Bàn luận



Giới thiệu  |  Mary trong Hồi giáo  |  Thần thánh hóa Mary  |  Việc thờ các nữ thần  |  Banluan.com Tôn giáo / Trang chủ


Nữ Vương Trên Trời

Lê Anh Huy

(http://mucsu.net/modules.php?op=modload&name=News&file=article&sid=1151&mode=thread&order=0&thold=0)

Chúng tôi viết bài này không phải để xúc phạm những tín đồ Công Giáo có ḷng, nhưng để nói lên sự thật về một hệ thống giáo lư đi ngược lại với sự dạy dỗ của Thánh Kinh. Nếu có chi tiết nào trong bài này không đúng với sự thật, xin quí vị cho biết; chúng tôi sẽ hết ḷng cảm tạ và sẽ sửa đổi kịp thời.

I- Giới thiệu:

Ngoài ngày 13, tháng 5, năm 1917 là ngày mà bà Mary của Công Giáo La-mă hiện ra cho ba đứa trẻ chăn cừu tại làng Fatima, Bồ Đồ Nha (đặt theo tên con gái của Mohammed - giáo chủ Hồi giáo) [1], giáo hội Công Giáo La-mă c̣n tường thuật những cuộc hiển linh của bà ở nhiều nơi khác nữa. Những cuộc hiển linh nổi tiếng là Guadalupe, Mễ Tây Cơ (1531), Lourdes, Pháp (1858), Zeitoun, Ai-cập (1968), và ở Akita, Nhật Bản (1973) [2]. Ngoài ra, c̣n nhiều cuộc hiển linh khác đang ở trong ṿng tranh căi về tính chân thật. Những cuộc hiển linh này không nhất thiết là chuyện thêu dệt v́ truớc khi một cuộc hiển linh hay phép lạ được chính thức chấp nhận, nó phải được một ủy ban điều tra của giáo hội Công Giáo (có cả khoa học gia) kiểm chứng rất kỹ lưỡng. Nhưng vấn đề không phải là chúng có thật hay không, mà là thần linh nào điều khiển chúng. Một cuộc hiển linh của bà Mary thường đi kèm theo một sứ điệp. Nói chung các sứ điệp đó là xác nhận bà Trọn Đời Đồng Trinh, Vô Nhiễm Nguyên Tội, Thiên Thần của Hoà B́nh, xác nhận vai tṛ quan trọng của tràng hạt Mân Côi, v.v. Tại Việt Nam, mới gần đây thôi, có tin loan truyền rằng tượng bà Mary tại Thánh Đường Sài G̣n chảy nước mắt [3]. Do vậy, bà Mary đối với hầu hết tín đồ Công Giáo là một thánh hiển linh nhất, xứng đáng được chúc tụng bởi rất nhiều tên hiệu. Trong số này có hai hiệu quan trọng nhất mà chúng tôi sẽ bàn tới trong bài, đó là:

Đối với nhiều người, Công Giáo là một giáo phái của Ky Tô Giáo, hay Cơ Đốc Giáo (Christianity), tức là các giáo phái mang tên Chúa Jesus, thờ Chúa; và tín đồ Công Giáo là Ky Tô hữu hay Cơ Đốc nhân. Riêng đối với hầu hết người Công Giáo, Mary là đấng thật sự gần gũi với họ nhiều hơn Chúa Jesus. Mặc dù tín đồ Công Giáo phủ nhận việc thờ h́nh tượng Mary, trên thực tế  từ giáo hoàng tới giáo dân đều thờ lạy tượng h́nh của bà như trong h́nh bên cạnh. Tượng h́nh của bà Mary có thể đứng một ḿnh hay chung với một đứa bé gọi là Trinh Nữ Và Hài Nhi (Madonna and Child) như h́nh bên cạnh. Khi thờ tượng bà Mary người Công Giáo đă bỏ lờ lời răn của Đức Chúa Trời như sau:

Trước mặt Ta [Đức Chúa Trời], ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho ḿnh, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ qú lạy trước các h́nh tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; v́ Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét Ta, Ta sẽ nhơn tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời (Xuất Ê-díp-tô Kư 20:3-5)

