Bàn luận: TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI KHÓ


 


1. Khả năng Tinh tinh thành người    2. Trái đất có trước Mặt Trời    3. Genome, Bản đồ DNA    4. Chuyện Nô-ê đóng tàu   

5. Nhiễm sắc thể Nam, nữ    6. Các màu da và ngôn ngữ    7. Chúa không khiêng nổi ḥn đá    8. Anh em ruột lấy nhau   9. Xương Người Khổng Lồ


 

1. Khả Năng Tinh Tinh Thành Người

                Hỏi: 

Với tri thức về Vi Sinh Học (Microbiology) và Sinh Tổng Hợp (Biosythesis), xin Tác giả chứng minh việc tinh tinh trở thành người là vô lý?

                Trả lời 1:

                Xét về mức độ đột biến an toàn cho phép:

Ta cho rằng loài người có cùng một tổ tiên chung với tinh tinh và gô-ri-la vào giai đoạn 4 tới 7 triệu năm trước, và chúng có khoảng 95 - 99,4 % ADN là chung với loài người. Hệ gien của người có 3, 2 tỷ Nucleotides, (đọc tiếng Việt: Nucleotit), khác hệ gien của tinh tinh là 48 triệu Nucleotide, tức 1,5%

Chương tŕnh nghiên cứu hệ gien quốc tế xác định rằng đột biến 1 phần tỷ số lượng nucleotide sẽ hủy hoại cơ thể - điều này có nghĩa rằng mỗi thế hệ con người không được phép đột biến 2 trong số 3,2 tỷ nucleotide. Giả thiết rằng mỗi thế hệ đều có đột biến ở mức an toàn tối đa là 2 nucleotide. Vậy  48 triệu đột biến phải xảy ra trong 24 triệu thế hệ.

Nếu mỗi thế hệ bắt đầu sinh sản lúc 15 tuổi th́ cần phải có một khoảng thời gian 24 triệu x15 năm =360 triệu năm để con tinh tinh tiến hóa thành người. Đây đang nói về lư thuyết, tức sự đột biến gien xảy ra một cách liên tục (trong từng thế hệ nối tiếp), một cách tối đa (mỗi thế hệ được đột biến 2 nucleotide), và một cách tích cực (hữu ích cho quá tŕnh tiến hóa).  Trong thực tế , sự đột biến xảy ra một cách gián đoạn, đơn chiếc, cả tiêu cực lẫn tích cực ( ví dụ 1 đột biến xảy ra cho mười thế hệ, theo cách đột biến tiến hóa hai phần, thoái hóa 1 phần. Như vậy , khoảng thời gian cần thiết sẽ kéo dài hơn không phải 360 triệu năm, nhưng 7,2 tỷ - 14,4 tỷ năm.  Thuyết Tiến Hóa xác định lịch sử loài người cỡ 1 – 7 triệu năm và tuổi Trái Đất mới 4,5 tỷ năm. Thêm vào đó, đột biến xảy ra theo chiều hướng tiêu cực nhiều hơn tích cực, chưa kể các tác động bên ngoài, như khi một con tinh tinh vừa đột biến tích cực ra đời bị con cọp chụp mất.... Vậy loài người phải chờ thêm bao nhiêu thế hệ nữa mới có sự đột biến tương tự xảy ra? Đây chúng ta đang bàn về sự tiến hóa từ tinh tinh gần gũi nhất đến con người đă lâu như vậy, huống chi khoảng thời gian cần thiết cho một phần tử vô sinh trở nên hữu sinh, từ đơn bào sơ cấp đến tế bào cao cấp...  tiến hóa qua nhiều loài mới tới tinh tinh rồi cuối cùng thành người.

Tóm lại,  tuổi Trái Đất không đủ để các loài tiến hóa bằng cách đột biến may rủi.

ch4f3

                Trả lời 2:

                Xét về xác suất thành công một hệ gien hoàn chỉnh

                Nếu chúng ta tung lên một đồng xu, mỗi một mặt có xác suất  rơi úp mặt xuống đất =1/2. Nếu chúng ta tung lên con súc-sắc h́nh tam giác khối có bốn mặt, bốn mầu, xác suất cho mỗi mầu rơi úp mặt xuống đất =1/4.  Nếu tung lên hai con súc-sắc th́ xác suất cùng mầu rơi úp mặt xuống đất =1/4x1/4. Nếu tung lên ba con súc-sắc, xác suất  ấy =1/4x1/4x1/4 = 1/64.

Mỗi Nucleotide có 4 khả năng xắp xếp a-xit  amino theo thể loại A,T,C hoặc G, Xác suất  trở nên loại A ( hoặc C,T,G) theo ư muốn là ¼, Hệ Gien ( Genome) của con người có 3, 2 tỷ nucleotide, vậy xác suất  cho 3,2 tỷ nucleotide sắp xếp một cách hữu hiệu để trở nên cơ thể con người là 1/4x1/4x1/4...  3,2 tỷ lần, hay (1/4) 3,2 tỷ. Bạn có thể nói rằng con người tiến hóa từ  con tinh tinh - gần giống như người - nên quá tŕnh tiến hóa không bắt đầu từ con vi khuẩn. Có nghĩa là từ giai đoạn gần cuối, từ hệ gien có sẵn của con tinh tinh. Dù ǵ đi chăng nữa, xác suất  thành công cho bộ gien của con người cũng không cho phép điều ấy xảy ra một cách may rủi. Con người có 3, 2 tỷ nucleotide, xác suất  để một nucleotide đột biến là 1 trên 3, 2 tỷ. Giữa tinh tinh và con người có 48 triệu nucleotide đột biến, vậy xác suất  để các đột biến ấy xảy ra hợp là 1 trên 3, 2 tỷ giai thừa 48 triệu, tức 1 trên 153 x 1015  (15 số không sau 153, hay 153 triệu tỷ). Nếu không nói xác suất  bằng zê-rô th́ bằng cái ǵ trong khoảng chân không bao la của vũ trụ.

Nếu bạn có khả năng thử nghiệm mỗi giây một lần, bạn cần có 4,5 tỷ năm để thay đổi 48 triệu trong số 3,2 tỷ nucleotide để biến tinh tinh thành người.

 

                 Trả lời 3: 

                Xét về tính cách của A-xít A-mi-nô dưói ánh sáng.

Có hai loại a-xit a-mi-nô: loại kiểu levo (thiên tả) và loại kiểu dextro (thiên hữu). Khi chiếu tia sáng vô a-xit  a-mi-nô, nếu tia sáng  khúc xạ sang trái , chúng ta có a-xit  a-mi-nô thiên tả, nếu tia sáng khúc xạ sang bên phải, chúng ta có a-xit  a-mi-nô thiên hữu. Tất cả các vật liệu vô cơ có a-xit  a-mi-nô thiên tả và thiên hữu bằng nhau. Các vật liệu hữu cơ chỉ có a-xit  a-mi-nô thiên tả. Một nucleotide trung b́nh có 400 a-xit  a-mi-nô, hoàn toàn thiên tả. Xác suất 1 a-xit a-mi-nô ra đời kiểu thiên tả =1/2, xác suất toàn bộ 400 a-xit  a-mi-nô của một nucleotide ra đời toàn thiên tả là 1/2x1/2x1/2 ... 400 lần, hay (1/2) 400,  tức là một trên một ngàn tỷ, tỷ.... tỷ (13 chữ tỷ sau chữ một ngàn).

Vật liệu vô cơ không thể tự nhiên biến thành vật liệu hữu cơ. Giả sử điều đó có thể xảy ra th́ một nửa số a-xit  a-mi-nô trong một nucleotide phải đột biến từ thiên hữu sang thiên tả để tất cả số a-xit  a-mi-nô đều thiên tả, chứ không phải nửa hữu nửa tả.  Điều này phải xảy ra một cách đồng loạt bởi chất hữu cơ có số a-xit  a-mi-nô thiên hữu và thiên tả bằng nhau, c̣n chất hữu cơ chỉ có a-xit  a-mi-nô thiên tả. Không có dạng trung gian, gồm có 1/3 thiên hữu, 1/3 thiên tả, 1/3 vô định hướng. Trong trường hợp này, 200 a-xit  a-mi-nô phải đồng loạt chuyển hướng với xác suất 1/2x1/2x1/2 ... 200 lần (1/2) 200. Thêm một chi tiết: nếu a-xit  a-mi-nô thiên hữu có thể đột biến thành thiên tả th́ loại thiên tả có thể đột biến ngược lại khiến cho khả năng biến vật liệu vô cơ thành hữu cơ càng khó hơn, quá tŕnh lâu dài hơn, vượt qua giới hạn cho phép của không gian, thời gian của vũ trụ và trí tưởng tượng của con người

                Trên đây đang nói về xác suất h́nh thành a-xit  a-mi-nô thiên tả của một nucleotide.  Vậy xác suất  tất cả các a-mi-nô a-xit  trong 3, 2 tỷ nucleotide của con người mang đặc tính thiên tả c̣n nhỏ hơn 3, 2 tỷ lần nữa.

