Những thách đố đối với khoa học.

Nguyễn Tiến Vởn.

 

Những ǵ thuộc về khoa học thường đối nghịch với tôn giáo. Song, cũng có nhiều nhà khoa học lớn tin rằng Thượng đế đă sáng tạo ra vũ trụ và con người. Họ thành lập Hiệp hội các nhà khoa học tin vào sự sáng tạo, và dựa vào chính những nghiên cứu của ḿnh để chứng minh cho niềm tin đó.

Trong số những vấn đề chính mà họ đưa ra, có: Nguồn gốc sự sống và thuyết tiến hóa trong sinh học; Đại hồng thủy - truyền thuyết hay sự thật; Chúng ta đang ở đâu trong vũ trụ; Bí hiểm của biểu tượng ngôn ngữ và vấn đề tồn tại khách quan.

Phần 1

- Nguồn gốc sự sống và thuyết tiến hóa trong sinh học

"Sự sống trên trái đất sinh ra từ đâu?" là câu hỏi có lẽ xa xưa như chính lịch sử con người. Tín đồ Thiên chúa giáo đương nhiên cho rằng Chúa trời tạo ra sự sống trên trái đất. Ngược lại, các nhà khoa học vô thần không bao giờ tin vào một đấng Chúa trời mà con người không hề nh́n thấy, mô tả và chứng minh là có được.

Theo thuyết tiến hóa của Darwin, sự sống trên trái đất bắt đầu từ "sự không sống". Nói cách khác, vật chất sống (hữu cơ) được sinh ra từ sự tương tác ngẫu nhiên của vật chất vô cơ, là loại vật chất không sống hay vô sinh. Thoạt đầu, trên trái đất chỉ toàn chất vô cơ, không hề có mặt bất cứ vật chất hữu cơ nào, dù với cấu trúc hóa học đơn giản nhất. Các chất vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau thành những phức hợp hóa học ngày càng phức tạp, rồi đến một thời điểm (khoảng 3-4 tỷ năm trước) đại phân tử hữu cơ có chứa cả 4 nguyên tố, carbon, hydro, oxy và nitơ - phân tử protein đầu tiên, ra đời. Với cấu trúc bậc 4 (cấu trúc không gian), chất protein có một khả năng đặc biệt mà chất vô cơ không có được đó là trao đổi chất. Sự sống đầu tiên h́nh thành.

Với khả năng trao đổi chất, và sau hàng tỷ năm tiến hóa, chất protein trải qua một quá tŕnh tự tổ chức đă h́nh thành một cơ thể hoàn chỉnh đầu tiên, gồm 1 tế bào sống, tương tự tế bào vi khuẩn mà ta biết ngày nay. Hàng tỷ năm nữa trôi qua, các cơ thể đơn bào phát triển thành đa bào, rồi cứ thế, cơ thể sống ngày càng trở nên phức tạp tinh vi cho đến khi đạt được tŕnh độ rất cao của quá tŕnh tiến hóa th́ con người ra đời.

Từ lâu, học thuyết tiến hóa đă được coi là một mẫu mực khoa học dùng để giải thích hiện tượng khách quan và phổ biến đến mức mọi học sinh phổ thông trung học cũng hiểu được nó, chí ít ở mức sơ lược nhất: sự sống bắt nguồn từ thế giới vô cơ.

Ngược với thuyết tiến hóa, các nhà khoa học theo thuyết sáng tạo cho rằng không thể có một sự tiến hóa ở bậc vĩ mô (tức toàn sự sống). Và tất nhiên không thể có chuyện sự sống bắt đầu từ việc kết hợp ngẫu nhiên các nguyên tố trong thế giới vô cơ. Họ dựa vào các lập luận sau:

Thứ nhất, khả năng thế giới vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau để thành vật chất sống (protein) là không có, cho dù các nhà theo thuyết tiến hóa lập luận "có thể được với cả tỷ năm trời".

Cứ ước tính (khá lỏng) rằng toàn bộ vũ trụ chứa 1080 nguyên tử, số tương tác giữa các nguyên tử trong một giây cho một nguyên tử là 1012 (một ngh́n tỷ tương tác trong một giây) và tuổi của vũ trụ là 1018 giây (tương đương 30 tỷ năm, trong khi đa số các nhà thiên văn học cho rằng con số đó khoảng 15 tỷ năm). Vậy, tổng số các phản ứng có thể xảy ra kể từ khi vũ trụ ra đời, trong toàn bộ khoảng không là 10110.