II- Bà Mary trong Hồi Giáo:

Như người Công Giáo, người Hồi Giáo cũng ngưỡng vọng bà Mary rất nhiều, nhưng chưa tới mức thần hoá bà. Tuy vậy, vị trí của bà rất cao trọng đối với tín đồ Hồi Giáo: bà chỉ đứng sau Mohammed trong lănh vực tâm linh mà thôi. Đối với Mohammed, bà Mary là người nữ quan trọng nhất trên thiên đàng rồi đến Fatima, tức là con gái của ông và bà Khadija, là vợ đầu tiên của ông, là người ủng hộ ông vào chức vụ [4]. Bà Mary cũng là người mà Mohammed tuyên bố được Allah (Allah khác với Jehovah là Đức Chúa Trời của Cơ Đốc nhân) gả cho ông trên thiên đàng! [5] Hồi Giáo tin rằng Mary là mẹ của tiên tri Jesus; Jesus này khác với Đức Chúa Jesus do Thánh Kinh mạc khải. (Xin xem chi tiết về điểm này trong các bài viết trước đây [6], [7].) Bảng liệt kê bên dưới nêu lên những niềm tin tương đồng và dị biệt về h́nh ảnh của bà Mary giữa Công Giáo và Hồi Giáo:

Bảng so sánh bà Mary theo niềm tin của Công Giáo và Hồi Giáo

Công Giáo

Hồi Giáo

Mẹ Thiên Chúa: V́ tin Jesus là 100% người - 100% Thiên Chúa nên mẹ của người phải là mẹ của Chúa Mẹ của tiên tri Jesus: V́ không tin Chúa Jesus là Thiên Chúa thành người
Trọn đời đồng trinh: Joseph là chồng, nhưng Mary vẫn đồng trinh suốt đời Trọn đời đồng trinh: Sau khi sinh hạ tiên tri Jesus sống suốt đời đồng trinh
Người nữ được phước nhất: V́ cưu mang Jesus

Người nữ được phước nhất: V́ cưu mang Jesus

Cao trọng nhất trên thiên đàng

Cao trọng nhất trên thiên đàng

Hồn xác lên trời 

Chết và được chôn như người b́nh thường

Vô nhiễm nguyên tội

Không tin vào nguyên tội, v́ thế không có khái niệm Vô Nhiễm Nguyên Tội

Chúng ta có thể thấy ngay niềm tin về h́nh ảnh Mary của Công Giáo và của Hồi Giáo có nhiều điểm tương đồng. Thêm vào đó, sự kiện bà Mary hiện ra cho ba trẻ chăn cừu tại làng Fatima, (là làng được đặt tên theo tên con gái của giáo chủ Hồi Giáo Mohammed) h́nh như thắt chặc thêm quan hệ giữa hai tôn giáo này. Do vậy, mặc dù không tin Chúa Jesus là Chúa như người Công Giáo, người Hồi Giáo cũng có thể cải đạo thành Công Giáo, nếu sứ điệp được rao giảng không nhắm về Chúa Jesus mà nhắm về bà Mary. Về khả năng này tổng giám mục Công Giáo Sheen viết như sau [8]:

The final evidence of the relationship of Fatima to the Moslems is the enthusiastic reception that the Moslems in Africa and India and elsewhere gave to the Pilgrim Statue of Our Lady of Fatima. Moslems attended the Catholic services in honor of Our Lady; they allowed religious processions and even prayers before their mosques; and in Mozambique the Moslems, who were unconverted, began to be Christian as soon as the statue of Our Lady of Fatima was erected. (Bằng cớ tối hậu về mối quan hệ của Fatima với người Hồi Giáo là sự tiếp nhận nhiệt t́nh của người Hồi Giáo tại Châu Phi, Ấn Độ, và các nơi khác dành cho bức tượng Hành Hương Đức Bà Fatima Của Chúng Ta. Người Hồi Giáo tham dự các buổi lễ Công Giáo để tôn kính Đức Bà Của Chúng Ta; họ cho phép những cuộc diễu hành tôn giáo, và ngay cả sự cầu nguyện được diễn ra trước các đền thờ Hồi Giáo; và người Hồi Giáo tại Mozambique, chưa từng cải đạo, đă trở thành Ki-tô hữu ngay sau khi bức tượng Đức bà Fatima Của Chúng Ta được dựng nên.)

