Bàn luận: Những sinh vật kỳ diệu

1. Con lươn điện    ||    2. Con thằn lằn    ||    3. Con ong    ||    4. Con chim ruồi    ||    5. Con chim gơ kiến    ||    6. Con rồng Kô-mô-đô    ||    7. Con cá bống và tôm    ||

8. Con cá Giả-mổi và cá Cần-câu    ||    9. Sự bắt chước    ||    10. Con bạch tuộc bắt chước        11. Con rắn    ||    12. Kết luận

1. Con Lươn Điện

electr2electr1

 

Lươn điện là một sinh vật nh́n qua hết sức tầm thường xấu xí. Tuy gọi là lươn, nhưng thực sụ là một loài cá sống ở vùng Nam Mỹ, trung b́nh dài khoảng 1m nhưng có thể đạt tới 2,5 -3 m, nặng 20 kư. Chúng hô hấp không bằng cách lọc không khí trong nước, cứ 10 phút một lần phải trồi lên mặt nước, đớp một lượng không khí rồi lặn xuống. Chúng có mắt rất nhỏ và phần thính giác được liên hệ với bong bóng để trợ giúp tật mù ḷa nghễng ngăng.

Phải chăng con vật cổ lỗ sĩ này chưa được "tiến hóa", hoặc đang trên đường "diệt vong"?

Sinh vật này là nỗi khiếp sợ cho các ngư dân và cũng là niềm kinh ngạc cho các Nhà Khoa Học. Lư do là chúng có khả năng phát điện kỳ lạ và sử dụng điện một cách thông minh. Lượng điện phát ra không phải một phần triệu volt như trong hệ thống thần kinh con người, nhưng đến 5-6 trăm Vôn với cường độ 1 Ampe, tức đủ năng lượng làm sáng 5 bóng đèn 100 Wat. Khi cần, chúng có thể sản xuất dung lượng mới trong ṿng tích tắc và bắn ra liên tục trong ṿng 1 giờ mà không có dấu hiệu mệt mỏi. Chúng có thể điều khiển hiệu thế từ và cường độ ḍng diện tùy theo khoảng cách, độ lớn của mục tiêu và mục đích việc sử dụng vũ khí này. Lươn điện  c̣n tích lũy điện 8 tiếng đồng hồ sau khi chết, khiến nhiều người thiệt mạng khi sờ vào chúng.

Làm cách nào con lươn điện phát điện và sử dụng điện? Làm sao khi phát điện, chúng giết các con vật khác mà bản thân không  bị tổn thương?

Một phần năm cơ thể con lươn điện  là các phủ tạng như cá b́nh thường, c̣n bốn phần năm là khối lượng của các "b́nh điện" (Ắc-qui). Các b́nh điện được sắp xếp trong 2 phần: Một phần sản xuất, tích trữ và sử dụng hiệu thế thấp, chủ yếu trong việc thăm ḍ và phân tích thông tin về môi trường và các hoạt động xung quanh. C̣n phần thứ hai dùng hiệu thế và cường độ lớn để săn mồi và tự vệ. Mỗi một con lươn điện  có tới 200 ngàn b́nh điện nhỏ, mỗi b́nh phát ra vài milivôn, nhưng khi nối tiếp sẽ tạo hiệu thế hàng trăm vôn, hoặc nối song song tạo cường độ mạnh sát sinh. Mỗi một "b́nh điện" được nối với bộ năo qua hệ thống dây thần kinh phức tạp. Bộ năo con lươn điện  phân tích mục đích nhu cầu phóng điện, tính toán tỷ số hiệu thế, cường độ và điều khiển các b́nh điện được "đóng cầu dao" theo mạch nối tiếp hay mạch song song... . Các b́nh điện phải nhận được mệnh lệnh cùng một lúc để có thể phát điện nhất thời, v́ vậy dây thần kinh nối b́nh điện ở gần bộ năo phải dài hơn hoặc nhỏ hơn so với dây nối b́nh diện ở xa bộ năo, hoặc mệnh lệnh tới các b́nh điện ở gần phải được phát đi chậm hơn mệnh lệnh đối với các b́nh điện ở xa... Tất cả quá tŕnh phức tạp này chỉ xảy ra trong phần ngàn tích tắc thời gian.

Con lươn điện  luôn phát ra các sóng điện nhỏ để thăm ḍ và phân tích môi trường xung quanh. Chính v́ vậy mà chúng không cần mắt. Ở trên da của chúng có rất nhiều tế bào cảm ứng tinh vi để tiếp nhận sự thay đổi điện trường khi có sinh vật khác tới gần. Để không khuấy động điện trường v́ vận động vây và đuôi của bản thân như những con cá khác, con lươn điện di chuyển bằng hàng vây nhỏ trên lưng, dưới bụng như băng lụa. Da của con lươn điện  c̣n có tác dụng cách điện để nó không bị "gậy ông đập lưng ông". Nếu bị xước da, chúng sẽ là nạn nhân đầu tiên của chính ḿnh. Tuy nhiên, c̣n có những yếu tố khác khiến chúng dùng điện một cách an toàn, lấy ví dụ trứng và các con lươn con chẳng "bị nổ tung hay cháy năo" khi điện cha mẹ phát ra, c̣n  các sinh vật xung quanh khác không "giẫy giụa" cũng "phát khiếp".

Theo giả thiết, con lươn điện được tiến hóa từ con lươn b́nh thường: Ở một thời điểm nào đó, có tế bào tự nhiên phát sinh ra điện; nhờ vậy, con lươn dị ngộ này có khả năng tồn tại cao hơn. Từ đó có loài lươn điện . Nếu vậy, có người sẽ hỏi, từ khi xuất hiện tế bào phát điện đầu tiên, đến thời điểm có một nhóm nhiều tế bào phát điện kết hợp với nhau thành một b́nh điện, rồi từ một b́nh điện tiến lên 200 ngàn b́nh điện cần có bao nhiêu thời gian. Khi có b́nh điện mà chưa có hệ thần kinh điều khiển quá tŕnh sản xuất, tích trữ và sử dụng điện, th́ con lươn này mang hệ thống b́nh điện kích thước tới 4/5 khối lượng cơ thể để làm ǵ trong suốt thời gian dài như vậy? Nếu có hệ thống phát điện, hệ thống thần kinh điều khiểu trưởng thành, mà da của loài này chưa có tính chất bảo vệ th́ chúng làm sao sống nổi lúc "vung gươm" trước kẻ thù" hoặc hoặc khi "âu yếm" với bạn t́nh. Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ có lươn điện  duy nhất biết dùng điện để phân tích môi trường, săn mồi và bảo vệ, nhưng cả một số loài khác như cá trê điện, cá đuối điện hoàn toàn không liên hệ họ hàng với nhau cũng có khả năng tương tự. Chúng sống rải rác mọi nơi trên thế giới. Nếu xếp các sinh vật có khả năng phát điện vào trong một gia đ́nh ḍng họ, chúng lại cọc cạch trong sự khác nhau của các chi thể khác và lối sống, ví dụ lươn điện  là loài cá nước ngọt và có xương cứng, có vảy, c̣n cá đuối điện sống ngoài biển, xương sụn, và không vảy. Một con th́ dài như rắn, c̣n con kia th́ vuông như cái diều.....