Tóm lại, ở mức độ tinh vi và tối thiểu nhất của sinh vật, Thuyết Tiến Hóa theo phương cách đột biến may rủi đă mất chỗ dựa trong Di Truyền Học và Toán Học.

(Dựa theo Mark Nash http://thetrumpet.com/index.php?page=article&id=590)


2. Trái Đất Có Trước Mặt Trời?

                 Hỏi: 

                Chúa làm Trái Đất trước hay Mặt Trời trước?

                Trả lời:

                Trái Đất  trước.

                Về tŕnh tự sáng tạo chúng ta có thể tóm tắt như sau:

Ngày thứ nhất: Đức Chúa Trời tạo ra khoảng không vũ trụ (tức bầu trời chứ không phải Mặt Trời), Trái Đất và ánh sáng, đặt ra đơn vị chia thời gian theo ngày.

Ngày thứ hai: Phân chia nước trong thể lỏng và thể khí, tạo ra bầu khí quyển xung quanh Trái Đất.

Ngày thứ ba: Gom góp nước trong thể lỏng vào một nơi, tạo ra biển, đất liền và thế giới thực vật. Khi ấy, đất liền chưa được tách ra thành lục địa, chưa có mưa nên không có sông, suối, ao, hồ. Cây cối lấy hơi nước trong bầu khí quyển và từ ḷng đất để duy tŕ sự sống.

Ngày thứ tư: Đức Chúa Trời  sáng tạo ra Mặt Trời, Mặt Trăng và các tinh tú. Bắt đầu chia thời gian theo lịch năm, tháng, mùa.

Ngày thứ năm: Đức Chúa Trời tạo ra thế giới động vật sống dưới nước và trên không trung.

Ngày thứ sáu: Đức Chúa Trời  tạo ra thế giới động vật sống trên đất liền: gia súc, dă thú, các loài ḅ sát và con người.

Ngày thứ bảy: Đức Chúa Trời kỷ niệm sự hoàn tất Công Cuộc Tạo Hóa và đặt ra Ngày Thánh.  Bắt đầu chia thời gian theo lịch tuần

Bạn có thể hỏi:

                - Trái Đất  được sáng tạo trước th́ nó quanh xung quanh cái ǵ?

Thưa: Kinh Thánh không nói rơ nhưng theo tôi suy nghĩ, Trái Đất  vẫn tự quay quanh trục của nó và theo một quỹ đạo trong vũ trụ. Cũng như các vận động viên chạy tiếp sức, người chạy trước , người chạy sau vậy.

                - Nếu chưa có Mặt Trời th́ lấy ǵ lấy ánh sáng ở đâu trong ngày đầu tiên để chia ngày và đêm, và lấy ánh  sáng ở đâu cho thực vật trong ngày thứ ba?

Thưa: Ánh sáng có thể phát ra từ hóa quang như trong con đom đóm, từ điện quang như đèn nê-ông, đèn LED, hoặc phản ứng hạt nhân. Chúa có thể sai khiến các nguồn sáng hoạt động theo chu kỳ là chúng ta có ngày và đêm ngay. Thực vật không cần đến ánh nắng Mặt Trời trong một ngày cũng sống được, tức là ngày thứ ba cho đến ngày thứ tư. Cũng vậy, thực vật trong ngày thứ ba không được thụ phấn bằng côn trùng, nhưng bằng gió , v.v.. 

Về thứ tự sáng tạo các loài vật, chúng ta thấy cây cỏ được sáng tạo trong một ngày, thế giới động vật được sáng tạo trong hai ngày. Các loài vật được tạo ra không theo tŕnh tự từ đơn giản đến phức tạp nhưng theo môi trường chúng sẽ sinh sống: Đầu tiên là các loài sống dưới nước và trên không trung, sau đó là các loài sống trên đất liền. Ở từng môi trường sinh sống, Đức Chúa Trời không tạo ra những loài đơn giản hơn rồi khiến chúng biến dần thành loài phức tạp như cá biến thành chim hay ḅ sát biến thành thú. Kinh Thánh nhấn mạnh ḍng chữ: " Đức Chúa Trời làm ra các loài sống dưới nước tùy theo từng loại... các loài chim trên không trung, tùy theo từng loại... các loài thú rừng tùy theo từng loại, các loài súc vật tùy theo từng loại, các loài ḅ sát tùy theo từng loại..." Ngay từ ban đầu , Đức Chúa Trời đă sáng tạo ra các loài riêng biệt theo từng loại chứ không khiến loài này tiến hóa thành loài kia. Đây là Định Luật Bảo Toàn Ṇi Giống Sinh Vật.

Có người hỏi: "Vậy cái ǵ có trước, trứng gà hay con gà? Giả sử , Ngài tạo ra quả trứng đầu tiên, 21 ngày sau mới có con gà con, điều ấy có lư không? Khi mới nở ra , ai dạy cho gà con đào bới t́m giun?"

https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSo222_V8452UYoLtDEdX-EcsOatCD_PvegxojfhlvA7dDJ-27DzA

Câu trả lời cũng được t́m thấy trong Kinh Thánh, mỗi khi Ngài tạo nên một con vật, Đức Chúa Trời luôn chúc phước cho nó và phán: " Hăy sinh sản, tăng thêm cho đầy dẫy dưới nước, trên không trung và trên mặt đất..." Đúng vậy, ngay từ đầu Đức Chúa Trời đă sáng tạo ra các con vật và con người hoàn tất, trưởng thành, có khả năng sinh sản.  Phương cách sinh sống thích hợp với từng môi trường và nghệ thuật nuôi con đều được Ngài mă hóa trong hệ thống di truyền của từng loài.


   

    3. Genome, Bản Đồ DNA

                Hỏi:

Genome, bản đồ DNA người và thú có giống nhau?

Tác giả nghĩ ǵ khi các Nhà Khoa Học chứng minh số lượng gien  của con người chẳng khác nhiều số lượng gien  của con thú. Điều ấy chứng minh chúng ta tiến hóa từ các sinh vật cấp thấp hơn phải không?

                Trả lời   

“Sai một li, đi một (vạn) dặm.”

Cơ thể chúng ta được tạo dựng bằng các tế bào, mỗi tế bào được mă hóa di truyền bởi các gien. Các gien đó quyết định tạo h́nh hay chức năng của từng tế bào cụ thể, có gien  khiến tế bào này trở nên tế bào của con mắt, có gien  khiến tế bào kia trở nên tế bào tiêu hóa. Có gien  khiến người ta già đi, có gien  dính dáng đến bệnh tật như bệnh tiểu đường hoặc ung thư.

Trong ṿng mười năm qua, hàng ngàn khoa học gia của các nước tiên tiến trên thế giới tham gia một công tŕnh nghiên cứu đồ sộ nhằm t́m hiểu số lượng, cấu trúc và tŕnh tự của gien. Họ  đă thành công bước đầu trong việc ấy cuối năm 2000. Ba nhà nghiên cứu đă được giải thưởng Nô-bel về công tŕnh của họ. Người ta nói đây là một bước ngoặc trong lịch sử Y học và khoa học thế giới, là thành tựu đột phá, đáng so sánh như chuyện con người đặt chân lên Mặt Trăng. Nhờ nghiên cứu về gien, người ta có thể hiểu biết về cơ chế chức năng của con người ở mức tế bào và hiểu biết nguyên nhân, phương cách chữa  các bệnh hiểm nghèo như ung thư hay thần kinh, kéo dài tuổi thọ và nâng cao  chất lượng cuộc sống.

Mặc dầu kết quả c̣n sơ khởi, chi tiết nghiên cứu nằm ngoài tầm hiểu biết của những người b́nh thường,  một điều làm cho tất cả mọi người phải kinh ngạc, rằng số gien  của loài người và loài chuột tương đương với nhau, khoảng 30.000 gien , chẳng nhiều hơn các loài hạ đẳng như giun tṛn là bao nhiêu.

Nhiều người đă sớm đi đến một kết luận: loài người và loài vật đặc biệt các loài có vú có cùng một tổ tiên là một con thú nhỏ sống thời khủng long. Chuột đă giống người như vậy về các số lượng gien th́ huống chi là các con vượn người, đười ươi.

Những người này phạm một sai lầm rất lớn, là xem nhẹ tầm quan trọng của sự khác biệt. Ví dụ có một người kia đi mua xe hơi bằng tiền mặt. Anh ta thanh toán bằng 4 tờ bạc xanh, trên mỗi tờ có ghi rơ ràng ḍng chữ   “Five Thousands Dollars” bên dưới h́nh Cựu Tổng Thống Mỹ. Các tờ bạc này đều có mộc của ngân hàng và có số đăng kư đàng hoàng. Chủ xe nấn ná tṛ chuyện t́m cách câu giờ thay v́ trao ngay ch́a khóa xe. Ba phút sau, cảnh sát ập đến, c̣ng tay anh lôi đi...

Bạn có biết anh này sai ở đâu không? Chữ Thousand bao giờ cũng mang số ít, dù 0ne Thousand hay Five Thousand. Bây giờ đem so sánh đồng tiền hắn công phu vẽ ra với đồng tiền thật, hai thứ giống nhau 99,99 phần trăm, chỉ khác nhau có chữ “s” đằng sau chữ Thousands . Sự khác nhau 0,01% không đáng kể ấy đem lại hậu quả 15 năm tù v́ tội làm tiền giả.