V́ thế, chẳng có ǵ lạ khi bà Mary Fatima được giám mục Sheen xem là yếu tố quan trọng trong chiến lược truyền giáo cho người Hồi Giáo:

Missionaries in the future will increasingly see that their apostolate among the Moslems will be successful in the measure that they preach Our Lady of Fatima. Because the Moslems have a devotion to Mary, our missionaries should be satisfied merely to expand and to develop that devotion with the full realization that Our Blessed Lady will carry the Moslems the rest of the way to her Divine Son. (Các nhà truyền giáo tương lai sẽ ngày càng thấy rơ hơn sứ mạng truyền đạo của họ giữa ṿng những người Hồi Giáo sẽ thành công theo mức độ họ rao giảng về Đức Bà Fatima Của Chúng Ta. Bởi v́ người Hồi Giáo có ḷng sùng kính Mary, các nhà truyền giáo của chúng ta sẽ thỏa ḷng nới rộng và phát triển ḷng sùng kính ấy với sự nhận thức đầy trọn rằng Đức Bà Ơn Phúc Của Chúng Ta sẽ mang những người Hồi Giáo đến với Người Con Thần của bà trong chặng đường c̣n lại.) 

Theo đó, đối với giám mục Sheen bà Mary là Đấng Trung Bảo giữa Chúa Jesus và tín đồ Hồi Giáo. Và đối với hầu hết tín đồ Công Giáo nói chung, bà cũng là Đấng Trung Bảo cầu thay cho tội nhân, theo như bài kinh Kính Mừng:

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giê-su Con ḷng bà, gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. A-men.[9]

Như vậy, mặc dù Công Giáo và Hồi Giáo có rất nhiều dị biệt trong niềm tin vào Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jesus, nhưng hai tôn giáo này có thể hoà hiệp được qua một gạch nối, đó là bà Mary, là Đấng Trinh Nữ rất được ngưỡng vọng trong hai tôn giáo. Nói cách khác, bà Mary là mẫu số chung cho hai tôn giáo lớn này.   

Nguyên cớ nào Bà Mary, mẹ của Chúa Jesus, tự nhận ḿnh là tội nhân cần được Chúa cứu rỗi [10] lại trở thành một nữ thần được cả hai thế giới Hồi Giáo và Công Giáo ngưỡng vọng, đuợc cả giáo hoàng, là người có tước hiệu Đức Thánh Cha, tự nhận là "đại diện cho Chúa trên đất" qú lạy như thế này? Bà Mary của Công Giáo, với tước hiệu Nữ Vương Trên Trời (Queen of Heaven) [11] có một lịch sữ.

III- Sơ lược về việc thần hóa bà Mary trong giáo hội Công Giáo:

Danh hiệu Mẹ Thiên Chúa của bà Mary lần đầu tiên được tuyên bố tại Ê-phê-sô vào năm 431 AD. (Ê-phê-sô là một địa danh tại nước Thổ Nhĩ Kỳ thời nay.) Theo truyền thuyết trong giáo hội, vào những năm cuối đời, bà Mary đă được sứ đồ Giăng đem về phụng dưỡng tại thành Ê-phê-sô, và bà đă qua đời tại đó [12]. Trước đó hơn ba thế kỷ, sứ đồ Phao-Lô tới đây để rao truyền Tin Lành của Chúa Jesus. Khi đó thành này đang thờ phượng nữ thần Diana (Artermis) rất thịnh theo h́nh bên cạnh (Công vụ 19:14:37). Đền thờ nữ thần Diana đă được liệt kê là kỳ quan đứng hàng đầu trong bảy kỳ quan của thế giới thời cổ. Nhưng nhờ vào quyền năng của Đức Chúa Trời, Phao-lô và các môn đồ khác giảng Tin Lành một cách mạnh mẽ, nên sau một thời gian Hội Thánh Ê-phê-sô được thành lập trong vùng tối tăm thuộc linh này. Tuy nhiên, địa phương này vẫn c̣n là một chiến trường thuộc linh khốc liệt. V́ vậy, khi đọc thư của Phao-lô gởi cho Hội Thánh tại đây, chúng ta man mác thấy có một t́nh trạng sẵn sàng cho chiến trận thuộc linh v́ Phao Lô nhắc nhở các tín đồ rằng họ đang chiến đấu cùng các thần dữ ở trên trời và căn dặn họ hăy khoác mọi khí giới của Đức Chúa Trời để địch cùng mưu kế của ma quỷ (Ê-phê-sô 6:10-18). Hội Thánh Ê-phê-sô, khác với Hội Thánh Cô-rinh-tô, là một Hội Thánh được Phao-lô hài ḷng. Điều đáng buồn là sau một thời gian, Thánh Kinh không nói rơ bao lâu, Hội Thánh Ê-phê-sô mất dần t́nh yêu đầu với Chúa (Khải Huyền 2:4). Đối với Cơ Đốc nhân có ba điều quí: Đức Tin, Hy Vọng và T́nh Yêu, nhưng T́nh Yêu là lớn hơn cả (I Cô-rinh-tô 13:13). Như vậy, Hội thánh Ê-phê-sô đă đánh mất điều lớn nhất đối với Cơ Đốc nhân. Khi thấy Hội Thánh đang trên đà tuột dốc, Chúa Jesus cho môn đồ Giăng thấy một khải tượng, trong đó Ngài trách móc Hội Thánh Ê-phê-sô và kêu gọi Hội Thánh ăn năn trở lại. Không những trách móc, Ngài c̣n hăm đe nữa. Ngài phán rằng nếu không quay trở lại th́ Ngài sẽ cất lấy chân đèn ra khỏi Hội Thánh (Khải Huyền 2:5). Nếu một Hội Thánh bị cất lấy chân đèn, Hội Thánh đó sẽ chỉ c̣n cái tên thôi chứ chẳng c̣n có ánh sáng của Đức Thánh Linh nữa. Hội đó sẽ trở nên một tổ chức tôn giáo, lo giữ nghi lễ, luật lệ của tôn giáo hoặc giáo phái ḿnh, mà không c̣n sức sống của Đức Chúa Trời. Hội đó vẫn c̣n là hội nhưng không thánh, v́ nếu không có Đức Chúa Trời làm chất liệu cho sự sống của ḿnh, th́ sẽ không ai hay một thực thể nào trong vũ trụ này có thể thánh hoá được cả. V́ không có sự sống của Chúa, con người sống, suy nghĩ, hành động theo xác thịt của ḿnh. Xác thịt kết hợp với một số kiến thức Kinh Thánh trở nên một sản phẩm rất nguy hiểm. Nó là động cơ cho những cuộc chiến tranh tôn giáo như các cuộc Thập Tự Chinh (Crusades) trải dài mấy trăm năm, Tôn Giáo Pháp Đ́nh (Inquisition), hay các cuộc đàn áp tôn giáo nhân danh Chúa.

Chúng tôi tin rằng một trong các yếu tố dẫn đến sự tha hóa nhanh của một Hội Thánh là sự báp-têm cho trẻ em. Linh mục Nguyễn Thế Thuấn viết trong sách Kerygma, ở trang 133-135 về vấn đề rữa tội cho trẻ em rằng:  "rữa tội cho trẻ em là thói tục thêm vào sau này, đi dần đến khái niệm thái quá là tha tội tổ tông. Chúa Giêxu và Hội Thánh đầu tiên chẳng làm như vậy bao giờ. V́ đức tin theo Chúa luôn luôn đặt vấn đề cho người trưởng thành." Quyển Giáo Lư Tân Ṭng (Catechism) của Giáo hội Công Giáo xác nhận rằng tục lệ báp-têm trẻ em bắt đầu xuất hiện trong Hội Thánh từ thế kỷ thứ hai:

"The practice of infant Baptism is an immemorial tradition of the Church. There is explicit testimony to this practice from the second century o­n..." (Sự thực hành làm báp-têm cho trẻ em là một truyền thống xa xưa của Hội Thánh. Có chứng cớ vững chắc về sự thực hành này khởi từ thế kỷ thứ hai...) [13]