Càng đi sâu nghiên cứu Sinh Học, chúng ta càng thấy cấu tạo thân thể và cuộc sống của loài vật không thể là hậu quả của quá tŕnh tiến hóa một cách t́nh cờ . Sự tinh xảo và  hợp lư kỳ diệu của Tạo Hóa chỉ cho ta thấy bàn tay và trí tuệ của Đấng Tạo Ra chúng.

 

Nguồn thông tin:  Từ Điển Wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/Electric_eel

Moody video http://www.archive.org/details/electric_eel

http://www.chm.bris.ac.uk/webprojects2001/riis/electriceels.htm


 

2. Con thằn Lằn.

Khi quan sát xung quanh cuộc sống, bạn sẽ thấy có nhiều điều thú vị trong thế giới sinh vật. Ví dụ con thằn lằn ḅ trên tường, không những ḅ trên tường mà c̣n ḅ trên trần nhà mà không bị rớt xuống. Bạn đă bao giờ bắt nó và thấy nó bám chặt vào mặt tường cách nào không? Hay thử kéo nó trên làn da của ḿnh và thấy bàn chân nó “nhám” đến mức độ nào? Ngày xưa, các Nhà Khoa Học giải thích bàn chân con thằn lằn  có những cái “chén chân không”, giống như công cụ người ta dùng để khiêng những tấm kiếng, hay làm “cạo gió, hút hơi” trên lưng người bệnh. Nhưng “chén chân không” đó trở nên vô dụng nếu mặt bằng không “nhẵn bóng như gương”, càng tệ hơn là trần nhà, tường vôi, vỏ cây. Thực ra , bàn chân con thằn lằn  có rất nhiều sợi lông mịn, mỗi sợi lông mịn lại c̣n được chia ra thành hàng trăm sợi lông tơ nhỏ li ti có đường kính 50 - 200 na-nô, giống như một vật liệu nhân tạo mới gọi là sợi mịn (microfibre).

IMG_6991esLepidodactylus gardineri Endemic gecko, Rotuma,  toe pads, Fiji

Khi dùng sợi mịn dệt thành vải, chúng ta có được khăn lau mịn, dùng để lau đồ dùng, lau đến đâu sạch và khô đến đó, hoặc để may quần áo cho lính và vận động viên, giúp họ thoát mồ hôi một cách hiệu quả. Nh́n qua thấy vật liệu rất mịn mà, nhưng đụng vô, nó dính bám một cách kỳ lạ. Chính xác hơn,  sợi lông tơ có tính hút rất đặc biệt theo Nguyên Lư Van-đơ-Oan (Van der Waals ) về lực phân tử. Cho nên, bao nhiêu bụi bặm, nước, mồ hôi, dầu mỡ dù nhỏ li ti đến đâu cũng theo mảnh vải này mà đi hết. Ở bàn chân con thằn lằn , mỗi một sợi lông mịn đều dính tới cấu trúc phân tử trong từng lỗ hổng của vật liệu. Chính v́ vậy mà bàn chân con thằn lằn  có thể bám chặt vào bất cứ mặt sần sùi hay phẳng lỳ nào. Sức chịu đựng của một sợi lông tơ đủ mạnh có thể  treo trọng lượng của con kiến. Nếu tất cả các sợi lông mịn ở bàn chân nó đều được sử dụng, một người lớn nặng 140 kg có thể treo lơ lửng trên trần nhà.  Điều thắc mắc là khi dùng sức người,  vất vả lắm mới kéo con thằn lằn ra khỏi bức tường, c̣n bản thân nó, nó có thể tự nhấc chân lên và chạy thiệt nhanh tùy ư. Điều này xảy ra khi con thằn lằn  điểu chỉnh số lượng lông mịn, lông tơ tiếp xúc với mặt bằng  và thay đổi góc độ tương đối của chúng, như vậy làm giảm lực phân tử Van-đơ-Oan kể trên. Quá tŕnh tự động hóa tinh xảo tuyệt vời này xảy ra trong phần ngàn tích tắc, trong bộ năo nhỏ bằng hạt gạo của con vật ḅ sát sống bằng ruồi bọ kể trên.

Không những bàn chân nó kỳ diệu như vậy mà c̣n cả cái đuôi của nó. Đuôi con ngựa sinh ra để đuổi ruồi, c̣n đuôi con thằn lằn  sinh ra để làm ǵ? Bạn thấy khi nó ḅ, đuôi quật qua bên này, văng qua bên kia thật là vướng. Nhiều khi thấy con thằn lằn  không đuôi c̣n chạy nhanh hơn con có đuôi. Có thực sự đuôi thằn lằn  vô dụng không? Có nhiều tác dụng của đuôi mà khoa học chưa biết hết, ngoài tác dụng tích trữ mỡ, làm dáng, giữ thăng bằng. Tuy nhiên, có một tác dụng rất đặc biệt mà chỉ có con thằn lằn  mới được “Trời cho”. Mỗi khi bị kẻ thù săn đuổi sát gấp, hoặc đă bị “chụp đuôi”, con thằn lằn  tự cắt đuôi ḿnh để chạy nhanh hơn. Khác với đuôi loài vật khác, cắt ra bỏ đâu nằm đó, c̣n đuôi thằn lằn  c̣n có cơ chế tự “ngúc-ngoắc” làm kẻ thù để ư, vật lộn vất vả giữ nó trong miệng và nhờ vậy mà từ bỏ ư định tiếp tục cuộc chạy đuổi… Rồi trong ṿng hai ba tuần sau, một cái đuôi khác được mọc lại. Bạn thấy điều này có kỳ diệu không? 

Nếu đi theo Thuyết Tiến Hóa, người ta giải thích rằng con thằn lằn  hiện đại xuất phát từ con thằn lằn  cổ xưa, loại “sống chết vẫn c̣n đuôi”. Trong trường hợp nào đó có con bị ”tai nạn” mất đuôi, trở nên chạy nhanh hơn nên tồn tại, trong khi các con khác bị diệt vong… Vậy "Học Tṛ"  có bốn câu hỏi xin hỏi các “Thầy” rằng:

1. Cơ chế tự cắt đuôi h́nh thành khi nào, cách nào, một cách t́nh cờ hay có chủ đích?

2. Khi đuôi bị đứt ra, vẫn c̣n “ngúc-ngoắc”, tạo điều kiện cho thân chủ chạy thoát, cơ chế ấy h́nh thành khi nào, cách nào, một cách t́nh cờ hay có chủ đích?