United-States-Five-Thousand-Dollar-Federal-Reserve-Note

Hăy so sánh hai câu văn sau đây, (a) “Nước Trung Hoa đứng đầu thế giới với dân số trên một million và càng ngày càng gia tăng một cách đáng kinh ngạc.” (b) “Nước Trung Hoa đứng đầu thế giới với dân số trên một billion và càng ngày càng gia tăng một cách đáng kinh ngạc.” Hai câu này đâu có khác nhau nhiều, chỉ khác có 1 trong 115 chữ, tức nhỏ hơn 1%. Nhưng nói Trung Hoa chỉ có hơn một triệu người thật vô lư.

Thêm một ví dụ nữa: Sau khi giảng về Thuyết Tiến Hóa, một thầy giáo viết một gịng chữ thật lớn trên bảng: “God is no-where!” rồi hùng hổ bước ra ngoài. Hết giờ giải lao, ông quay lại, sửng sốt thấy một gịng chữ khác viết bên dưới: ”God is now-here!” (tạm dịch câu đầu:  “Không nơi nào có Chúa!” và câu thứ hai “Nơi nào mà không có Chúa!” hay: “Bây giờ có Chúa ở ngay đây – không những nói về không gian, mà c̣n về thời gian nữa.) Trong hai câu tiếng Anh, số lượng chữ được dùng đều là 16, kể cả khoảng trống giữa hai từ, chỉ khác nhau chỗ đặt dấu nối trước hay sau chữ “w”. Số lượng chữ giống nhau 100% nhưng ư nghĩa hai câu thật khác biệt, như Thiên Đàng và Địa Ngục vậy.

Dù số lượng gien của người chẳng khác nhiều so với thú, giữa hai loài có những khoảng cách không thể nào khỏa lấp nổi. Có con thú nào có lư trí, tâm hồn, ngôn ngữ, chữ viết, lương tâm, tín ngưỡng như con người không? Gien nào phụ trách những phần ấy? Nếu con thú tiến hoá thành con người th́ gien nào của nó có thể biến đổi thành những gien liên hệ đến những đặc thù kể trên của con người?

Số lượng gien của con người tương đương với con vật không chứng minh chúng ta tiến hóa từ một nguồn gốc, nhưng chứng minh trí tuệ của một Đấng Tạo Hóa.

Bạn có biết, một CD chứa khoảng 700 triệu phần tử thông tin (700Mb). Khi chưa thâu, nó chỉ là một đĩa nhựa vô dụng, giá khoảng 30 cent. Nhưng khi thâu rồi, nó sẽ trở thành những vật khác hẳn nhau về mục đích sử dụng và giá thành. Có thể nó trở thành hệ điều hành như Windows, nó có thể trở nên phần mềm chạy máy thêu tự động, máy họa đồ, chơi game. Nó có thể trở nên dĩa nhạc hay VCD, DVD. Hết sức đa dạng, muôn h́nh muôn vẻ. Giá trị của nó không phải 30 cent nữa, nhưng từ hàng chục đến hàng trăm ngàn đô la. Về phần vật lư thuần túy, khi chưa thâu, nó chỉ là một chiếc dĩa nhựa với 700 triệu phần tử thông tin lộn xộn, nhưng nay những phần tử ấy đă được sắp xếp theo tŕnh tự, trí tuệ và ư muốn của con người.

Nếu được phân chất cấu tạo về thành phần  hóa học, chúng ta chẳng khác ǵ loài vật và đất sét. Nhưng  “Thông tin” đă khiến một mớ nguyên vật liệu thô trở nên muôn vật phong phú tinh xảo trên thế gian trong đó có loài người.

Trong Kinh Thánh có câu: “Trước khi sáng tạo vũ trụ đă có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng với Đức Chúa Trời, Ngôi lời là Đức Chúa Trời. Ngay từ đầu,  Ngài đă là Đức Chúa Trời. Tất cả đều được Ngài sáng tạo, không ǵ hiện hữu mà không do Ngài...” (Giăng 1:1-3). Đối với Nhà Khoa Học, họ có thể tạm gọi “Ngôi Lời” là “Thông tin”, c̣n các Mục Sư giải thích: Ngôi Lời đây chẳng phải là ai khác mà là Đấng Tạo Hóa, là Chúa Giê-su.

Sau đây là những ví dụ sai lầm chết người gây ra chỉ v́ đặt sai một dấu phẩy, gạch nối hay khoảng trống trong câu văn.

                Ví dụ 1: Một bà email cho chồng ḿnh: “ Anh ơi,  kim cương đang bán hạ giá, chỉ có 6000 đô thôi.” Chồng trả lời : “không, giá quá cao.” Bà vợ đọc thành : ”Không giá (nào) quá cao”, hay “ Giá không quá cao” liền chạy vội ra mua hột kim cương 6000 đô.   (Xin để ư sự thiếu dấu phẩy trong câu trả lời được đọc)[1]

Ở đây, đọc lầm một dấu phẩy khiến một đôi vợ chồng kia c̣ng lưng đi làm trả nợ mấy năm trời.

Ví dụ 2: Một câu khẩu hiệu  “A woman, without her man, is nothing.” được viết lại  “ A woman, without her, man is nothing.” (xin để ư  sự thay đổi vị trí dấu phẩy trước và sau “man”)

Câu trước “Đàn bà không chồng không có giá trị ”, câu sau: “Không đàn bà, đàn ông không có giá trị.” Câu trước tôn vinh địa vị chồng chúa vợ tôi, câu   sau  kích động phong trào phụ nữ độc lập. Ở đây, dấu phẩy có thể chấm dứt mối hạnh phúc của cặp vợ chồng

Ví dụ 3: Sau đây là câu nói của Chúa Giê- su với một kẻ tử tội cùng bị đóng đinh. “Quả thật Ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ ở cùng Ta nơi Thiên Đàng (Kinh Thánh Tin Lành) Hay “Quả thật , Ta nói cùng ngươi hôm nay, ngươi sẽ ở với Ta trên Thiên Đàng.[2] (Kinh Thánh Công Giáo). (Xin để ư dấu phẩy trước hoặc sau chữ hôm nay).  Câu trước ngụ ư sau khi chết người tin Chúa sẽ lên Thiên Đàng ngay lập tức. Câu sau ngụ ư sau cái chết sớm muộn con người cũng sẽ lên Thiên Đàng. Công Giáo tin rằng giữa Trần Gian và Thiên Đàng c̣n có một nơi Luyện Tội, c̣n Tin Lành th́ không. Dấu phẩy trước hay sau chữ “hôm nay” phân chia một tôn giáo lớn và dẫn đến xung đột Công Giáo - Tin Lành như trong trường hợp cực đoan ở Ái Nhĩ Lan.

                Kết luận

Nếu người ta nói rằng con người “giống” loài vật có 99,99%, xin Quư vị đừng quá bận tâm. Sự khác biệt 0,01 % ấy là những ǵ mà loài vật không thể nào đạt được: Trí tuệ, lư trí, ngôn ngữ, khả năng sáng tạo, t́nh yêu, tín ngưỡng  là một vài điểm nỗi bật trong vô vàn đặc ân mà Thượng Đế ban cho chúng ta.



4. Chuyện Nô-ê Đóng Tàu

                Hỏi:

                Khi ông Nô-ê lên con tàu tị nạn, Kinh Thánh có nói ông ta đem lên tàu mỗi thứ một cặp, nhờ các cặp đó mà duy tŕ các sinh vật ngày nay. Tôi không hiểu con tàu đó lớn bao nhiêu để chứa đủ các sinh vật hàng triệu chủng loại, kể cả thú dữ như cọp beo, sư tử gấu. Khoan nói đến chỗ chứa, mà nói đến chuyện các sinh vật lấy ǵ ăn mà sống. Nếu thú dữ ở chung trên tàu th́ tôi e rằng 8 người trên tàu đă trở thành thực phẩm cho thú dữ rồi.