Bây giờ hăy bắt đầu với một cơ thể sống đơn giản nhất, cơ thể đơn bào hay tế bào vi khuẩn. Một tế bào vi khuẩn đơn giản nhất cũng cần tối thiểu khoảng 1.000 loại protein. Để đơn giản hóa, cứ coi đă có sẵn 999 loại, chỉ cần một phân tử protein cuối cùng nữa là ta có một tế bào sống. Mặc dù trong thiên nhiên có cả trăm loại axit amin, là “viên gạch” có thể xây dựng “bức tường protein”, nhưng hăy chỉ lấy 20 loại, là số lượng mà khoa học hiện tại đă đoan chắc t́m thấy trong cơ thể sống. Cũng lại cho qua một thực tế là chỉ những axit amin “đối xứng tay trái” mới có thể dùng được để xây bức tường sống. Và cũng không tính đến một thực tế là, do các động thái hóa học rất đặc biệt, để tạo ra một chuỗi polypeptid (một mẩu nhỏ của phân tử protein) ở môi trường ngoài cơ thể sống là việc cực kỳ khó khăn. Bây giờ hăy tập trung vào khả năng kết hợp ngẫu nhiên để có được một phân tử protein cuối cùng gồm 200 axit amin, một số lượng rất khiêm tốn.

Các bằng chứng lư thuyết và thực nghiệm đă chứng tỏ rằng, để protein có được cấu trúc ba chiều (là điều kiện tiên quyết để nó thực hiện chức năng sống), ít nhất một nửa trong tổng số các điểm nối giữa các axit amin phải được xác định theo một tŕnh tự nhất định. Như vậy phân tử protein cuối cùng cần ít nhất 100 “điểm kết nối xác định”. Tổ hợp các kết hợp giữa 20 axit amin với 100 điểm kết nối xác định đạt đến con số 20100 hay 10130, các phản ứng ngẫu nhiên. Chưa nói đến thời gian và số lượng phản ứng cần thiết cho việc tạo ra các axit amin, th́ tổng số các phản ứng ngẫu nhiên này đă lớn hơn 100 tỷ tỷ (1020) lần tổng số các phản ứng có thể có giữa các nguyên tử trong toàn bộ vũ trụ, kể từ khi nó ra đời đến nay (10110).

Đấy mới chỉ là 1 trong số hàng ngh́n protein cần thiết cho cơ thể sống ban đầu.

Thứ hai, c̣n hắc búa hơn nữa cho các nhà theo thuyết tiến hóa là cấu trúc ADN, được coi là phần tinh túy nhất của sự sống.

Bỏ qua chuyện tuổi vũ trụ có tương đương với thời gian cần thiết tối thiểu để tạo ra ADN đầu tiên hay không (mà chắc chắn theo bài toán xác suất trên, quả là không thể xảy ra được). Ta tập trung vào một khía cạnh khác khi nói đến cấu trúc sống này. Mỗi một chuỗi đơn ADN là một đại polymer gồm hơn 1 tỷ phân tử. Khoảng một phần ba (333 triệu) trong số đó được chương tŕnh hóa bằng 1 trong 4 bazơ nitơ. Theo luật kết hợp ngẫu nhiên của thuyết tiến hóa, sẽ có khoảng 122 x 1032 cấu trúc ADN có thể có. Lại giả thuyết chỉ cứ 1 tỷ cấu trúc như vậy mới có một là có khả năng tạo ra sự sống, số c̣n lại sẽ là 122 x 1023. Giả thiết tiếp là tỷ lệ sống sót của ADN qua một tỷ năm tiến hóa chỉ là một phần tỷ, vậy hiện lúc này phải c̣n 122 x 1014, tức 12.200.000.000.000.000 ADN trong tự nhiên.

Có vấn đề ǵ với con số này? Vấn đề là ở chỗ, theo logic của thuyết tiến hóa, mỗi loài cần có một cấu trúc ADN riêng (v́ thế loài này khác loài kia), vậy với 122 x 1014 dạng cấu trúc ADN c̣n tồn tại đến ngày nay, tổng số loài sinh vật hiện có cũng phải tương đương là 122 x 1014 . Song theo ước tính của các nhà tiến hóa luận, tổng số loài trên trái đất kể từ khi sự sống xuất hiện đến nay chỉ đạt con số khiêm tốn từ 2 đến 3 triệu loài, cả mấy tỷ lần nhỏ hơn số loài cần có. "Vậy - những người ủng hộ thuyết sáng tạo đặt câu hỏi - ADN là sản phẩm của quá tŕnh kết hợp ngẫu nhiên các nguyên tố trong thiên nhiên hay do “Ai đó” sáng tạo nên theo một thiết kế định sẵn?".