3. Nếu con thằn lằn  cần có 1 triệu năm tiến hóa từ cơ chế thụ động sang cơ chế chủ động mất đuôi, làm sao cái đuôi tiến hóa từ chuyện chết “thẳng-đơ” đến chuyện chết “ngúc-ngoắc”, trong t́nh trạng hoàn toàn cô lập với thân thể và hệ thần kinh của con thằn lằn ?

4. Khi đuôi thằn lằn  bị đứt ra, thằn lằn chạy nhanh hơn, không c̣n ai chụp đuôi nữa, vậy nó mọc đuôi mới làm ǵ? Cơ chế mọc lại đuôi bắt đầu h́nh thành từ khi nào, cách nào, một cách t́nh cờ  hay có chủ đích? Nếu mọc đuôi mới, khả năng tồn tại của nó lại  ngang với những con b́nh thường trong loài. Chúng chẳng tiến hóa. Các con mới mọc nửa đuôi càng dễ bị diệt vong hơn v́ một nửa đuôi chẳng giữ được thăng bằng, nặng nề khi di chuyển, khó tự đứt và chẳng ngúc-ngoắc giống như đuôi hoàn chỉnh.

Xin hỏi thêm: Dù c̣n đuôi, mất đuôi, hay đang mọc đuôi mới, hệ mă di truyền DNA của chúng có bị thay đổi không? Nếu không, th́ khi giao phối cùng các con trong loài, chúng chẳng tạo nên một thế hệ nào khác biệt hơn để tiến hóa. Nếu có, th́ v́ sao ngày hôm nay chúng ta không thấy loài thằn lằn  nửa đuôi hay không đuôi?

                Có một câu trả lời hết sức thỏa đáng: “Ngay từ đầu,  Đấng Tạo Hóa đă cho con thằn lằn  có cơ chế tự ngắt đuôi, đuôi con thằn lằn đă biết “ngúc-ngoắc” đánh lừa kẻ thù. Phần đuôi con thằn lằn  tự mọc lại để tiếp tục chức năng bảo vệ cho cơ thể… Ngay từ đầu,  con thằn lằn  đă được trang bị hệ thống pḥng thủ một cách hoàn chỉnh, hoàn hảo. Điều ấy xảy ra không phải bởi sự Tiến Hóa một cách t́nh cờ, nhưng v́ một công tŕnh Tạo Hóa  có chủ đích.

Nguyên lư dùng lông tơ để bám vào cấu trúc phân tử trong vật liệu và tự cắt đôi thân thể trên đây cũng được sử dụng bởi loài giun đất. Bạn thử kéo con giun đất ra khỏi ổ giun xem khó đến mức nào, thường đứt luôn cả con giun và nửa bị đứt kia sẽ trở nên con giun mới.

Mỗi khi  nh́n thấy con thằn lằn  trên trần nhà, hay con giun ḅ trên đất, bạn nên nhớ đến điều này: “Con thằn lằn, con giun yếu ớt, vô giá trị như vậy mà Chúa c̣n thương mến, chăm sóc, trang bị, bảo vệ nó một cách kỳ diệu như vậy huống chi là con người như bạn.” Cơ thể, lư trí, t́nh cảm,  linh hồn của con người c̣n siêu việt và giá trị gấp triệu lần so với những ǵ của con vật… Không có cách ǵ mà Thiên Chúa không thương, chăm sóc bảo vệ ḿnh hơn côn trùng ḅ sát hay bất cứ loài vật nào trên thế gian.

Nguồn thông tin: www.en.wikipedia.org/wiki/gecko


 

3. Con Ong

http://planetforward.ca/blog/wp-content/uploads/2011/03/honey-bee-population-deaths-and-world-food-supply-unep-report.jpg

                Bạn có biết trên thế gian này có tới 20 ngàn loài ong, có loài lớn gần như con chim sẻ (40 mm) hoặc có loài nhỏ hơn con ruồi (2,1 mm).  Một phần ba thực phẩm của con người đến từ các thực vật được loài ong  thụ phấn. Mật ong  làm dịu tiếng khóc của con nít và làm sáng mắt, cứng xương cho các bô lăo. Tuy nhiên,  mới nghĩ tới  từ “ong  đốt” người hùng như lực sỹ phải cảm thấy lạnh ớn trong xương sống.  Dù ghét ong  bao nhiêu đi chăng nữa nhưng hiểu biết về sinh lư và cuộc sống của loài ong  khiến chúng ta không khỏi kinh ngạc và cảm phục. Một côn trùng đơn sơ trong thế giới loài vật, nhưng cũng là những chuyên gia về tổ chức xă hội một cách cao cấp,  v.v... Ai dạy chúng cách sống cộng đồng gồm mấy trăm ngàn cá thể trong một chung cư không lớn hơn một cái thùng tṛn đựng nước? Ai dạy chúng xây những căn pḥng h́nh lục giác trong tổ ong - tận dụng thể tích tối đa với vật liệu xây dựng tối thiểu? Ai dạy chúng tổ chức giao thông, cả ngàn con di chuyển trong tổ, ra vào cửa tổ một cách trật tự?  Ai dạy chúng phân chia công việc: con trẻ th́ nuôi nhộng, phục vụ ong chúa, làm vệ sinh, con lớn th́ đi kiếm mồi, chế biến thực phẩm,  bảo vệ tổ ong, v.v... ?  Trong những con nhộng, có con được nuôi bằng một loại thức ăn đặc biệt để trở thành con ong chúa có khả năng sinh sản. Trứng ong chúa  đẻ ra là trứng được phối tinh sẽ trở nên ong cái - không có khả năng giao phối, có ng̣i và có các cơ chế thích hợp với công việc của một con ong thợ. Trứng không được phối tinh trở nên ong đực. Các con ong đực, chẳng làm việc ǵ khác là giao phối với ong chúa mới để bắt đầu những tổ ong mới. Thật kỳ lạ là ong chúa  chỉ cần giao phối một lần cũng đủ tinh trùng cho cả triệu quả trứng nó sẽ đẻ ra trong cuộc đời.