                Trả lời

                Sau đây là đoạn trích trong sách “Tiến Hóa hay Tạo Hóa”:

            Đức Chúa Trời phán cho ông Nô-ê dựng nên một con tàu dài 140 mét, rộng 23 mét , cao 14 mét với hai boong chia tàu ra làm 3 khoang. Như vậy , chúng ta có được một thể tích là  45.080 mét khối và 9660 mét vuông, boong tàu tương tự như một đoàn xe lửa dài 6 cây số với 600 toa hàng với trọng tải là 45 ngàn tấn. Một chuồng chứa một con ḅ chiếm một khoảng trống là 1mx2mx2m =4 m khối. Vậy con tàu có thể chứa được 11270 con vật kích thước như con ḅ. Nhưng nếu các động vật lớn hơn như khủng long, voi, hà mă, tê giác, cọp, beo, trâu, ḅ , v.v... có thể lên tàu với tư cách những con thú non thay v́ các con vật trưởng thành th́ con tàu có thể chứa một số lượng thú vật nhiều gấp 16 lần. Các Nhà Sinh Vật Học cho biết rằng có khoảng 20 ngàn loài vật sống trên đất liền ngày nay. Giả sử một cách rộng răi là khoảng 20 ngàn loài khác đă bị tuyệt chủng, vậy con tàu Nô-ê phải có đủ chỗ chứa cho 40 ngàn loài vật, mỗi loài hai con, tổng cộng là 80 ngàn con thú. Một số loài có thể dùng làm thức ăn cho gia đ́nh hay làm đồ tế lễ trên bàn thờ được Nô-ê đem lên tàu bảy con. Vậy tổng cộng số con vật trên tàu có thể đến 90 hoặc 100 ngàn con. Điều đó cũng không ngoài thực tế v́ kích thước các loài côn trùng và ḅ sát không có ǵ đáng kể , c̣n hầu hết các động vật có vú chỉ lớn bằng con chó. Một chiếc lồng nhốt chó chỉ chiếm 0,05 mét khối, vậy con tàu có thể chứa được 901.600 con  vật. 

Nếu Đức Chúa Trời khiến cho các loài vật ấy ngủ đông trong thời gian Nạn Hồng Thủy, không cần ăn uống, không cần đi lại th́ khoảng không cần để chứa chúng nó và lương thực, nước uống lại càng nhỏ hơn. Ông Nô-ê chỉ cần hơn một khoang tàu để chứa các loài động vật sống trên đất cạn và hít thở không khí như người…

            … C̣n chuyện các con thú có ăn thịt gia đ́nh ông Nô-ê hay ăn thịt lẫn nhau không? Trong Kinh Thánh, Chúa đă đặt một nỗi kinh sợ loài người trong ṿng thú vật. Lấy một gánh xiếc thú làm minh họa, cọp lớn gấp ba lần người, voi lớn gấp mười mà vẫn phải ngoan ngoăn phục tùng người biểu diễn. Trong thiên nhiên, nếu không bị cùng đường, hầu hết các con thú đều tránh xa người theo bản năng tự nhiên.

C̣n về chuyện thú dữ ăn thú nhỏ, trong Kinh Thánh, trước Nạn Hồng Thủy không có chỗ nào nói đến con thú này ăn thú kia. Cả con người cũng ăn thực vật cho đến sau Nạn Hồng Thủy như mô tả trong Sáng Thế Kư Đoạn 9 Câu 1 đến Câu 4. Ngoài ra, Đức Chúa Trời thừa sức khiến các loài vật ăn cỏ và sống hoà thuận với nhau như sau: “Sói với chiên con sẽ cùng nhau ăn cỏ, sư tử cũng ăn rơm như ḅ, c̣n rắn sẽ lấy bụi đất làm lương thực...” Sách Ê-sai trong Kinh Thánh, Chương 65 Câu 25. tuy câu này nói về tương lai sau này nhưng cũng đủ chứng minh rằng Đức Chúa Trời có thể đă làm điều ấy thời Nô-ê.

            Tất cả những điều tôi vừa nêu ra chẳng qua là vài cố gắng giải thích  sự kiện xưa kia theo cách  mà con người hôm nay có thể hiểu nổi. Một lần nữa , bạn đă thấy câu chuyện ông Nô-ê đóng tàu lớn đủ chứa tất cả các loài vật trên mặt đất không phải là vô lư và phản khoa học. Bên cạnh đó,  c̣n có những chi tiết mà chẳng ai có thể giải thích được  ngoài Niềm Tin là Đức Chúa Trời khiến nó trở nên như vậy. 


 

5. Nhiễm Sắc Thể Nam Nữ

                Hỏi:       

                DNA của Ê-va có khác A-đam không?  Nói rằng Thượng Đế lấy xương sườn của A-đam tạo ra E-va. Vậy,  bộ gien của E-va phải giống hệt của A-đam. Nhưng tại sao nhiễm sắc thể của nam là XY, nữ là XX ?           

                 Trả lời                       

   Trong trường hợp sinh đôi:  Nếu sinh ra từ hai trứng được thụ tinh bởi hai tinh trùng, hai trẻ chẳng qua là hai cá thể anh em (fraternal) được sinh cùng một thời điểm, vậy DNA của họ khác nhau. C̣n nếu sinh ra từ một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng, sau này trứng được tách ra thành hai cá thể giống hệt (identical),  th́ trên lư thuyết hai cá thể có cùng một hệ thống DNA. (Khoa học c̣n đang nghiên cứu)  [3]. Mặc dầu cùng chung một nguồn gien, nhưng không phải là sao bản, bởi vân tay của họ khác nhau. Trong đôi song sinh có em nam và em nữ, vậy các nhiễm thể của các em vẫn khác biệt.

Trả lời câu hỏi DNA của Ê-va có khác của A-đam không một cách ngắn gọn: Vâng khác chứ, Chúa tạo ra Ê-va từ A-đam chứ không “sao bản” nàng từ ông chồng ḿnh. Eva được tạo dựng khác với con cái nàng sinh thành qua con đường sinh dục.

Chuyện Đức Chúa Trời tạo bà E-va từ A-đam đă lạ, nhưng chuyện Ngài tạo  A-đam từ đất bụi lại càng lạ hơn, v́  đất bụi làm ǵ có DNA hay Chrô-mô-sôm X,Y.  Hoặc Kinh Thánh sai lầm (chắc chắn là không), hoặc Đức Chúa Trời Toàn Năng có thể làm mọi việc. Không có ǵ khó, bởi từ chỗ không có ǵ mà Chúa phán: “Hăy có thứ này, hăy có thứ kia”,  mọi thứ xuất hiện tùy theo ư muốn Ngài. Sự lựa chọn thứ hai dễ dàng giải thích câu hỏi trên và các câu hỏi khác về nguồn gốc tạo vật.


6. Các Màu Da và Ngôn Ngữ

                Hỏi:

                Tại sao loài người có đủ loại da? V́ sao ở các ḥn đảo hoang vu cũng có người trú ngụ?

V́ sao có nhiều ngôn ngữ? Nếu ngôn ngữ có cùng một nguồn th́ phải có điểm giống nhau, Nhưng thực tế, tiếng Tây khác tiếng Đông rất nhiều? 

Phải chăng tất cả mọi dân tộc, tiếng nói đều có chung từ một nguồn gốc? Bắt đầu từ khi nào có sự phân chia? Sự khác biệt của màu da và tiếng nói được giải thích theo khoa học bằng cách nào?

Làm sao chỉ trong ṿng 6,000 năm có những sự thay đổi mănh liệt như vậy?

                Trả lời:

Sau đây là một cố gắng giải thích các vấn đề trên dựa theo Kinh Thánh. 

Bối Cảnh Chung.

Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên Trời, Đất, sinh vật và cặp nam nữ đầu tiên là ông bà A -đam và Ê-va. Từ họ mà sinh ra loài người. Sau một thời gian, Nạn Hồng Thủy huỷ diệt toàn bộ loài người nguyên thủy, chỉ c̣n sót lại 4 đôi vợ chồng là ông bà Nô-ê, cùng 3 con trai và con dâu. Họ bắt đầu cuộc sống mới ở rặng núi A-ra-rat gần biên giới Nga và Thổ Nhĩ  Kỳ hiện giờ. Người nguyên thủy sống tập trung, cùng một màu da, tầm vóc, h́nh dạng và tiếng nói. Cho đến một lúc nào đó, loài người trở nên đông đúc.  Cảm nhận được khả năng sẽ phải bị phân tán tứ phương, tám hướng,  họ liền dựng nên một thành và Tháp “Cao Đến Tận Trời”gọi là Tháp Ba-bên - ở xứ Ba-bi-lon, I-rắc  ngày nay - với mục đích ”làm rạng danh ḿnh” trước các Thần Thánh. Đức Chúa Trời không hài ḷng về hành động kiêu ngạo của họ, liền phán rằng: Nầy, (cho đến hôm nay họ) chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; Và kia ḱa,  công việc chúng nó đang khởi làm. Bây giờ (trở đi) chẳng c̣n chi ngăn chúng nó làm các điều đă quyết định được. Thôi! Chúng ta, hăy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia. Rồi, từ đó Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành, tháp.

Câu chuyện trên được ghi lại trong Sách Sáng Thế Kư Chương 1 đến Chương  11.  Chương 10 cho biết loài người bắt đầu phân chia theo gia tộc, nhưng vẫn c̣n chung một tiếng nói. Sau khi việc xây Thành Ba-bên bị thất bại, các ngôn ngữ bắt đầu xuất hiện, khiến sự ngăn cách giữa các gia tộc trở nên nghiêm trọng hơn, không những về địa lư, mà c̣n về văn hóa nữa. Sự phân ly đó trở nên vĩnh viễn, bởi trong thời ông Pê-lếch, là cháu 5 đời của Nô-ê, mặt đất bắt đầu rời ra thành các lục địa. (Sáng Thế-Kư Chương 10 Câu 25). Bản thân lục địa cũng bị chia xẻ ra bởi rặng núi, sông ng̣i, và ḥn đảo. Sự chia sẻ ấy khiến các gia tộc, nhóm người không thể pha trộn lại với nhau, nhưng phát triển theo một hướng đặc thù khiến ngôn ngữ và màu da trở nên vô cùng khác biệt. Cũng trong Chương 10, đầu tiên xuất hiện trong Kinh Thánh là những từ mới như “họ hàng”, “xứ”, “tiếng nói” và “dân tộc”.