Phần 2:

Các hóa thạch

Theo luật tiến hóa, giữa các loài phải có rất nhiều dạng h́nh trung gian từng tồn tại, và v́ thế phải có hóa thạch của chúng. Nhưng tại sao không có một tầng địa chất nào chứa đầy đủ các gạch nối trung gian này?...

Sau chuyện khó lư giải về khả năng kết hợp ngẫu nhiên các vật chất vô cơ để thành vật chất sống và cấu trúc ADN, chuyện đau đầu thứ ba cho các nhà tiến hóa luận là sự thiếu vắng các hóa thạch sinh vật.

Các nhà tiến hóa luận cho rằng nh́n vào sưu tập các mẫu hóa thạch, ta có thể h́nh dung ra con đường tiến hóa của sinh giới, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Căn cứ vào những đặc trưng cấu trúc tương tự, họ có thể phân loại các sinh vật hóa thạch thành từng nhóm khác nhau, gọi là loài, và xếp từng loài vào vị trí thích hợp trong cây tiến hóa. Vấn đề đặt ra là: theo luật tiến hóa giữa các loài phải có rất nhiều dạng h́nh trung gian từng tồn tại, và v́ thế phải có hóa thạch của chúng. Ngay Darwin, trong cuốn Nguồn gốc các loài cũng phải thừa nhận điểm yếu nhất này trong học thuyết của ông. Ông viết trong phần mở đầu của chương 10: "... Số lượng các dạng trung gian giữa các loài, là các dạng đă tồn tại một cách chính thức, sẽ là rất lớn. Nhưng tại sao không có một kiến tạo hoặc một giải tầng địa chất nào chứa đầy đủ các gạch nối trung gian này? Rơ ràng là ngành địa lư đă không t́m ra được bất cứ một chuỗi hữu cơ biến đổi từ từ nào, và đó có lẽ là một khách quan hiển nhiên và nghiêm trọng nhất chống lại lư thuyết này".

Nhưng ông cũng hy vọng "lời giải thích có lẽ nằm trong sự thiếu hoàn hảo thái quá trong dữ liệu địa lư". Tất nhiên ông tin là khoa học địa lư thời sau có thể lấp lỗ hổng về sự hiện hữu của các dạng sống trung gian giữa các loài. Oái oăm thay, gần 150 năm qua, hàng ngh́n các nhà cổ sinh học khắp thế giới ra công đào bới, t́m kiếm các mẫu hóa thạch này để mong lấp đầy khoảng trống đó, nhưng nó vẫn nguyên vẹn như thời Darwin c̣n sống. David Kitts, từng thừa nhận trên tạp chí Tiến hóa: "Mặc dù với sự hứa hẹn sáng sủa rằng Cổ sinh học sẽ đem đến cho chúng ta một phương tiện để có thể nh́n thấy sự tiến hóa, nhưng ngược lại nó đă đem đến cho các nhà tiến hóa luận những khó khăn bề bộn hơn, bởi v́ nó (ngành Cổ sinh học) càng làm hiện rơ hơn "khoảng trống giữa các loài". Thuyết tiến hóa cần những hóa thạch sinh vật trung gian, nhưng Cổ sinh học lại không thể cung cấp được". Càng t́m kiếm, càng thấy nhiều hóa thạch các loài chứ không hề thấy hóa thạch các sinh vật trung gian! Vậy có quá tŕnh tiến hóa không, để từ một loài này một (hoặc vài) loài mới xuất hiện?

Một điểm vênh khác giữa lư thuyết tiến hóa và các bằng chứng ủng hộ nó là tính không chắc chắn của phương pháp định tuổi bằng Carbon-14.