Các con ong thợ là một sự kỳ diệu của Tạo Hóa. Đă là “máy bay cao tốc”, thân thể của nó đáng lẽ phải “nhẵn bóng như ruồi” để giảm ma sát và lực cản không khí. Nhưng ngược lại, cơ thể của nó đầy lông. Lông con ong  cọ sát với không khí, lại mang lực hút tĩnh điện giúp phấn hoa dính vô người nó, nên một lần chui vào bông hoa là đă đủ khai thác tất cả phấn hoa trong đó. Rồi hai cặp chân trước của con ong, có móc,  ”bàn chải’, “lược” để vuốt ăng-ten, lau mắt, làm sạch cánh. Chân giữa có bàn chải để quét nhụy  hoa và cuối cùng là bàn chải phấn hoa, phần nén phấn hoa vào cái giỏ đựng phấn – là lỗ hỏm trong cặp chân thứ ba.

 BeeLegs(large)

Cái ṿi con ong  gồm có hai phần, phần ngoài là một cái xy-lanh, phần trong là pít-tông, dùng để hút mật hoa và mật ong. Tất cả các bộ phận phối hợp với nhau một cách tuyệt hảo, như có ai đó thiết kế chúng chứ không thể vô t́nh mà có. Mỗi một chi thể đều vô dụng khi tồn tại độc lập. Không có lư do nào mà cái chân sau có chỗ“phồng ra rồi lơm vô”, với mức độ ngày càng tăng, để cuối cùng trở nên cái giỏ đựng phấn. Qua cả “triệu năm tiến hóa” , trước khi cái giỏ ấy phát triển đủ sâu để đựng phấn, sự bất thường này chỉ cản trở cho sự bay của con ong, v́ nó tăng thêm sức cản không khí và hậu quả: Con nào có chân sau “lồi, lơm”, con ấy sớm bị huỷ diệt bởi các chim ăn ong.

Nghĩ đến con ong , không ai không nghĩ đến ng̣i đốt. Ng̣i đốt có hai phần, phần ngoài là một cái ống tiêm có ngạnh, phần trong là cái kim tiêm. Khi đốt con côn trùng khác, chỉ cần kim tiêm tḥ ra là đủ xuyên thủng vỏ của kẻ thù. Nhưng khi đốt con thú có da dày, con ong  ấn ống tiêm vào da, cho đến khi ngạnh của ống tiêm bám chắc vào thịt con thú, lúc đó nó ấn tiếp kim tiêm vào thịt. Bằng cách đó, kim tiêm có thế đâm thấu sâu đến hệ thần kinh của con thú và nọc độc có tác dụng. Tiếp đó, con ong  bay đi để lại khúc ruột trên da con thú, khúc ruột ấy là cả một ḷ phản ứng hóa học, tiếp tục tiêm nọc độc cho đến khi  con thú ngất xỉu đi. Tất nhiên,  con ong  sẽ chết. Theo Thuyết Tiến Hóa, đột biến nào có lợi cho cơ thể , đột biến đó được duy tŕ. Nhưng trong trường hợp con ong,  làm sao chúng có thể truyền lại các gien đột biến qua con đường sinh sản nếu mất mạng sống khi để lại bộ ruột sau trận chiến?

http://academic.reed.edu/biology/courses/BIO342/2012_syllabus/2012_WEBSITES/TCM_Bee_aggressionFinal/images/bee-stinger.png

Khi một con ong  phát hiện nơi có nhiều bông hoa, nó bay trở về tổ và truyền đạt thông tin cho những con khác. Nó làm một điệu múa, di chuyển theo h́nh số 8, vừa múa vừa vẫy cánh. Cái bụng của nó cũng “múa” theo bằng cách nhấc lên, đập xuống theo tần số. Trục của con số tám trong điệu múa được so sánh với hướng Mặt Trời để chỉ hướng bay tới vườn hoa. Khoảng cách từ vườn hoa về tổ được đo bằng cách tính mức độ tiêu hao nhiên liệu tiêu thụ cho chuyến bay của con ong trinh sát, cộng thêm sự tính toán về chiều gió. Rồi con ong  đó truyền đạt thông tin về khoảng cách qua điệu “múa bụng”. Tần số “múa bụng” cho biết khoảng cách theo tỷ lệ nghịch, có nghiă vườn hoa càng gần th́ tần số “múa bụng càng tăng”. Nhưng không tăng theo đường thẳng mà tăng theo đường lô-ga-rit. Càng gần th́ điệu múa bụng càng gấp, các con ong  khác càng phấn khởi, hứng thú để ra đi... Không ngờ hệ thống thần kinh nhỏ xíu của một con côn trùng đơn sơ lại có thể đạt đến mức độ truyền thông một cách tinh xảo như vậy.

http://www.eplantscience.com/index/general_zoology/images/images31/fig023.jpg

 Thuyết Tiến Hoá có thể tạm giải thích về giải phẫu sinh lư, nhưng chẳng thể giải thích về các hành vi và cách sống của sinh vật.


4. Con Chim Ruồi

hummingbird-and-flowers-widescreen-hummingbirds-wallpapers

Trong các loài chim, con chim ruồi là loài chim đáng ngạc nhiên nhất. Ít người biết đến chúng bởi v́ chúng quá nhỏ và bay quá nhanh. Loài lớn chỉ nặng có 20 gram, loài nhỏ có 2 gram, trung b́nh khoảng 5 gram, kích thước ngang với con bọ dừa, con gián. Khi bay, nó phát ra tiếng vù vù, bởi vậy mới được đặt tên là chim ruồi. Chim ruồi  có cách bay đặc biệt, không vỗ cánh lên xuống theo như các con chim b́nh thường, nhưng vỗ cánh theo h́nh số tám, với tốc độ 100 lần một giây. Chim ruồi có thể bay lơ lửng trên không trung, bay giật lùi, bay ngửa và thay đổi tốc độ và hướng bay trong ṿng nháy mắt. Chim ruồi  có thể giữ  yên đầu, mỏ trong tư thế thăng bằng tuyệt đối khi đang bay để có thể chui vào trong những cuống hoa sâu để hút mật. Bởi cần phải vỗ cánh nhanh như vậy, chim ruồi  tiêu thụ năng lượng rất nhanh. Chính v́ vậy, nó phải liên tục t́m kiếm thức ăn. Trái tim của con chim ruồi  đập 1200 lần một phút, nhưng ban đêm, nó giảm nhịp tim xuống c̣n 180 và tạm dừng các hoạt động của cơ thể như con thú ngủ đông để tiết kiệm năng lượng. Dường như chúng luôn sống trên bờ vực thẳm của sự chết đói nếu trong ṿng hai tiếng tới nó không kiếm được thức ăn. Vậy mà con chim ruồi  lại có khả năng bay những chặng đường dài không thể tưởng tượng nổi trong những cuộc di cư mùa Thu. Chim ruồi  ở Canada thường bay đến Mễ Tây Cơ để tránh lạnh mùa Đông, vượt qua một khoảng không gian dài tới 50 triệu lần chiều dài cơ thể chúng. Chặng cuối cùng, nó phải bay qua vịnh Mễ Tây Cơ dài 1,000 cây số ở chiều ngang hẹp nhất, không có chỗ để dừng chân nghỉ cánh, tiếp tế nguyên liệu. Với tốc độ khoảng 50 cây số một giờ, nó phải bay liên tục 20 tiếng đồng hồ. Sau chuyến bay, trọng lượng cơ thể nó giảm đi một nửa. Một vận động viên sau cuộc chạy đua giảm trọng lượng từ 60 kư xuống c̣n 30 kư là điều đáng kinh ngạc và lo ngại, nhưng con chim ruồi  chỉ nặng có 5 gram, sau chuyến bay c̣n có 2, 5 gram làm sao sống nổi. Rồi 2, 5 gram nhiên liệu phí tổn cho chuyến bay ngàn cây số như vậy, chứng tỏ hiệu suất tận dụng năng lượng của con chim ruồi  lại càng đáng khâm phục. Trong khi chúng ta há miệng khâm phục con chim ruồi  th́ nó chẳng có dấu hiệu tự cao tự đại, nhưng khiêm nhường tiếp tục công việc mà Tạo Hóa giao cho chúng.