 

 Sự Khác Biệt Các Ṇi Giống, Chủng Tộc.

Dân tộc là  phần của chủng tộc. Người ta thường phân chia loài người thành  chủng tộc lớn là người da trắng, da vàng, da đen và thổ dân Châu Úc. Phải chăng đây là thành quả của sự tiến hóa? Nếu nói tiến hóa, chúng ta phải nói đến mức độ tiến hóa xa gần so với nguồn gốc. Vậy v́ sao các chủng tộc giống hệt nhau về giải phẫu sinh lư và mức độ thông minh ngoài sự khác biệt màu da? Ở đây Khoa Học giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân sự khác nhau về h́nh thể bên ngoài do sự thích nghi môi trường cuộc sống. 

Trong con người có khoảng 3 triệu đôi DNA cơ bản. Nếu so sánh giữa bất kỳ 2 cá nhân nào, Khoa Học chỉ phát hiện ra 0, 2% trong 3 triệu đôi DNA là khác biệt giữa họ. Trong 0, 2% đôi khác biệt ấy  có đến 85% là khác biệt trong 2 cá nhân thuộc một dân tộc (ví dụ giữa người Việt với nhau), 9% là khác biệt trong một nhóm người (ví dụ nhóm người Đông Nam Á trong đó có Việt Nam), c̣n lại 6% là khác biệt giữa các chủng tộc (ví dụ giữa người Việt và người Na Uy). Nói tóm lại , sự khác biệt giữa các chủng tộc là 0, 00012 % DNA. Một con số quá nhỏ để ủng hộ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Trong da con người có những tế bào gọi là skin pigment  hay sắc tố, màu nâu thẫm. Người có nhiều sắc tố th́ có da sẫm hơn, mà trường hợp cực đoan là da đen. C̣n người có ít sắc tố th́ có da sáng hơn, mà cực đoan là da trắng. Người hoàn toàn không có sắc tố, th́ có da bạch tạng, rất đáng tiếc.

Các tế bào sắc tố này bảo vệ cho da chúng ta khỏi tác hại của tia cực tím. Ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, con người ở vùng đó có nhiều sắc tố trong da hơn, nên da họ đen hơn: từ màu sẫm vùng nhiệt đới, đến đen tuyền ở vùng Xích Đạo. C̣n ở những nơi thiếu ánh sáng mặt trời,  da người sẽ trắng ra v́ không cần phải có nhiều sắc tố. Người cực trắng là những người Na Uy, Phần Lan. Trường hợp ngoại lệ là người Eskimo Vùng Bắc Cực, họ da nâu v́ tổ tiên họ di cư từ Mông Cổ qua. 

Những người da trắng v́ có ít sắc tố trong da nên dễ bị ung thư da khi họ ra nắng nhiều hoặc sống vùng nhiệt đới. Ngược lại, người da đen sống vùng cận Bắc Cực dễ thiếu vitamin D dẫn đến sự c̣i xương. (Vitamin D được sản xuất trong da nhờ ánh nắng mặt trời, giúp cho sự cân bằng của xương cốt).  Qua hết thế hệ này đến thế hệ kia, mỗi một vùng sẽ có một màu da đặc thù thích nghi với thiên nhiên: Những người da sáng ở xứ nóng bị chết sớm do ung thư da, khiến vùng này chỉ tồn tại người da đen. Ngược lại,  những người da tối ở xứ lạnh cũng không đủ khỏe v́ c̣i xương, con cháu họ cũng không đáng kể so với hậu tự người da sáng. Hậu quả ở vùng lạnh c̣n sót lại người da trắng sinh sống.

Sự khác nhau về số lượng sắc tố trong da, không nói lên sự khác biệt DNA. Trong mỗi cơ thể đều có mă số trong DNA để chỉ thị cho tế bào da sản xuất số lượng sắc tố tùy theo địa dư sinh sống. Ở đây, chúng ta nói đến tiềm năng và nhu cầu đối với sắc tố, chứ không phải sự phân biệt ṇi giống khác nhau. (Cũng như người ít hồng cầu và nhiều hồng cầu - mặc dù cả hai đều chung một ṇi giống).

Sự khác biệt về h́nh thể bên ngoài lại càng được thúc đẩy qua sự giao phối gần gũi, tức giữa cha mẹ xuất thân từ một nhóm người, một dân tộc. Mỗi người phối ngẫu đều mang những thông tin khiến cơ thể ḿnh thích nghi với môi trường . Khi hai bên phối hợp lại, thông tin về họ sẽ cùng xuất hiện trong thế hệ sau. Khi một người  da trắng kết hôn với người da đen, con cái họ có màu da cà phê sữa, nhưng nếu hai người cùng màu đến với nhau, con cái họ đă đen c̣n đen hơn, hoặc đă trắng lại càng trắng hơn. Trước đây, loài người bị chia rẽ v́ địa dư, văn hóa, ngôn ngữ nên sự khác biệt về màu da, nét mặt càng rơ rệt. Ngày nay, ở các nơi hợp chủng, đa tộc như Mỹ, Canada và Úc, tuy sống chung một nước, nhưng vẫn c̣n hàng rào văn hóa giữa các sắc dân nên thế hệ trẻ vẫn c̣n giữ đặc thù của cha mẹ. Qua 2-3 thế hệ nữa, chúng ta sẽ thấy xuất hiện một nhóm “ngựi Bắc Mỹ”, có lẽ gần giống tổ tiên A-đam, Ê-va hơn. 

Vậy Làm Sao Có Đủ Thời Gian Để Con Người Biến Đổi Màu Da Phong Phú Như Vậy? 

Bạn hăy lấy một người thật trắng, cho tắm nắng một mùa hè, cuối mùa da họ sẽ thấy “ăn nắng”. Rồi hết mùa này sang mùa kia,  năm này tới năm nọ, người ấy  sẽ có da sẫm hơn chúng ta nữa. Khi họ sinh con, có phần nào con họ sẽ đậm đà hơn những trẻ da trắng không bao giờ ra nắng. Nếu người này lấy một người da vàng, hoặc da den, sự thay đổi lại càng rơ rệt hơn. Con cái của người Việt sống ở Canada có nước da sáng hơn da cha mẹ ḿnh, hoặc anh chị ḿnh sinh ở Việt Nam. Điều đó mới diễn ra trong hai thế hệ, ngay trước mắt chúng ta. V́ vậy, sự xuất hiện màu da đặc thù trong ṿng 6000 năm  không phải là lư thuyết.

Về Tiếng Nói.

 Nếu loài người thực sự bắt đầu từ ông bà A-đam và Ê-va th́ họ phải bắt đầu từ một tiếng nói, ngôn ngữ. Bạn c̣n nhớ sau khi Chúa tạo ra A-đam, công việc đầu tiên là A-đam đặt tên cho các loài vật – phân biệt chúng bằng âm điệu mô tả h́nh dạng, đặc tính từng con thú. Sau đó, Chúa tạo ra bà Ê-va. Thấy nàng, A-đam thốt lên: “Người này là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra, người này sẽ được gọi là người nữ, v́ nó là do từ nơi người nam mà có.” Tuy là câu nói đầu tiên giữa hai con người, nhưng hoàn toàn không đơn giản chút nào, so với tiếng mà con vẹt hoặc đười ươi học được. Điều này chứng tỏ khả năng ngôn ngữ cao cấp của  loài người. Người ta c̣n thấy trẻ em có cả hai cha mẹ bị điếc, sẽ học được ngôn ngữ dùng tay. Khi cho vào môi trường giữa người b́nh thường,  các em ấy lại học được ngôn ngữ âm điệu. Ở Ni-ca-ra-gua, người ta cho 500 trẻ em bị   điếc vào một trại, trong ṿng mười năm, một ngôn ngữ dùng tay tự xuất hiện giữa các em với đủ thành phần ngữ pháp, từ vựng như bất cứ một ngôn ngữ nào khác trên thế gian. Điều  ấy chứng tỏ khả năng ngôn ngữ của con người siêu việt so với loài vật.