Trong tự nhiên, carbon phóng xạ được h́nh thành bởi sự va đập của tia vũ trụ vào nguyên tử nitơ. Tỷ lệ giữa carbon thông thường và carbon phóng xạ là 1 ngh́n tỷ trên 1. Thực vật hấp thu carbon phóng xạ từ không khí, đất, nước, rồi đến lượt động vật ăn thực vật, cho nên trong cơ thể sinh vật tồn tại một lượng carbon phóng xạ, có tỷ lệ tương đương trong tự nhiên. Khi sinh vật chết đi, quá tŕnh tan ră (để biến lại thành nitơ) của carbon phóng xạ bắt đầu. Bằng các phương pháp khác nhau nếu xác định được lượng carbon phóng xạ trong một mẫu hóa thạch, ta có thể suy ra tuổi của hóa thạch đó (hàm lượng tỷ lệ nghịch với tuổi hóa thạch, nghĩa là thời điểm chết của sinh vật càng xa hiện tại, lượng carbon phóng xạ c̣n lại càng ít).

Tuy nhiên, tại hội thảo quốc tế của những người theo phái sáng tạo lần 5, tổ chức tại Pittsburgh, PA, Mỹ năm 2003, tiến sĩ Baumgardner đă tŕnh bày một báo cáo thú vị về C14. Khi tập hợp, phân tích kết quả hơn 20 năm nghiên cứu về carbon phóng xạ bằng máy đo quang phổ gia tốc có độ nhạy cao của nhiều pḥng thí nghiệm ở nhiều nước khác nhau, ông nhận thấy các mẫu hữu cơ đại diện cho tất cả các thời kỳ của kỷ Phanerozoic (khoảng 500 triệu năm trở lại đây) đều chứa một lượng carbon phóng xạ có thể định lượng được và tập trung vào khoảng từ 0,1 đến 0,5 pmc (phần trăm carbon hiện đại). Ông kết luận ngay: các mẫu hóa thạch này không thể có tuổi lớn hơn 250.000 năm. Đó là bởi trong 1 gam mẫu hóa thạch, từ chỗ có 6x1010  nguyên tử C14, th́ sau 250.000 năm, chỉ c̣n một phần vạn nguyên tử. Hàm lượng này không thể xác định được bằng kỹ thuật hiện có. Vậy khi c̣n đo được C14, tức là tuổi của mẫu vật phải nhỏ hơn 250.000 năm, không thể nào có cả triệu năm tuổi như cách tính của học thuyết tiến hóa.

Giả thuyết nào có thể giải thích được vấn đề carbon phóng xạ này. Tiến sĩ Baumgadner dựa vào nghiên cứu của chính ông kết luận rằng một trận đại hồng thủy đă gần như xóa sạch mọi thứ trước đó trên mặt đất. Những ǵ ta thấy qua các mẫu hóa thạch ngày nay phần lớn đều xuất hiện sau trận đại hồng thủy ấy. Nếu có bằng chứng khoa học xác đáng về một trận đại hồng thủy, vậy không thể không tin những ǵ đă được ghi trong Kinh thánh.

Phần 3:

Đại hồng thủy

 

Về trận Đại hồng thủy, Kinh thánh viết rằng: "... tất cả các ṿi phun nước từ sâu thẳm đă vỡ ra..." và "mưa liên tục trong 40 ngày đêm liền". Tiến sĩ người Mỹ Baumgardner mới đây đă xây dựng một chương tŕnh siêu máy tính, chứng minh kịch bản đó là hoàn toàn có thể.  

Đại hồng thủy, truyền thuyết hay sự thật

Chúa trời trong ṿng 6 ngày đă sáng tạo ra vũ trụ và con người, với Adam và Eva là tổ tiên ban đầu của con người hiện nay. Nhưng từ những ngày đầu khi mới được Chúa tạo ra, Eva đă bị con măng xà quyến rũ, lừa cho vợ chồng họ ăn trái cấm, vi phạm vào lời răn của Chúa. Từ đó, cùng với sự sinh con đàn cháu đống, loài người ngày càng gia tăng tội lỗi, đến mức Chúa trời cảm thấy đau khổ, không chịu đựng thêm được nữa, đành phải quyết định hủy bỏ mọi sự sống trên trái đất. Tuy vậy, trong mắt Chúa trời, Noah là một người công chính mà Chúa trời tin tưởng, cho nên thay v́ phá hủy tất cả để làm lại từ đầu sự sống trên trái đất, Chúa đă làm một Đại hồng thủy nhằm hủy diệt tất cả, trừ gia đ́nh Noah cùng với một số động vật (mỗi loại một cặp đực cái). Sóng thần nổi lên, mưa liên tục 40 ngày đêm, tất cả các ngọn núi đều đắm ch́m trong nước, lâu đến 150 ngày.