Một điều kỳ diệu nữa là khả năng định hướng của các con chim nhỏ bé này. Chúng có thể bay đến những nơi mà chúng chưa bao giờ bay tới. Con chim đực bao giờ cũng bay trước, sau đó chim cái, rồi cuối cùng con chim con, cả tuần sau đó, hoàn toàn đơn độc, không có sự hướng dẫn của cha mẹ  nhưng do bản năng Đấng Tạo Hóa ban cho.

Khi nghĩ về con chim ruồi, tôi chợt nhớ tới lời dạy của Chúa Giê-su: hai con chim sẻ bán một xu, năm con chim sẻ bán hai xu, có nghiă là mua bốn con th́ tặng một con. Thế mà không có con chim nào rơi xuống  mà Chúa không biết đến. Con ngựi đáng quư hơn con vật như thế nào, nếu Chúa lo nuôi loài chim không lẽ Chúa không nuôi loài người sao. 

82--Sword-billed-hummingbird-at-flower-_G0R6633-GUANGO-LODGE - -ECUADOR-MAY-copy


5. Chim Gơ Kiến

pileated-woodpecker-male_1421_web1

                Chim gơ kiến kiếm ăn bằng cách dùng mỏ để gơ và đục thân cây, kiếm các con bọ và kiến trong thân cây. Nó có thể gơ 20 lần 1 giây, nhanh gấp 2 lần Súng Liên Thanh AK47. Chân nó có 4 ngón, ngón 1 và 4 móc về phía trước, ngón 2 và 3 móc về phía sau, thay v́ 3 ngón móc về phía trước, 1 về phía sau như chim b́nh thường. Đuôi nó cứng và mạnh như một mái chèo. Lưỡi nó dài đến 10 cm, trong khi cái đầu nó chỉ dài 2-3 cm, không kể mỏ.

V́ sao chim gơ kiến có cơ chế đặc thù khác biệt như vậy? Ngón chân và đuôi giúp nó đứng và đi bộ theo chiều dọc của thân cây. Lưỡi dài của nó như lưỡi con cóc có chất keo dính để móc thức ăn từ trong hốc, lỗ của thân cây. Tai của chim có thể nghe được tiếng động dưới vỏ cây để nó biết côn trùng ở đâu mà gơ.

Các nhà nghiên cứu lấy làm kinh ngạc khi thấy chim gơ kiến  gơ đầu như điên vào cây gỗ cứng như cây lim mà không bị đau đầu, loạn óc. Th́ ra hộp sọ của nó được cấu tạo đặc biệt để giảm sốc và óc của nó được nằm trong một cơ cấu bảo vệ đặc biệt. Lưỡi của nó dài gấp 3 -4 lần hộp sọ, chạy từ cuống họng, ṿng đằng sau gáy, xuyên qua lỗ mũi, vô trong miệng. Đầu lưỡi có cơ chế t́m kiếm sâu bọ trong bóng tối của hốc cây.

                Theo Thuyết Tiến Hóa, chim gơ kiến  phải tiến hóa từ con chim b́nh thường, có một lưỡi mọc từ cuống họng đi ra mỏ chim. Nhưng lưỡi chim gơ kiến  lại chia làm hai, đi ngược vào cuống họng.  Ở thời điểm nào lưỡi chim b́nh thường bị đột biến chia hai và mọc theo chiều ngược lại? Trải qua hàng triệu thế hệ, lưỡi chim trung gian mọc dài ra, dài ra cho đến khi bằng chiều dài lưỡi chim ngày nay. VẬy, trong suốt thời gian hàng triệu năm,  cái lưỡi đang tiến hóa làm chức năng ǵ trong cuống họng và sau gáy cho đến khi nó đủ dài để đâm ra mỏ qua hai lỗ mũi?

http://www.birdwatchingdaily.com/wp-content/uploads/2013/12/Flicker-Tongue-320x180.jpghttp://www.burdr.com/wp-content/uploads/2011/05/pileated-woodpecker-tongue.jpg

 

Theo Thuyết Tiến Hóa, chi thể nào vô dụng sẽ bị đào thải, vậy lư do ǵ mà lưỡi con chim gơ kiến  c̣n giữ được cho đến ngày nó trở nên hữu dụng?

Theo Thuyết Tạo Hóa, chim gơ kiến  được Đức Chúa Trời trang bị một hệ thống mỏ, hộp sọ, tai, lưỡi, móng chân, đuôi ... một cách hoàn hảo và có chủ đích ngay từ ban đầu để nó có thể sinh sống một cách “lập dị” như vậy.

 

 

http://www.creationism.org/heinze/Woodpecker.htm


6. Rồng Kô-mô-đô.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/ff/KomodoDragonRinca1.jpg/170px-KomodoDragonRinca1.jpg

                Rồng Kô-mô-đô là một loài thằn lằn, họ kỳ-đà sống trên các ḥn đảo ở Nam Dương (Indonesia). Nó có kính thước bằng con cá sấu, dài tới 3 mét, nặng 150 đến 170 kư. Nó có thể săn các con mồi lớn như con trâu, và có lúc tấn công cả người nữa.

