồn gốc loài người  |  Cuộc Chiến Nội Tâm  |  Ai Sinh Ra Thượng Đế