Sau đó, nghi lễ làm báp-têm cho trẻ em đă được chính thức hóa trong giáo hội Công Giáo La Mă bởi Công Đồng Carthage V (Canon 7 - 401 AD) và được tái xác định bởi Công Đồng Mileum II (Canon 3 - 416 AD) [14]. Báp-têm trẻ em là một cách đem vào Hội Thánh những người chưa hề ăn năn tội và thực tâm tin nhận Chúa nhưng cứ tưởng rằng ḿnh đă có sự an ninh v́ nằm trong hội của những người "thuộc về Chúa." Cứ qua một thế hệ, số thành viên trong Hội Thánh hoàn toàn đầu phục Chúa càng ít lại, và số thành viên được báp-têm khi c̣n con nít nhưng chưa đầu phục Chúa lại tăng lên. Do vậy, Hội Thánh từ từ hết c̣n là hội của những người được Chúa gọi, đáp lời và được Chúa chọn (ecclesiates), mà là hội của những người có cha mẹ đă là thành viên. V́ vậy, Hội Thánh mất dần t́nh yêu với Chúa là điều đương nhiên phải xẩy ra. Khi Hội Thánh mất dần t́nh yêu với Chúa - hay mất dần quyền năng của Ngài, thế lực bóng tối lấn vào. Chúng ta không biết là khi nào Chúa cất chân đèn khỏi Hội Thánh Ê-phê-sô, hay nói khác hơn là khi nào Hội Thánh Ê-phê-sô trở thành một tổ chức tôn giáo, nhưng chúng ta biết rằng Hội Thánh Ê-phê-sô ngày nay không c̣n nữa và Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia Hồi Giáo. Chúng ta cũng biết được rằng chính tại Ê-phê-sô, là nơi nữ thần Diana được tôn thờ trọng thể, Bà Mary của Thánh Kinh được biến thành Mẹ Thiên Chúa. Hai điều này không thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. 

Trong quyết định phong "Mẹ Thiên Chúa" (Mother of God) cho bà Mary, giáo hội Công Giáo La Mă đă lư luận rằng, v́ Chúa Jesus là 100% người, đồng thời cũng là 100% Chúa, nên mẹ phần người cũng là mẹ phần Chúa. Lập luận này phạm vào những lỗi sau đây:

1.- Phạm thượng: Loài người, trong đó có bà Mary, được Thiên Chúa tạo thành để làm con của Ngài (Lu-ca 3:38), cớ sao lại có thể trở thành "Mẹ Thiên Chúa"? Thánh Kinh chép Chúa Jesus phán: "Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, hễ chi sanh bởi Thánh Linh là Thần" (Giăng 3:6). Chính bà Mary, một người được sinh ra bởi cha mẹ xác thịt cũng cần được tái sinh bởi Đức Thánh Linh (tức Đức Chúa Trời) để có thể vào nước Đức Chúa Trời, và đó là lư do tại sao bà mừng rỡ xưng nhận Đức Chúa Trời là Cứu Chúa của bà (Lu-ca 1:47).

2.- Thiếu hiểu biết: Thánh Kinh chép, Chúa Jesus khẳng định: Trước khi có Áp-ra-ham (tổ phụ của dân Do Thái, tức là tổ phụ của bà Mary) Ta thực hữu (I AM), như vậy, làm sao bà Mary có thể là "Mẹ Thiên Chúa" được? Thánh Kinh cũng chép Chúa Jesus tự bỏ h́nh Thiên Chúa để nhập thế làm người (Phi-líp 2:6-8), như vậy, trước khi nhập thế làm người (được sinh ra trong xác thịt bởi bà Mary) th́ Chúa Jesus đă là Thiên Chúa từ cơi đời đời, làm sao bà Mary có thể là "Mẹ Thiên Chúa"?