Tiến sĩ Địa vật lư John Baumgardner, hiện làm việc tại Pḥng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, trực thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, là tác giả của chương tŕnh máy tính có tên Terra, một chương tŕnh đặc biệt có giá trị trong nghiên cứu động đất, núi lửa và sự di chuyển của các mảng thạch quyển. Một trong những lĩnh vực mà ông đă bỏ rất nhiều công sức và gặt hái được một số thành quả là: kiến tạo vỏ trái đất có liên quan đến trận Đại Hồng thủy. Sau đây là tóm tắt các kết quả nghiên cứu của ông.

Để hiểu được nghiên cứu này, trước hết bạn hăy làm quen với cấu trúc quả địa cầu mà chúng ta đang sống trên đó.

Hăy tưởng tượng trái đất giống như một quả trứng luộc ḷng đào, với đường kính trung b́nh 12.750 km. Vỏ cứng ngoài cùng của trái đất (tương tự vỏ trứng) rất mỏng so với các lớp trong, độ dày chỉ từ vài đến 100 km. Dưới đại dương là chỗ mỏng nhất của vỏ cứng trái đất (khoảng 5km). Trung b́nh, lớp vỏ này ở phần lục địa khoảng 30 km, c̣n tại những dăy núi cao có thể lên đến 100 km. Cũng giống như vỏ trứng, vỏ cứng trái đất rất gịn và dễ vỡ.

Dưới vỏ cứng là lớp vỏ giữa trái đất (manti) tương tự như lớp ḷng trắng trứng, có bề dày 2.900 km. Đây là lớp đá bán đặc (không đặc chắc hoàn toàn như lớp vỏ cứng) có mật độ vật chất cao. So với lớp vỏ cứng, lớp này chứa nhiều sắt, magie và canxi hơn. Nhiệt độ tất nhiên cũng cao hơn v́ càng tiến sâu vào nhân trái đất, nhiệt độ càng cao.

Tại trung tâm quả đất, giống như ḷng đỏ trứng (ở dạng ḷng đào), là phần nhân, hay lơi. Phần này gồm 2 lớp: lớp lỏng ở bên ngoài (2.200 km), lớp đặc ở bên trong (1.250km). Nhân quả đất có mật độ cao hơn nhiều phần vỏ v́ nó chứa hợp kim sắt - niken.

Lớp vỏ cứng và phần trên của vỏ giữa tạo thành một lớp thạch cầu cứng, có bề dày trung b́nh 80 km, nhưng không đồng đều giữa đại dương và lục địa. Các nhà khoa học tin rằng bên dưới lớp thạch cầu là một lớp mỏng, khá động của vỏ giữa, được tạo thành từ các vật chất nóng, bán đặc - c̣n gọi là lớp yếu của vỏ giữa. Lớp này thường bị nóng lên, mềm đi và có thể trôi chảy dưới lớp thạch cầu. Đúng hơn, lớp thạch cầu nổi và di chuyển chậm chạp trên lớp yếu này. Tốc độ trôi của các đĩa thạch cầu phụ thuộc vào độ nhớt của lớp yếu.

Quay lại với công tŕnh của tiến sĩ Baumgardner và chương tŕnh siêu máy tính Terra. Terra chia vỏ giữa của trái đất thành 10 triệu h́nh lục giác. Mỗi lục giác này được gán cho một giá trị như sức nóng, độ nhớt, phương hướng và các thông số cần t́m kiếm khác. Hăy tưởng tượng một khối rubic tṛn với 10 triệu khối lục giác nhỏ cấu thành. Terra bắt đầu chạy từng lục giác theo thời gian, quan sát xem các lục giác đó đi đâu và kết quả sẽ di động các đĩa thạch cầu như thế nào. Với kỹ thuật đồ họa máy tính hiện nay, bạn có thể tưởng tượng khi chạy Terra, ta sẽ thấy trên màn h́nh một h́nh ảnh thu nhỏ của quá tŕnh di chuyển vỏ trái đất qua hàng triệu năm.