Nhiều người cho rằng tiếng nói đầu tiên là tiếng Do Thái, nhưng ai chứng minh được điều ấy, ngoại trừ Sách Sáng Thế Kư được viết bằng tiếng Do Thái. Tiếng Do Thái có thể là một trong muôn vàn thứ tiếng mà Đức Chúa Trời ban cho loài người ở thời điểm Tháp Ba-bên. Trước đó,  loài người c̣n sống tập trung và cùng nói một thứ tiếng. V́ không muốn con người ‘hiệp một” mà làm những chuyện “động trời”, Chúa ban cho họ các thứ tiếng khác nhau để người này không c̣n hiểu người kia nữa. Xây Tháp không thành, loài người bắt buộc phải phân ly. Từ vùng Trung Cận Đông , loài người bắt đầu phân tán ra bốn phương tám hướng, tùy theo các gia tộc. Từ các gia tộc ấy phát triển thành các dân tộc và các nhánh trong một dân tộc. Mỗi nhánh lại có ngôn ngữ đặc thù liên hệ với ngôn ngữ của nhánh khác theo nhóm. Sau đây là ví dụ sự biến đổi từ  “Mother”, “Mutter”, “Mor”, “Mater”,  “Madre”, “Madre”, “Mère”, “Metera”, “Matka” (trong các ngôn ngữ Anh, Đức, Đan Mạch, La  Tinh, Tây Ban Nha, Ư, Pháp, Hy Lạp, Nga), tương đương với từ “mẹ”,  “mệ”, “má”, “mợ”, “mụ” , “me” , “mạ” , v.v… trong tiếng Việt. Sự cách biệt về địa dư, văn hóa khiến cho sự cách biệt về ngôn ngữ ngày càng sâu đậm. Thí dụ tiếng Hoa  khác hẳn tiếng Anh.

                Cần Bao Lâu Để Các Dân Tộc Phát Triển Ngôn Ngữ Ḿnh? 

Ngoài cách giải thích của Thuyết Tiến Hóa qua hàng triệu năm, Kinh Thánh cho chúng ta hay một trong các cách làm của Chúa. Ví dụ: trong Sách Công Vụ Đoạn 2 Câu 1-4, chúng ta biết chuyện ǵ đă xảy ra sau khi Chúa Giê-su sống lại: Khi các môn đồ cầu nguyện, Thần của Chúa giáng trên họ và họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác nhau mà trước đây họ không hề biết. Những người dân ở xa đến Giê-ru-gia-lem nhận ra các môn đồ đang nói tiếng của dân tộc ḿnh. Điều này chứng minh Chúa có thể ban cho con người ngôn ngữ một cách tức thời. Tương tự như vậy, ở thời điểm  Tháp Ba-bên, Thần của Chúa cũng giáng xuống và ban cho người xưa các ngôn ngữ mới, hoàn chỉnh một cách đột ngột như kể trên. Từ các ngôn ngữ gốc ấy phát triển thành các nhánh phụ.

Cách đây 500 năm,  nước Việt chỉ vươn tới Thanh Hóa. Trong ṿng 5 thế kỷ , lănh thổ ta mở rộng tới tận  Mũi Cà Mau. Từ một nhóm người Đại Cồ Việt di dân xuống Miền Trung và Miền Nam đă phát triển những nhóm ngôn ngữ khác biệt đến mức mà dân miền khác không thể hiểu nổi. Tuy vẫn là tiếng Việt, nhưng giọng nói và từ vựng hết sức đặc thù cho địa phương. Thêm 1000 năm nữa , chắc chúng ta sẽ có những ngôn ngữ mới là tiếng Nghệ An, hay tiếng Châu Đốc. Lại nói về lịch sử di dân cận đại, mới có khoảng 300 năm nay, từ tiếng Anh, đă sinh ra tiếng Úc, tiếng Mỹ kiểu Tếch- xát và kiểu Cali, tiếng Canada vùng Đông và Tây, chưa kể tiếng Anh bồi kiểu Châu Phi. Rồi qua tiến bộ khoa học mấy chục năm nay, trong tiếng Anh lại thêm hàng trăm ngàn từ mới trong các lĩnh vực y học, tin học, công nghệ , v.v... Bản thân Việt Kiều, cách đây hai chục năm một chữ tiếng Anh đọc không ra, nay có thể tranh luận không kém người bản xứ. Với khả năng ngôn ngữ mà Đấng Tạo Hóa đặc ơn cho loài người, chúng ta chẳng cần phải có hàng triệu năm tiến hóa, từ vài âm thanh u ơ trở nên tiếng nói sinh động, đủ ư để diễn tả cả tri thức lẫn tâm hồn.

            Kết Luận.

Đức Chúa Trời sáng tạo ra con người. Từ một gốc, nhân loại sinh sôi nảy nở cho đến một thời điểm bị chia ly. Sự chia ly bởi địa dư, nền văn hóa khiến cho các nhóm người ngày càng trở nên khác biệt: h́nh thức bên ngoài, nét mặt, vóc người, màu da, tiếng nói. Tuy khác biệt, nhưng Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời thưong yêu hết thảy nhân loại và Ngài đă sai Chúa Giê-su chết thế tội cho tất cả mọi người. “Ngài đă chịu bị giết, lấy huyết ḿnh mà chuộc cho Đức Chúa Trời những người thuộc về mọi chi phái, mọi tiếng, mọi dân tộc, mọi nước...  Tiếp đó chúng ta thấy trên Thiên Đàng: “Có vô số người, không ai đếm được bởi mọi nước,  mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ mà ra. Họ đứng trước Ngôi (Đức Chúa Trời) và Chiên Con, mặc áo trắng, cầm nhành chà là, cất tiếng hát lớn rằng: Sự Cứu Rỗi thuộc về Đức Chúa Trời ta, là Đấng Ngự Trên Ngôi, và thuộc về Chiên Con...” (Khải Huyền  chương 5 câu 9 và chương 7 câu 9)

 

                Tham khảo:

                Màu da:

http://christiananswers.net/q-aig/race-skincolor.html

http://christiananswers.net/q-aig/race-definition.html

                Ngôn Ngữ: http://www.answersingiensis.org/creation/archive/search.asp?Query=language&btnSearchCreation=GO 


 

7. Chúa Không Khiêng Nổi Ḥn Đá

                Hỏi: 

Bác  ơi, cháu phải trả lời sao đây, nếu như có một người nào đó hỏi cháu rằng:  “Đức Chúa Trời có khả năng làm được tất cả th́ Đức Chúa có tạo ra ḥn đá mà chính Ngài khiêng không nổi không?”

                Trả lời: 

Cám ơn cháu đă viết thư thăm Bác. Câu hỏi mà người ta hỏi cháu thật không đáng trả lời, v́ khi người ta đă cố t́nh bắt bẻ th́ câu trả lời của cháu, dù logic đến đâu cũng không được chấp nhận. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh mà Chúa sẽ cho cháu câu trả lời thích đáng. Bác lấy ví dụ:  Một thanh niên kia là lực sỹ, thường vỗ ngực khoe khoang rằng về khả năng của ḿnh. Một người khẳng- khiu liền thách đố: "Nếu tôi có thể khiêng một vật từ đây ra kia mà ông không thể khiêng được, th́ ông mất ǵ cho tôi? Chàng lực sỹ ngạo nghễ trả lời " Ta sẽ mất cho anh cả gia tài."; "Vậy xin mời ông ngồi vô chiếc xe cút kít này và tự khiêng ḿnh đi" - Người khẳng- khiu mời vậy và anh chàng lực sỹ lắc đầu xấu hổ trước sự giễu cợt của mọi người xung quanh: Làm sao ḿnh tự khiêng ḿnh trong chiếc xe cút kít được?

Nếu ai hỏi cháu v́ sao “Đức Chúa Trời tạo dựng ḥn đá, mà không nhấc nổi ḥn đá ấy”, cháu hăy hỏi lại: “Theo anh, anh định nghĩa Đức Chúa Trời  là ai? Hay là tạo vật như anh?  Là pho tượng gỗ trên bàn thờ?  hay là Đấng Sáng tạo? Nếu là tạo vật, hay  tạo vật của tạo vật, tức pho tượng, tất nhiên phải bị hạn chế về khả năng. Nhưng nếu anh đồng ư Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa th́ anh phải chấp nhận Ngài là Đấng Quyền Năng. Anh thấy ḿnh không nhấc nổi ḥn đá th́ không nên cho rằng Chúa cũng bất lực như anh. Anh bị nằm trong trọng trường, trói buộc bởi trọng lượng (như anh chàng lực sỹ ngồi trên xe cút kít), c̣n Chúa ở ngoài trọng trường, (như người  đẩy xe cút kít) và Ngài là Đấng sáng tạo ra trọng lượng. Nhưng nếu anh cứ khăng khăng Chúa là người phàm cũng như anh th́ tôi chịu thua tài ngụy biện của anh.”

                Hồi Bác  mới tin Chúa, có anh bạn cùng pḥng hỏi vặn, "Ngày xưa khoa học chưa có, Chúa đến trần gian này khiến người ta phải khiếp phục. Bây giờ khoa học phát triển, nếu Chúa đến lần nữa, ḿnh cho Chúa một quả bom nguyên tử là xong." Bác trả lời, (mà chắc không phải là Bác  nhưng là sự gợi ư của Chúa.) "Anh có biết mỗi một giây, Mặt Trời phát ra một nguồn năng lượng bằng 1 triệu quả bom khinh khí không? Theo anh, ai, hay Chúa tạo ra Mặt Trời?" Anh bạn cùng pḥng bị bất ngờ trước câu ấy, mặt đỏ bừng lên rồi lảng vội qua chuyện khác.