Đặc biệt,  rồng Kô-mô-đô có cách sinh sản kỳ lạ: sinh con không cần giao phối với con đực. Năm 2006, sở thú Chester, London phát hiện một con rồng cái sinh ra 11 quả trứng, từ 11 quả trứng nở ra 7 con rồng  con, toàn là con đực. Năm 2008 sở thú  Sedgwick,  Kansas - USA có con rồng  Kô-mô-đô cái cũng sinh ra 17 trứng. Từ 17  trứng, nở ra 2 con con. Cũng toàn là con đực. Các Nhà Khoa Học biết rằng các con rồng  cái này chưa bao giờ tiếp xúc với con đực và trứng của chúng chưa được thụ tinh. Sự sinh sản không cần giao phối với con đực gọi là trinh sản, c̣n được quan sát trong một số động vật cấp thấp và loài có xương sụn như thằn lằn, cá mập. Trong trường hợp các con rồng  Kô-mô-đô, chúng có thể sinh con qua trinh sản hoặc giao phối b́nh thường. Hậu tự của quá tŕnh trinh sản  luôn là các con đực, c̣n hậu tự của sinh sản qua giao phối có thể là đực hoặc cái. Điều này giải thích việc một con rồng  Kô-mô-đô cái trôi dạt vào một ḥn đảo hoang vu, có thể bắt đầu một cộng đồng mới bằng cách trinh sản  ra những con đực, rồi giao phối với những con đực để sinh ra thế hệ tiếp theo vừa đực vừa cái.

Nếu quan hệ gần gũi đem tới sự thoái hóa trong thế hệ con cái th́ sao con rồng Kô-mô-đô tồn tại cho đến ngày nay? Nếu trinh sản  siêu việt hơn sinh sản qua giao phối th́ v́ sao con rồng  Kô-mô-đô vẫn phải quay lại “lẽ thường” như muôn ngàn loài khác khi có cơ hội? Không biết loài này đang tiến hoá hay thoái hóa, hay Đấng Tạo Hóa tạo ra cho nó như vậy? V́ sao các Nhà Khoa Học chẳng phản đối chuyện con rồng  Kô-mô-đô c̣n trinh mà sinh con, nhưng lại phủ nhận chuyện Ma-ri sinh hạ Chúa Giê-su khi chưa có quan hệ với chồng ḿnh? Cả hai trường hợp đều minh họa Đức Chúa Trời đủ khả năng “làm ǵ cũng được”, và Ngài có thể làm những việc lạ lùng ngoài sự hiểu biết và trí tưởng tượng cuả con người vậy.


 

7. Cá Bống Và Tôm

ANd9GcT2wYaObzyFUfkPajWB6XxcDXt3n1X9OFoFUGXl7pv8TtdO80ST Coral-hind-at-cleaning-station-with-cleaner-shrimps

(Cá bống và tôm chung sống, làm việc tại “Trạm Vệ Sinh”)

                Cá bống (goby) có một lối sống hết sức thông minh,  cộng sinh tương trợ với các loài sinh vật khác. Thường cá bống  sống chung với một con tôm. Cá bống  cần ở trong một cái hang nhỏ nhưng không có khả năng đào bới. Việc đó con tôm lại làm rất giỏi, không những đào hang mà c̣n dọn dẹp nữa. Thay vào đó con tôm lại bị mù, dễ gặp nguy hiễm khi ra khỏi hang. Con cá bống  luôn bơi trên đầu con tôm bảo vệ  và dùng đuôi ra hiệu cho con tôm chạy vào hang ẩn náu. Nó c̣n chia thức ăn cho con tôm nữa.

Cá bống  và tôm, cùng “làm việc” ở trong các "Trạm Vệ Sinh”. Ở đây, các loài cá lớn như cá mập, cá đuối sau khi dùng bữa đến xếp hàng chờ phục vụ. Đến lượt ḿnh, nó há miệng, phồng mang, dương vây để cho cá bống và tôm chui vô nhặt những thức ăn vụn c̣n mắc lại trong răng và  mang. Chúng c̣n bắt những loài kư sinh sống trong vảy cá nữa.

Không biết từ thởi điểm nào trong Thuyết Tiến Hóa con cá bống  có sáng kiến sống cộng sinh với loài khác tốt hơn là sống một ḿnh? Làm sao nó truyền đạt ư tưởng đó với các loài tôm, cá khác? V́ sao các loài cá khác, là loại cá săn mồi, không xơi con cá bống  khi mới nh́n thấy chúng cũng như sau khi được phục vụ?

Người ta cũng thường thấy một số chim nhỏ làm vệ sinh cho cá sấu, sư tử... Cộng sinh khác với kư sinh, là một quá tŕnh hợp tác giữa hai loài một cách t́nh nguyện và hai bên đều có lợi. Con nhỏ không có khả năng săn mồi, sống bằng nghề làm vệ sinh, c̣n con lớn nhờ đó mà sống khỏe hơn. Khó có thể giải thích rằng sự cộng sinh tiến hóa từ từ, v́ bất cứ thời điểm nào con lớn có thể nuốt sống con bé và sự tin cậy lại phải bắt đầu lại từ đầu.


8. Cá Giả-Mồi và Cá Cần-Câu

Decoy_Fish

Cá Giả-Mồi (decoy fish) có vây lưng h́nh dạng một con cá giả. Phần vây cá nằm giữa lưng cá thật và con cá giả trở nên trong suốt, để tỏ ra con giả là một cơ thể riêng biệt. Nó nằm phục kích một cách yên lặng, với cá giả là vây lưng vẫy qua vẫy lại  như một con mồi.  Con cá khác t́m đến để ăn và bị đớp ngay lập tức. (Trong h́nh trên thấy c̣n nằm nửa trong nửa ngoài miệng con cá Giả-Mồi)

pictures-of-the-angler-fish

Cá Cần-Câu (angler fish) sống dưới đáy biển sâu hàng cây số. Nó có một cái “cần câu” mọc ra trước mũi nó. Đầu cần câu có một nhúm rau câu phát sáng – không phải là rau câu nó nhặt, - nhưng là một phần cơ thể nó. Trong bóng tối, các con cá nhỏ khác bơi tới rồi trở nên nạn nhân của sự ṭ ṃ. Đặc biệt, khi cái cần câu chẳng may bị gẫy, th́ vài ngày sau một cần câu khác sẽ mọc ra và hoàn chỉnh trong ṿng một tuần.

Theo Thuyết Tiến Hóa: Một con cá qua đột biến mà có cái vây lưng khác thường, hay một mẩu thịt thừa trên mũi, rồi những dị dạng đó tiếp tục biến đổi theo xu hướng nhất định từ thế hệ thứ hai trở đi: Cái vây khác thường dần dần có được h́nh dạng, màu sắc của một con cá nhỏ, c̣n mẩu thịt thừa, dài dần ra, trở nên cái cần câu. Sau hàng triệu năm, những con cá này học được cách sử dụng dị dạng này để kiếm ăn và làm cho hiệu quả hơn, bằng cách khiến một phần vây trở nên trong suốt để ch́a con mồi khỏi con cá, hay tạo ra “bóng đèn” treo lơ lửng trên “cần câu”.