Dựa vào cơ sở lư luận nào mà có thể chạy được các tiểu lục giác cấu thành lớp vỏ giữa trái đất? Như đă nói ở trên, lớp vỏ giữa trái đất được tạo bởi loại đá silicat khá mẫn cảm với nhiệt, tức ở nhiệt độ cao loại đá này dễ dàng hóa lỏng (bạn hăy liên tưởng đến quá tŕnh nấu chảy thủy tinh). Khi bị hóa lỏng, độ nhớt tăng lên. Càng đi sâu vào ḷng đất, nhiệt độ càng tăng lên. Ở độ sâu khoảng 150 km, đá silicat của vỏ giữa trái đất có thể đạt đến 70-80% nhiệt độ nóng chảy. Vật chất (đá) của lớp vỏ giữa bắt đầu một quá tŕnh đối lưu, giống như hiện tượng đối lưu khi ta đun một nồi nước. Vật chất nặng hơn và lạnh hơn ở bề mặt sẽ ch́m xuống đáy, trong khi lớp vật chất nhẹ, nóng hơn ở gần nguồn nhiệt sẽ nổi lên bề mặt. Hiện tượng này tạo nên một quá tŕnh đối lưu vật chất trong ḷng vỏ giữa trái đất, và v́ vậy vỏ giữa không c̣n ở trạng thái tĩnh, mà động.

Một khái niệm địa vật lư mà tiến sĩ Baumgardner đă dùng là quá tŕnh sụt trôi (runaway subduction). Theo đó, lớp vỏ cứng nặng nề của trái đất chứa một năng lượng giống như thế năng có trong một ḥn đá được nâng khỏi mặt đất vậy. Thả cho ḥn đá rơi, thế năng sẽ biến thành động năng và khi ḥn đá chạm đất, động năng sẽ biến thành nhiệt năng. Tương tự vậy, các đĩa của vỏ cứng trái đất luôn bị lực hấp dẫn của nhân trái đất lôi vào trong, nên luôn chứa trong nó một thế năng khổng lồ. Do bề dày không đồng đều, ở những chỗ mỏng, yếu của vỏ cứng bị nứt rạn, dẫn đến cả một nền đáy đại dương bị kéo ch́m vào phần vật chất nhẹ hơn, nóng hơn của vỏ giữa, là nơi cấu tạo bởi đá silicat. Khi các đĩa vỏ cứng "rơi" vào vỏ giữa, nó tạo nên sự biến dạng của lớp đá silicat viền xung quanh. Năng lượng này cuối cùng sẽ được chuyển thành nhiệt, dẫn đến một vành đai bao quanh đĩa vỏ cứng trở nên cực nóng. Do đá silicat nhạy cảm với nhiệt nên nó bị hóa lỏng dưới nhiệt độ cao này, làm cho đĩa vỏ cứng ch́m càng nhanh hơn vào lớp vỏ giữa. Khoảng cách rạn nứt giữa các đĩa của lớp vỏ cứng v́ thế ngày càng rộng ra, tạo khe hở cho phần vật chất nhẹ, nóng và lỏng trong vỏ giữa trái đất phun trào. Quá tŕnh này dẫn đến sự biến dạng toàn bộ bề mặt trái đất. Lục địa vốn là một khối, lúc này tách ra thành các mảng trôi giạt và rời xa nhau như hiện nay. Quá tŕnh suy sụp vỏ cứng này xảy ra rất nhanh. Nước đại dương khi theo các vết sụt và lỗ hổng mới tạo thành ở đáy biển rơi vào lớp vỏ giữa lập tức biến thành những luồng hơi cực nóng và bị phun ngược trở lại không gian với tốc độ siêu âm. Luồng phản lực hơi này khi xuyên qua bề dày đại dương đă cuốn theo nước biển, bắn nước biển lên không trung theo những quỹ đạo mở rộng về mọi phía, tạo ra mưa liên tục cho đến khi quá tŕnh phun hơi nước chấm dứt. Kinh thánh viết: "... tất cả các ṿi phun nước từ sâu thẳm đă vỡ ra..." và "mưa liên tục trong 40 ngày đêm liền". Kết quả tất yếu của kịch bản này là Đại Hồng Thủy.