                Quay lại chuyện “Đức Chúa Trời tạo ra ḥn đá, nhưng không nhấc nổi ḥn đá ...” mà người kia hỏi cháu. Ở một khía cạnh khác ít người ngờ tới, anh ta cũng nói lên một sự thật kỳ diệu. Khi đọc Kinh Thánh Sách Giăng, Đoạn 8 Câu 1 Đến 11, về chuyện một phụ nữ bị bắt quả tang v́ phạm  tội tà dâm. Người ta kéo chị ra trước Chúa và vặn hỏi có nên lấy đá giết nàng không. Chúa yên lặng không trả lời... Thấy vậy họ càng lấn tới ... Cuối cùng,  Chúa ngửng mắt lên, nghiêm nghị thách đố: “Trong ṿng các ngươi có ai không có tội hăy lấy đá ném trước đi.” Tất cả mọi người lần lượt thối lui một cách xấu hổ... Quay lại cô  kia, Chúa nói: Ta không kết tội chị đâu, hăy về đi và đừng phạm tội nữa”. Chúa là Đấng duy nhất không hề phạm tội, nhưng Chúa không hề nhặt một ḥn đá để ném vào tội nhân. Cháu hăy nhớ câu này: “Chúa có thể nhấc một ḥn đá mà cả thế gian này không ai dám nhấc.” Cháu hăy khuyên người bạn nọ: “Ngày nào anh c̣n sống trên trần gian này, khi chưa thấy ḥn đá bay về phía ḿnh, xin đừng coi thường sự nhân từ của Chúa.

                Cuối cùng, Bác  khuyên cháu đừng nên căi lư, nhưng dịu dàng khuyên bảo, cầu nguyện cho họ và hy vọng Chúa sẽ ban cho họ Niềm Tin và thay đổi tấm ḷng. Bản thân Bác  ngày xưa cũng ngạo ngược và thất lễ với Chúa lắm... Nhưng không bởi lư lẽ, mà bởi t́nh  yêu mà Bác  được biến đổi.


8. Anh Em Ruột Lấy Nhau

                Hỏi:

Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời tạo ra A-đam và Ê-va, sau đó ông bà này đă sinh ra nhân loại. Tôi muốn hỏi: Các con của ông bà A-đam t́m vợ chồng ở đâu? Nếu anh em lấy nhau là loạn luân, mà về mặt khoa học th́ sẽ bị đóng huyết. Như vậy,  loài người sẽ bị triệt thoái từ đầu chứ làm sao lên đến 6 tỷ người với đủ màu da và chủng tộc, ngôn ngữ như ngày nay.

                Trả lời:

Trong ṿng 1000 năm đầu tiên của xă hội loài người, chúng ta đă có 9 thế hệ con trưởng. Mỗi thế hệ sản xuất ra từ 500 - 800 hậu tự như A-đam, chúng ta thấy xă hội loài ngoài tăng trưởng theo cấp số nhân. Đúng theo lời phán của Đức Chúa Trời: Hăy  sinh sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy mặt đất. Sáng Thế Kư 1:28

Bạn nhận xét rất đúng là con cháu A-đam Ê-va phải lấy nhau, gần gũi th́ anh em  chú bác,  mà xa hơn th́ con bác con d́, có khi là bác cháu nữa. Không có cách nào khác. Như vậy có trái với qui luật khoa học hoặc đạo đức không?

                Về Mặt Khoa Học

Ngày nay,  mọi người đều biết quan hệ gần gũi trong họ hàng sinh ra bệnh tật. Càng gần gũi th́ khả năng sinh bệnh càng cao và con cái họ thoái hóa. Đúng vậy,  tuy nhiên,  trong thời buổi ban đầu khi Chúa tạo ra loài người, Chúa tạo ra con người toàn hảo, các bộ gien trong ông bà A-đam, Ê-va không hề sứt mẻ. Chính xác ra,  A-đam và Ê-va cũng là anh em ruột tuy không có cha mẹ. Bà Ê-va được Chúa tạo ra từ xương ông A-đam, vậy hệ thống DNA của bà cũng xuất phát từ một gốc như ông. Bây giờ, Chúa phán cho họ sinh con đẻ cái, há chẳng phải Chúa phán cho hai thân thể xuất xứ từ một gốc kết hợp lại với nhau sao? Nếu họ không phạm tội th́ con cái họ không bao giờ có bệnh tật, và loài người ngày nay, dù có liên hệ trực tiếp gần gũi cũng chẳng việc ǵ về mặt khoa học – cũng như việc lấy hai lọ nước tinh khiết trộn vào nhau, trộn đi trộn lại nhiều lần vẫn tinh khiết.  Trong tự nhiên, có những loài sinh vật lưỡng tính, vừa đực vừa cái, tự lực sinh sản. Lại có nhiều loài, giao phối gần gũi là qui luật tự nhiên như chó sói, sư tử, ngay cả heo gà trong vườn nhà ta cũng vậy, v.v... Hậu tự của chúng vẫn mạnh khỏe và tồn tại đến ngày nay. Nan đề đối với loài người là tội lỗi. Khi ông bà A-đam Ê-va phạm tội, th́ hậu quả tội lỗi cộng thêm sự rủa sả của Chúa khiến con cháu sinh bệnh và phải chết. Loài người tuy tăng trưởng về số lượng, nhưng thoái hoá về chất lượng. Bằng chứng ông A-đam sống 930 năm, c̣n người sống dai nhất ngày nay chỉ có 125 năm. (một phụ nữ Bra-xin, năm 2005). Tuy nhiên, trong giai đoạn nguyên thủy, các gien của ông bà A-đam, Ê-va mới bắt đầu  bị biến chất, và môi sinh hồi đó chưa thay đổi nhiều so với Vườn Ê-đen, nên con cháu họ vẫn c̣n ít bệnh và sống lâu. C̣n trong thế hệ ngày nay, sự biến đổi tích tụ  qua nhiều thế hệ, nên cha mẹ chúng ta có hệ thống gien bị hư hại đáng kể. Nếu cha mẹ không phải là họ hàng, th́ gien  nào mạnh sẽ lấn áp gien  yếu đi, nhưng nếu là anh em ruột th́ họ sẽ cùng có một gien  yếu. Kết quả sự yếu kém của  gien đó sẽ thể hiện một cách đáng kể trong thế hệ sau. Chính v́ vậy,  pháp luật ngày nay nghiêm cấm việc lập gia đ́nh trong ṿng người thân.

Mặt khác, trong giai đoại sơ khai, v́ sứ mạng Chúa trao cho loài người là sinh sản đầy dẫy mặt đất, nên có thể Chúa cũng trợ giúp họ trong việc ấy dù bộ gien  họ đă bị thoái hoá. Nên khi anh em lấy nhau, hậu quả về sức khỏe không nghiêm trọng như ngày hôm nay. Hơn nữa, cuộc sống chúng ta ngày nay lại quá ngắn so với tổ tiên nên  biểu hiện bệnh tật dễ dàng thấy rơ hơn. Ví dụ : khi nói A-đam về già có bệnh yếu tim có nghĩa là lúc ông 850 tuổi, c̣n mẹ tôi yếu tim lúc 60 tuổi cuối đời.

                Về Mặt Đạo Đức.

Phải chăng lập gia đ́nh trong ṿng anh em là trái với đạo lư? Vâng,  đúng vậy. Không những lập gia đ́nh trong ṿng anh em, mà kết hôn với cả 2 chị em trong cùng một gia đ́nh và sự đa thê nói chung đều đem lại sự phê phán của xă hội, bất hạnh trong gia đ́nh và phạm luật. Luật pháp và nền tảng đạo đức của các nước văn minh cũng như các nước thuộc địa giành độc lập đều được xây dựng trên nền tảng Luật Mô-se mà Chúa ban cho dân Do  Thái cách đây 3500 năm. Theo luật ấy,  những người phạm tội loạn luân đều bị đem ra quảng trường ném đá cho chết. Ngày nay, họ không bị ném đá cho chết nhưng bị nhốt  tù.

Vậy từ thời Mô-se,  kết hôn với người có huyết thống  gần gũi bị cho là loạn luân. Trước đó, con cháu ông bà A-đam Ê-va không có sự lựa chọn nào khác. Ngay đến như ông bà Nô-ê, là người duy nhất thoái khỏi Nạn Hồng Thủy, cùng ba con trai và ba con dâu, cũng phải bắt đầu tăng trưởng qua kết hợp anh em trong đời con cháu. Rồi các ông Áp-ra-ham, I-sác, Gia-cốp là ba tiền thân của dân Do  Thái, cũng là ba anh hùng của Cơ Đốc Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo, đều phải lấy 3 bà là em cùng cha khác mẹ, hoặc con bác con cậu. Trong trường hợp Gia-cốp, không những ông cưới con bác con cậu, nhưng cưới luôn cả hai chị em ruột nữa. Từ đó, sinh ra 12 đứa con trai, sau làm cha của 12 bộ tộc. 