Cách giải thích trên có vẻ ngây thơ quá v́ giải phẫu sinh lư, di truyền và cách sống của những loài cá này chứng minh về sự Tạo Hóa khôn ngoan, có chủ đích hơn là sự  Tiến Hóa theo cách may rủi.


9. Sự Bắt Chước

Trong thế giới sinh vật chúng ta thấy có sự ngụy trang.  Sự ngụy trang có thể là biến đổi h́nh thể mầu sắc để ḥa hợp với môi trường, như con bọ ngựa giống hệt cành cây, hoặc con bướm giống hệt cái lá, con cá giống hệt nền cát dưới đáy. Trường hợp đặc biệt, nhưng không hiếm, đó là sự bắt chước  các sinh vật khác để tồn tại.

2593-004-A87084C6

Ví dụ ở h́nh trên, con Rắn Biển (Eastern Coral) là một loại rắn rất độc, nhưng con Rắn Chúa (Scarlet King), không độc, cũng có h́nh dạng, kích thước như vậy để khiến các loài chim tránh nó.


Nguồn trích dẫn http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFt_ch%C6%B0%E1%BB%9Bc

Không những con yếu bắt chước con mạnh để bảo vệ ḿnh, nhưng con mạnh cũng bắt chước để săn mồi. Ví dụ thằn lằn mở miệng giả hoa để dụ côn trùng, đom đóm chớp theo tần số của loài khác để lôi kéo những con  mồi “si t́nh” mù  quáng đến chỗ chết.

Làm sao giải thích được sự bắt chước đây. Không những con bắt chước giống con được bắt chước về h́nh dáng màu sắc, nhưng cả về cách di chuyển và sinh hoạt cũng hết sức tinh vi, khôn khéo và có chủ đích. Nhưng nếu nó quá giống môi trường hoặc sinh vật  độc hại, hung dữ th́ cũng không có lợi v́ như vậy làm sao kiếm được bạn t́nh để duy tŕ ṇi giống? Do đó, chúng cũng phải có một hệ thống thông tin khác: âm thanh, mùi vị, độ rung để mời gọi các con cái cùng loài.


10. Bạch Tuộc Bắt Chước

Bạch Tuộc Bắt Chước[2]  (Mimic Octopus) có thể bắt chước được 15 loài khác nhau  từ Cá Bơn, Cá Đuối, Cá Sư Tử đến Rắn Biển, Sao Biển, Sứa, v.v… không những theo h́nh dạng,  màu sắc, cách di chuyển và  săn mồi mà c̣n biết tùy cơ ứng biến, trong ṿng vài giây sẽ biến dạng thành cá bơn khi nằm trên cát, hoặc rắn độc khi gặp loài cá sợ rắn. Có khi,  bắt chước giống con cua cái để bắt con cua đực “si t́nh”. Quá tŕnh bắt chước của bạch tuộc đ̣i hỏi một hệ thống thần kinh hết sức  tinh vi và các tế bào da có khả năng thay đổi màu sắc, kết cấu, độ nhám... Không biết hệ thần kinh tiến hóa trước hay tế bào da tiến hóa trước và khi nào con bạch tuộc biết cách phối hợp hai yếu tố này lại với nhau? Có một cách giải thích hợp lư hơn là ngay từ đầu Đức Chúa Trời đă trang bị cho nó như vậy một cách hoàn hảo.

Ban có thể xem chúng  sau khi đánh chữ “mimic octopus” hoặc “cuttlefish” vào ô t́m kiếm trong youtube.com.

the-mimic-octopus

ocotopus-disguise-2

Bắt chước Cá Sư Tử hay  rắn độc.

Bắt chước Cá Bơn.

40M1633-12-mimic-octopus

mn40

Bắt chước Cá Đuối.

Bắt chước Sao Biển.


11. Các Loài Rắn

Image result for snake

Cũng như ong, rắn là loài khiến mọi người chợt nghe đến đă thấy ớn lạnh. Nhưng khi biết về cơ chế sinh lư và đời sống của chúng, người đọc sẽ có thêm cảm giác nể phục hơn sợ hăi.

Có 2.900 loài rắn có kích thước từ con Rắn Chỉ, Rắn Giun sống dưới tảng đá cho tới các loài Trăn dài chục mét, nặng trăm kư sống trong rừng hoặc śnh lầy. Có loài sống trong sa mạc, trong bụi cây, nước ngọt và nước mặn. Thức ăn của chúng đi từ côn trùng, chim, thú nhỏ tới các con hươu và các con rắn  cùng và khác loài nữa.

Những điều ǵ khiến loài rắn  hầu như độc nhất vô nhị vậy?

Thứ nhất là hệ thống ra-đa tối tân trong một sinh vật “cổ lỗ sỹ”. Rắn có lưỡi luôn luôn thè ra, thụt vô, lấy thông tin cuả con mồi hay kẻ thù c̣n vương lại trong không khí, đưa vô điểm tiếp nhận nằm trong miệng. V́ sao lưỡi nó  được chẻ đôi ra? Có lẽ để xác định hướng không gian ba chiều của con mồi, như hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi vậy. Tiếp đó, rắn có thể nh́n thấy con vật trong bóng tối, khuất bụi cây, sau ḥn đá bằng h́nh ảnh hồng ngoại.  Rồi rắn  có thể  biết được mọi  di chuyển xung quanh bằng rung động tiếp nhận qua các cơ bụng.

Thứ hai là khả năng di động của rắn . Mặc dù không chân, không vây, nhưng rắn  chẳng chậm như sên. Chúng có thể ḅ, trườn, lết, chui, uốn, lặn, bơi, trèo cây và bay lượn nữa. Loài rắn  bay lượn có thể làm dẹp ḿnh xuống như dải lụa, quăng ḿnh vào không khí, lượn xa tới 100 mét.

Thứ ba,  hầu hết các loài rắn  có cấu trúc hàm linh động, có thể mở rộng ra như cái phễu để nuốt các con mồi lớn hơn thân thể chúng. Tim phổi nội tạng có dạng dài và mỏng, nằm dọc theo cơ thể để giúp thức ăn được nuốt trôi một cách dễ dàng. Rắn có thể tiêu hóa cả xương, lông con mồi, không bỏ phí một phần nào khác.