Để chấp nhận được kịch bản này, vẫn c̣n 3 câu hỏi lớn cần phải trả lời. Thứ nhất, theo thuyết sụt trôi th́ vùng vỏ cứng của đáy đại dương ở những chỗ rạn nứt sẽ có nhiệt độ rất cao, và quá tŕnh ch́m sụt tiếp tục măi, nhưng tại sao sau trận lụt, vỏ trái đất lại nguội ngay và quá tŕnh ch́m sụt không diễn ra nữa? Thứ hai, nước từ đâu ra lắm thế để có thể mưa 40 ngày đêm liên tục? Thứ ba, theo cơ chế kích hoạt nào để quá tŕnh sụt trôi có thể bắt đầu

Phần 4:

Giải thích đại Hồng thủy

 

Để chấp nhận được kịch bản Đại Hồng Thủy, TS Baumgardner phải trả lời được 3 câu hỏi lớn: Tại sao sau trận lụt, vỏ trái đất lại nguội ngay và quá tŕnh ch́m sụt không tiếp diễn; nước ở đâu nhiều thế để có thể mưa suốt 40 ngày; và cơ chế kích hoạt nào để quá tŕnh sụt trôi bắt đầu?

Để trả lời câu hỏi thứ nhất, Baumgardner cùng nhà khoa học trẻ Nathanial Morgan tại pḥng thí nghiệm quốc gia Los Almos, dựa vào nguyên lư của quá tŕnh truyền nhiệt đa pha đă khẳng định:

1) Việc h́nh thành cột hơi nước bắn lên với tốc độ siêu âm tại những vết nứt là có căn cứ khoa học,
2) Chính tốc độ cao của các cột hơi nước này đă làm nguội lớp vỏ cứng trái đất. Với tốc độ 14km/giây, 1 kg hơi nước chứa 108 J động năng. Đây chính là năng lượng từ đá nóng chuyển qua. Lượng năng lượng này đủ làm nguội đi 1000 độ K của 140 kg đá. Khi lớp thạch cầu nguội lại, quá tŕnh phun hơi nước kết thúc, quá tŕnh ch́m sụt cũng bị ngừng, vỏ trái đất trở lại trạng thái tĩnh cho đến ngày nay. Vấn đề thứ hai đă được lư thuyết cuốn nước, tức nước biển bị cuốn theo các cột hơi nước giải đáp. Do các cột hơi nước được phóng ngược ra ngoài vỏ trái đất với tốc độ cực lớn (tốc độ siêu âm), khi xuyên qua lớp nước biển nó rất ít bị ḥa trộn vào nước biển, đồng thời cuốn nước biển theo. Cũng v́ thế biển chỉ nóng lên chút ít, chưa thể đạt đến nhiệt độ sôi để nước biến thành hơi rồi thành mây, mưa như trong kịch bản “mây-mưa” mà nhiều người đề nghị.

Do quá tŕnh sụt trôi diễn ra ở quy mô lớn, vết nứt của lớp thạch cầu xuất hiện liên tục, ngày càng lan rộng ở vị trí biên giới giữa đại dương và đất liền, lượng nước biển bị cuốn theo các cột hơi nước là khổng lồ, đủ sức làm ngập ch́m toàn bộ trái đất.

Hai câu trả lời trên có thể thuyết phục được bởi tính khoa học của nó, song đến câu hỏi thứ ba, những người theo trường phái Sáng tạo chưa thể t́m được bằng chứng mang tính khoa học. Thay v́ thế, họ khẳng định: Chúa trời tạo ra cơ chế đó, hay nói nôm na, Chúa trời đă kéo c̣ cho sự sụt trôi vỏ trái đất.

Với các dữ liệu cho trước, chương tŕnh Terra đă chứng minh Đại Hồng Thủy là chính xác, đúng hơn là Có thực. Tuy nhiên, chạy Terra theo cách này, ta thấy có Đại hồng thủy xảy ra cách đây khoảng 6000 năm; chạy theo cách khác ta thấy kết quả là trái đất có tuổi 4,6 tỷ năm như kết luận chung của cộng đồng các nhà địa vật lư hiện nay. Tại sao như vậy? Tiến sĩ Baumgardner cho rằng, ông đúng và các nhà khoa học khác sai! Cái nhầm lẫn của các nhà khoa học, theo ông là ở chỗ các thông số ban đầu nạp vào cho Terra, bởi kết quả làm việc của Terra phụ thuộc vào dữ liệu ban đầu nạp cho nó.