Trước thời Mô-sê, con người sống trong xă hội nguyên thủy hết sức đơn sơ, không luật pháp, không quy ước, mà chỉ sống theo lương tâm. Cho nên, những ǵ mà cha ông đă làm đều được chấp nhận và thực thi trong ṿng con cái một cách b́nh thường. Ví dụ như lập gia đ́nh trong ṿng anh em. Bản thân cha của Mô-sê lấy cô ruột của ḿnh 

Cho đến thời ông Mô-sê  , xă hội loài người trở nên đông hơn, sự lựa chọn người phối ngẫu sẵn hơn, hậu quả tội lỗi và niềm bất hạnh trở nên nghiêm trọng hơn, đ̣i hỏi sự ra đời của luật pháp. Cũng trong thời ấy,  một dân tộc được h́nh thành, được Chúa chọn lựa làm dân tộc dọn đường cho Chúa Cứu Thế, cần phải có sự Trong Sạch Thánh Thiện. Cho nên,  luật pháp Chúa ban cho dân tộc ấy siêu việt hơn Bộ Quy Ước của các dân tộc lân cận. Những điều mà Chúa (tạm) cho phép hoặc làm ngơ trước đây, nay bị nghiêm cấm.

                Xét một trường hợp sau đây: Một chiếc máy bay bị tai nạn rớt xuống một vùng rừng hoang dă, cách biệt xă hội văn minh. Chỉ có hai em nhỏ, một  trai một gái  sống sót. Hai em lớn lên trong khu rừng đó đến tuổi trưởng thành, trở nên vợ chồng theo bản tính tự nhiên. Các em chẳng có thể biết được con ḿnh dễ bị bệnh hơn con người khác, hay ḿnh đang làm một chuyện “mất đạo đức”. Con cái cứ theo họ mà làm việc ấy cho đến khi trong rừng có nhiều người, nhiều nhóm, nhiều gia đ́nh hơn, dẫn đến việc có nhiều sự lựa chọn người phối ngẫu. Rồi  thế hệ này qua thế hệ kia, quan điểm thay đổi, thanh niên tự ḿnh không muốn lấy người cùng sinh ra và lớn lên trong một gia đ́nh. Sự thay đổi ấy dần trở nên phổ  biến trong xă hội. Cuối cùng,  sự lập gia đ́nh trong ṿng anh em trở nên thiểu số và bất thường. Rồi đến một giai đoạn nào đó, tiêu chuẩn đạo đức của con người, cộng thêm sự hiểu biết về khoa học đạt được đến mức cần phải có một luật lệ nghiêm cấm quan hệ sinh lư gần gũi trong họ hàng. 

Chúng ta xét thêm một ví dụ: Ai cũng biết chuyện đái bậy là chuyện mất vệ sinh và mất lịch sự. Nhưng một đứa trẻ ba tuổi đứng bên cạnh vỉa hè th́ không sao, nhưng một sinh viên làm vậy sẽ phải ra hầu ṭa. Tất cả đều có thời buổi và lư do riêng. Cũng vậy, xă hội loài người phải trải qua giai đoạn ngây thơ mới đến đuợc giai đoạn ư thức, mà chỉ khi nào có ư thức th́ mới có thể cảnh báo và kết tội được. 

Kết Luận  Vâng, anh em lập gia đ́nh là một điều mất đạo đức và phản khoa học ngày nay. Nhưng thời tổ tiên của loài người, đây là một điều cần thiết (để phát triển ṇi giống), phù hợp với lương tâm (v́ Đức Chúa Trời cho phép) và không mang lại các hậu quả tai hại về sinh lư (v́ chưa có sự thoái hóa về gien và môi trường nghiêm trọng như ngày nay).   

9. Xương người Khổng Lồ    

               Hơi

                Tại sao không t́m thấy hóa thăch người khổng lồ?

Sau khi đọc vài phần trong Kinh Thánh, tôi có thắc mắc thế này:
1) Đoạn "Đời đó và đời sau, có người cao lớn trên mặt đất,..." [Sáng Thế kư 6:4] cho thấy trước đây có những người to lớn hơn loài người hiện nay. Không những vậy, họ c̣n sống rất thọ, như ông Nô-ê thọ hơn 500 tuổi [Sáng Thế kư 5:32]. Thế th́ tại sao khoa học ngày nay không t́m thấy những bộ xương hoá thạch của người khổng lồ (cách đây chừng vài ngàn năm)?
Tôi cũng t́m thấy vài trang web đăng tin này nhưng khoa học không khẳng định chắc chắn đây là sự thật. Trong khi đó loài khủng long sống cách đây hơn 70 triệu năm mà những nhà khảo cổ vẫn t́m được xương hoá thạch và dựng nó trong nhữngviện bảo tàng. (Tuổi hoá thạch khủng long được đo bằng phương pháp carbon phóng xạ)

            Trả lời:

Thế giới trước nạn Hồng thủy có môi trường sinh thái nhiệt độ áp xuất, nước, v.v... khác ngày hôm nay, nên khả năng người cổ sống lâu là điều dễ hiểu, thêm vào đó, bênh tật, ô nhiễm môi trường, hậu quả tôi lỗi chưa nhiều như ngày nay. Bạn có để ư rằng sau nạn hồng thủy tuổi thọ con người giảm đi một cách đáng kể So sánh Sáng thế kư chương 5 và chương 11.

Người khổng lồ trong Kinh Thánh có thể nói đến giai đoạn trước nạn hồng thủy. Người khổng lồ cuối cùng được nói đến là Gô-li-ah, (930 T.C.N) - người khổng lồ bị vua Đa-vit giết chết, Người này có kích thước rơ ràng là 3 m (1Sa-mu-en chương 17). Tuy nhiên ông này không phải là hậu tự được nói đến trong Sáng Thế Kư chương 6, v́ tất cả mọi người thời đó, khổng lồ hay tư hon đều chết trong nạn lụt rồi, trừ gia đ́nh ông Nô-ê.

Ngày hôm nay có nhiều người có tầm vóc lớn, người cao nhất đang sống (2014) là Sultan Kosen, 2.5 m, c̣n ngưpời cao nhất trong lịch sử cận đại là Robert P. Wadlow (1940), 2.72 m. Tấm vóc họ cho thất người khổng lồ trong lịch sử là có thể. Tuy những cá nhân hiện đại này khổng lồ so với vóc dáng người Việt, nhưng chắc không được mô tả như thời nguyên thủy của con người. Nếu các viện bảo tàng không giữ hài cốt của những người này th́ sau chục năm, hoặc trăm năm không ai có thể có bằng chứng về sự tồi tại của họ

.

V́ sao chúng ta không t́m thấy xương hóa thạch của người khổng lồ? Chính bản thân tôi đă từng t́m được một khúc xương ống chân dài khoảng 1 mét đường kính khoảng 20 cm ở vườn Khủng Long (Dinosurus Park ) gần Drumheller, Canada. Ống xương đó có thể là xương voi, xưong cá voi, xương khủng long, hoặc là xương người khổng lồ, tùy theo cách giải thích của nhà khảo cứu. Thường xương bị phân hủy theo thời gian nên ngày nay chúng ta không thấy nhiều xương, kể xương người hiện đại. Xương hóa thạch phải nằm ở trong những môi trường hết sức đặc biệt áp suất, nhiệt độ, các tầng đất rất cao, nơi vi khuẩn không thể sống được, khiến cho xương ấy được bảo toàn, Đặc biệt con vật hoặc con người phải bị hủy diệt một cách nhanh chóng như bị chôn vùi trong các lớp bùn của nạn hồng thủy, nếu không, xác của chúng cũng bị hủy hoại nhanh chóng như con cá nằm trên băi biển. Chưa ai t́m thấy xương người khổng lồ không phải lư do để kết luận Kinh thánh là huyền thoại.

 

 

Tham khảo

http://www.answersingiensis.org    http://christiananswers.net


 

[1] A woman sent a message to her husband: “There is a diamond sale. Only $6000.00”. Her husband replied: “No, price is too high.” The woman read: “No price is too high.” She rushed out and bought the diamond. (để ư sự có và không có dấu phẩy)

[2] “Verily I say unto you, this day you shall be with Me in paradice”  or “ Verily, I say unto you this day, you shall be with me in paradice.” (Xin để ư dấu phẩy trước và sau chữ this day.)

[3] http://scienceline.ucsb.edu/getkey.php?key=244

http://www.bbc.com/news/magazine-25371014

 


 

1. Khả năng Tinh tinh thành người    2. Trái đất có trước Mặt Trời    3. Genome, Bản đồ DNA    4. Chuyện Nô-ê đóng tàu   

5. Nhiễm sắc thể Nam, nữ    6. Các màu da và ngôn ngữ    7. Chúa không khiêng nổi ḥn đá    8. Anh em ruột lấy nhau  9. Xương Người Khổng Lồ


Xem Tiếp: Các sinh vật kỳ diệu

Trang đầu || Khoa học || Tôn giáo || Gia đ́nh || Mẩu chuyện || H́nh ảnh đẹp || Hộp thư

Thuyết Tiến Hóa ||| Đấng Tạo Hóa || Loài Người || Kinh Thánh || Ban đầu || Tận thế || Phụ Lục || Trả lời các câu hỏi khó || Các sinh vật kỳ diệu ||