Thứ tư, cũng là thứ đáng “gờm” nhất, đó là nọc độc. Nhiều nhà sinh học cho rằng tất cả các loài rắn  đều có chất độc, nguy hiểm cho sinh vật nhỏ nhưng vô hại đối với người lớn. Chính xác hơn, loài rắn  độc là loài có tuyến nọc độc riêng biệt, nọc được tiết  ra qua răng nanh rỗng khi cắn con mồi. Các loài rắn  lành không có cơ chế đặc biệt như vậy. Có loài rắn độc có khả năng phun nọc độc (tới 2 mét), khiến con mồi hoặc đối thủ mù mắt. Chất độc trong nọc có khả năng làm liệt hệ thần kinh, hoặc làm đông mạch máu. Những con rắn độc có thói quen cắn nhanh con mồi , tiêm thuốc độc, rồi nhả ra để tránh sự chống cự của con mồi khiến chúng bị thương. Số lượng nọc tiêm ra cũng được tính toán theo trọng lượng của con mồi để khỏi phí phạm. Con mồi bỏ chạy, nhưng gục ngă đâu đó, và con rắn lần ṃ t́m lại bằng lưỡi và mắt hồng ngoại của ḿnh. Không biết ai dạy chúng khôn ngoan như vậy?

Trong Kinh Thánh, loài rắn  được mô tả là loài “quỷ quyệt” hơn hết (Sáng Thế Kư 3:1). Điều đó về mặt tâm lư, sinh vật học chắc chắn không sai. Khi suy nghĩ về quá tŕnh tiến hóa của con rắn, người ta không thể không vướng mắc khi trả lời: Tiền thân của con rắn  là con ǵ? Có lẽ là con kỳ đà v́ chúng cũng có lưỡi chẻ đôi, nhưng không có loài rắn  nào có dấu tích chân như các loài ḅ sát khác. Di Truyền Học (Gentics) chứng minh rắn  và kỳ đà quá xa nhau. Có thể rắn  tiến hóa từ Khủng Long Biển (Mossaurs), nhưng hóa thạch rắn  lại được t́m thấy ở tầng đất sâu hơn. Các Nhà Khoa Học phải bó tay về nguồn gốc loài rắn (theo bài “rắn” trong wikipedia.org). 

Hệ thống thần kinh, t́m và phân tích thông tin, răng nanh rỗng, tuyến nọc và phương cách sử dụng vũ khí của loài rắn độc hết sức tinh vi. Không biết từng bộ phận tiến hóa từ đâu, theo thứ tự nào? Trong khi bộ phận này trở nên tuyệt hảo, c̣n bộ phân kia th́ đang c̣n vô dụng, th́ con rắn  làm ǵ với hệ thống cọc cạch đó. Thường th́ bộ phận nào phức tạp nhất sẽ tiến hóa sau cùng, trong trường hợp rắn độc th́ tuyến nọc độc phức tạp nhất. Muốn tiêm được nọc độc, th́ con rắn  đă phải có răng nanh kiểu kim tiêm, trỗng rỗng bên trong. Loại răng này chắc tiến hóa từ răng b́nh thường của các con rắn lành. Câu hỏi là khi chưa có nọc độc, con rắn  phải cắn giữ con mồi, trong khi răng rỗng dễ bị găy hơn răng thường, th́ làm sao nó có thể hoàn thiện được cho đến khi nọc đủ độc để giết con mồi một cách nhanh chóng.

Con Hổ Mang Chúa (King Cobra) dài đến 5,5 mét, nặng chục kư, mỗi lần cắn có thể tiêm lượng nọc độc khoảng 380-600 mi li gram đủ làm chết 1 con voi hay 20 người lớn trong ṿng 15 phút. Nhưng Chúa khiến nó không cắn một cách bừa băi. Thường chúng t́m cách tránh trước, nếu hết đường tránh, chúng ngỏng cổ lên, phùng má và mang (trên đó có h́nh đôi mắt lớn) và phát ra tiếng rít x́ x́ để đối thủ biết mà tránh đi.

Trong khi nọc rắn  có thể làm chết voi, một số loài nhỏ như chim, chồn (cầy lỏn), và rắn lành lại được miễn độc để ăn thịt  các con rắn độc. Phải chăng trong quá tŕnh tiến hóa, tiền sử của các con vật này bị Hổ Mang Chúa cắn, nhưng không chết, trở nên miễn độc? Điều đó thật khó hiểu, v́ tiền sử con voi phải có khả năng sống sót cao hơn con chồn v́ nó lớn, mạnh, da dày, hệ thần kinh trung ương ở xa vết cắn gấp trăm lần con chồn. Vậy, sao ngày nay một khi bị Hổ Mang Chúa,  con voi không chết cũng tê liệt, nhưng con chồn nhỏ như con mèo, nặng  5 kư, lại có thể "chỉ chọn rắn độc" để ăn, càng độc ăn càng ngon?

Phải chăng Chúa cũng tạo ra các con chim, thú và rắn săn hổ mang khác để cân bằng hệ thống sinh thái, không cho "hung thần" sinh sôi nảy nở quá nhiều và gây tai hại không cần thiết?


KẾT LUẬN

Trên đây là sự nghiên cứu, ư kiến cá nhân dựa vào Kinh Thánh và một số tài liệu khoa học. Khi quan sát sinh vật, chúng ta học được một số bài học quư giá như:

Ngay từ đầu Đức Chúa Trời sáng tạo chúng một cách hoàn hảo, thông minh và có chủ đích. Chúa cho chúng như thế nào, chúng sống như vậy theo bản năng được Chúa mă hoá cho chúng.

Tất cả muôn loài dù hoàn hảo đến đâu cũng thua con người về mặt trí tuệ, khả năng sáng tạo, lương tâm và t́nh yêu.

Đức Chúa Trời thương các con vật như vậy, dù là côn trùng như ong bướm, chắc chắn Chúa thương con người trội hơn muôn phần.

Coi sinh vật là sản phẩm của quá tŕnh tiến hóa một cách mù quáng, đặc biệt tôn vinh con khỉ là tổ tiên của con người, đó là sự sỷ nhục Đấng Tạo Hóa.

Những ai đặt Niềm Tin nơi Chúa, Ngài sẽ dạy dỗ những điều kỳ lạ trong thiên nhiên, khiến Niềm Tin ngày càng chắc chắn và linh động hơn.

Mong Quí Độc giả được  khích lệ trong việc tin Kinh Thánh là Lời Chúa, t́nh yêu của Chúa là đáng tin cậy và kinh nghiệm được cuộc sống b́nh an, hy vọng trong giai đoạn chờ đợi Chúa tái lâm.


Trang đầu || Khoa học || Tôn giáo || Gia đ́nh || Mẩu chuyện || H́nh ảnh đẹp || Hộp thư

Thuyết Tiến Hóa ||| Đấng Tạo Hóa || Loài Người || Kinh Thánh || Ban đầu || Tận thế || Phụ Lục || Trả lời các câu hỏi khó || Các sinh vật kỳ diệu ||