Các nhà khoa học sở dĩ cho rằng Trái đất đă 4,6 tỷ năm tuổi là v́ họ giả thuyết các giá trị địa vật lư là một thông số khá ổn định kể từ khi trái đất được h́nh thành. Sự thay đổi độ nhớt của lớp yếu trong vỏ giữa (nói cách khác tốc độ thay đổi trạng thái từ dạng đặc cứng sang dạng mềm lỏng của đá silicat) là quá tŕnh chậm chạp và có chu kỳ. Chu kỳ đó theo các nhà khoa học là 100 triệu năm. Điều đó có nghĩa cứ sau 100 triệu năm, quá tŕnh biến dạng vỏ trái đất lại xảy ra một lần. Căn cứ vào tốc độ di chuyển của đĩa vỏ cứng (các lục địa chẳng hạn), và với hằng số chu kỳ 100 triệu năm, số tuổi của trái đất đă được ước đoán.

Song tiến sĩ Baumgardner lại không cho rằng các quá tŕnh địa chất xảy ra ổn định theo thời gian. Có rất nhiều bằng chứng chứng tỏ đă có sự hoạt động bất thường, rất đột ngột, với quy mô và tốc độ rất lớn, xảy ra trong lịch sử. Ở đây chỉ tạm đưa ra 3 trong số nhiều vấn đề mà tiến sĩ Baumgardner sử dụng để chứng minh ư kiến của ḿnh.

Trước hết, các phương pháp dùng chất phóng xạ khác nhau đă cho ra kết quả rất khác nhau về tuổi quả đất. Có 3 nguyên tố phóng xạ được các nhà địa vật lư dùng phổ biến hiện nay: samarium (tan ră thành neodymium), rubidium (tan ră thành strontium) và potassium (kali) (tan ră thành argon). Tốc độ tan ră của các nguyên tố này đă được biết rơ. Nhưng oái oăm ở chỗ, cùng một mẫu đá, mỗi phương pháp cho một kết quả khác nhau. Ví dụ, mẫu đá bazan cardenas, một dạng đá núi lửa thuộc thời kỳ tiền cambri (cách đây 4 tỷ đến 750 triệu năm) t́m thấy ở Grand Canyon đă được xác định là 1,7 tỷ năm nếu dùng samarium, 1,1 tỷ năm nếu dùng rubidium và 0,7 tỷ năm nếu dùng potassim.

Thứ hai, hiện tượng tích tụ “hóa thân của thực vật” ở các mỏ than đă chứng tỏ một điều rằng nhất thiết phải có một Đại hồng thủy xảy ra. Sức nước mănh liệt đến mức cuốn theo tất cả rừng trên đường đi của nó, dồn vào những hố trũng trên mặt đất để sau này h́nh thành các mỏ than.

Nếu không, làm sao giải thích được hiện tượng cây cối th́ rải rác khắp nơi, c̣n than th́ lại dồn về một chỗ?

Thứ ba, sự đồng thời có mặt các vỉa cắt trong đá silicat, đá vôi ở thời Paleozic, Meseozic và thậm chí trong đá Cenozoic đă chứng thực rơ ràng về một sự vận chuyển nhờ năng lượng nước rất cao của các trầm tích này. Thật thú vị, kết cấu, kiểu sắp xếp các trầm tích đá này khá tương đồng với bề mặt hành tinh Venus, đứa em rất giống chị trái đất về kích cỡ và vật liệu cấu thành. Những h́nh ảnh mà tàu thám hiểm vũ trụ Magellan đầu những năm 1990 thu được khá rơ nét cho thấy, Venus cũng mới trải qua một quá tŕnh trôi sụt, giống hệt kịch bản của tiến sĩ Baumgardner về trận Đại Hồng Thủy.

Đương nhiên, các nhà khoa học vô thần chưa "tâm phục khẩu phục" trước lư thuyết sụt trôi. Tuy cho đến lúc này chưa ai có thể bác bỏ, hoặc t́m ra những sai sót thuộc về toán học, hoặc các giả thuyết địa vật lư mà tiến sĩ Baumgardner sử dụng cho Terra, các nhà địa chất học vẫn cho rằng, không thể có quá tŕnh đột biến của kiến tạo vỏ trái đất, mà chỉ có sự thay đổi từ từ với chu kỳ 100 triệu năm mà thôi. Về phía ḿnh, tiến sĩ Baumgardner cương quyết khẳng định giả thuyết như vậy là hoàn toàn sai lầm. Cuộc tranh luận vẫn chưa có hồi kết.

 

(Theo Tia sáng, Nguyễn Tiến Vởn)

Đăng bởi VnExpress.net