Bà Mary là một người nữ được phước nhất, mà qua bà Đức Chúa Trời đi vào thế gian và ở cùng với nhân loại. V́ vậy Chúa Jesus, tức là Đức Chúa Trời trong h́nh hài con người, mới được xưng là Em-ma-nu-ên (tức là Chúa ở cùng người - Ê-sai 7:1, 14, 8:8, Ma-thi-ơ 1:23). Ngài chính là Con Thiên Chúa và cũng là Con Người, chết thay cho tội lỗi của nhân loại để biểu hiện thuộc tánh  cực kỳ công chính và cực kỳ yêu thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa nhập thế làm người hoàn toàn khác với Thiên Chúa được người sinh ra.

Công đồng Ê-phê-sô năm 431 AD là phát súng khai mạc cho một quá tŕnh thần hoá bà Mary, đánh dấu bởi các giáo điều tại các thời điểm sau:

1.- Mẹ Thiên Chúa (431): do Công Đồng Ê-phê-sô

2.- Trọn Đời Đồng Trinh (649) do Công Đồng Lateran

3.- Vô Nhiễm Nguyên Tội (1854): do Giáo Hoàng Pius IX

4.- Hồn xác lên trời (1950): do Giáo Hoàng Pius XII

5-  Mẹ giáo hội (1965): do Công Đồng Vatican II

6.- Đồng Cứu Chuộc: Trong các năm 1982 và 1985, Giáo Hoàng John Paul II dùng tước hiệu Đồng Cứu Chuộc (Co-redemptrix) để xưng bà Mary nhiều lần trong các bài giảng ngoài công cộng [15] Sau đó, báo Newsweek trong số ngày 25, tháng 8, năm 1997 tường thuật lại một phong trào trong giáo hội Công Giáo thu góp hàng triệu chử kư của tín đồ thỉnh cầu lên giáo hoàng John Paul II chính thức hoá các tước hiệu sau của bà Mary: Đồng Cứu Chuộc (Co-redemptrix), Đấng Trung Bảo (Mediatrix), Đấng Cầu Bầu (Advocate). Các vị sau đây đă kư tên ủng hộ phong trào này: Hồng Y John OConnor của New York, Nữ tu Teresa (quá cố) của Calcutta; Hồng Y (quá cố) Luigi Ciappi; Hồng Y Jaime Sin của Manila, Phi Luật Tân; Hồng Y Edouard Gagnon, và trên 480 giám mục khác [16]. Nếu tước hiệu này được chính thức chấp nhận, nó sẽ là giáo điều thứ sáu về bà Mary.

Do vậy, chúng ta có thể nói năm 431 AD là năm đánh dấu cho việc nữ thần Diana trở lại thành Ê-phê-sô trong một h́nh thức khác, tinh tế hơn, xâm nhập sâu hơn, dữ dội hơn vào trong đời sống thuộc linh của người dân tại địa phương này và nhiều nơi khác trên thế giới. Tại Ê-phê-sô vào năm 431 AD nữ thần Diana được cải tên thành Mary. Sau đó nhờ vào giáo hội Công Giáo, sự thờ phượng nữ thần Diana trong lốt mới đuợc truyền bá khắp năm châu cho tới ngày tận thế. Phải chăng năm 431 AD là điểm bất khả hồi mà Hội Thánh đă vượt qua, khiến cho Hội trở nên hết "Thánh" (nghĩa là hết thuộc về Chúa, không c̣n là một tân nương trinh khiết của Đấng Christ), chỉ c̣n là một tổ chức tôn giáo thuần túy thờ lạy và cầu nguyện với thần tượng thay v́ thờ lạy và cầu nguyện với Đức Chúa Trời, trong Danh Chúa Jesus Christ, bằng tâm thần và lẽ thật?

IV - Việc thờ nữ thần:

Nữ thần Diana chỉ là một trong nhiều nữ thần của nhân loại. Việc thờ phượng nữ thần rất phổ biến trong các nền văn hoá mọi thời. Ngoài giáo hội Công Giáo, chúng ta nhận thấy có nhiều tôn giáo/văn hoá khác cũng thờ nữ thần, đặc biệt là thờ chung với một đứa bé thơ, tiêu biểu như sau: Semiramis và Hài Nhi , Hertha và Hài Nhi (Đức), Isis và Hài Nhi Orasis (Ai Cập), Devaki và Hài Nhi Krishna (Ấn Độ giáo), Shing Moo và Hài Nhi (Trung Hoa), Quan Âm và Hài Nhi Na Tra (Phật giáo) theo h́nh bên. Người nữ đem đến một cảm giác êm dịu, ấm áp, an ủi. Thật vậy, "mẹ ơi" là tiếng các em bé kêu khi đau ốm, là tiếng nhiều chiến sĩ bị thương hấp hối kêu trong giây phút cuối. Satan biết rằng h́nh ảnh một bà mẹ tinh tuyền đang bồng con thơ gợi cho loài người một cảm giác thật dịu dàng, ấm cúng và an toàn. Một "hiền mẫu" như thế này có điều kiện để thế vào chổ của Đức Chúa Trời, Đấng không dung thứ tội lỗi, đặc biệt là tội thờ h́nh tượng.  

Nhưng đạo thật của Chúa không t́m cầu sự b́nh an từ một nữ thần. Việc thành Jerusalem thất thủ vào tay vua Babylon là Nebuchadnezzar năm 587 BC [17] và dân Do Thái bị đày qua Babylon trong 70 năm là v́ họ bịt tai trước lời răn thứ nhất của Đức Chúa Trời mà đi thờ thần của các dân tộc chung quanh, trong đó có một nữ thần gọi là Nữ Vương Trên Trời (Giê-rê-mi 7:18, 44:17-19, 25). Đây có phải là ngẫu nhiên không khi một tước hiệu của bà Mary Công Giáo cũng là Nữ Vương Trên Trời?

Gốc tích của tất cả nữ thần trên thế giới này từ đâu? Tim Lahaye, một mục sư nghiên cứu về tiên tri trong một cuốn sách của ông [18] trích lời giải kinh của tiến sĩ HarryIronside về nguồn gốc chung của việc thờ nữ thần. Theo giáo sư, việc thờ nữ thần trên thế giới bắt nguồn từ bà Semiramis. Bà này vừa là mẹ vừa là vợ của Nimrod. Nimrod là cháu xưng Noah là ông cố. Nimrod là người, trong sự phản loạn Đức Chúa Trời, đă xây ra thành Bab-el (có nghĩa là Cổng Trời - Gate of God), bị Chúa phạt và đổi lại thành Babel (có nghĩa là Bị Rối Loạn - Confused) (Sáng 11:7). Babel trong ngôn ngữ cổ Hebrew được chuyển thành Babylon trong ngôn ngữ cổ Babylonian. Babylon nguyên thủy do Nimrod dựng nên khoảng 5,000 BC (trước Công Nguyên), hiện nay không c̣n dấu tích. Babylon do vua Nebuchadnezzar xây dựng vào khoảng 600 BC, được gọi là Babylon Mới (New Babylon) bị phá hủy và trở thành hoang tàn vào năm 200 AD bởi quân đội của Alexander Đại Đế [19]. Di tích của Babylon Mới vẫn c̣n tại Iraq, được trưng bày trong các bảo tàng viện, và một số gạch được Saddam Hussein dùng để tái thiết Babylon Hiện Đại, cách thành phố Baghdad 90km về phía Nam (khởi công 1982) [20]. Thành Babel hay Babylon là nơi loài người, lần đầu tiên chống nghịch lại Đức Chúa Trời một cách tập thể, dưới một chính quyền. Semiramis, vợ của Nimrod theo truyền thuyết, hoài thai một cách thần bí và sinh ra đứa con là Tammuz. Sau đó hai mẹ con Semiramis và Tammuz được phong thần để mọi người thờ lạy. Dân Assyrian gọi bà mẹ là Ishtar và đứa con là Tammuz. Dân Phoenician gọi bà mẹ là Astarte và đứa con là Baal. Dân Ai-cập gọi bà mẹ là Isis và đứa con là Osiris hoặc Horus. Dân Hy-lạp gọi bà mẹ là Aphrodite và đứa con là Eros. Dân La Mă gọi bà mẹ là Venus và đứa con là Cupid [21]. Từ Babylon, tục lệ thờ nữ thần lan truyền ra khắp thế giới, mỗi nơi/văn hoá/tôn giáo có một tên, nhưng chung nhau một điểm: nữ thần được biểu hiện bằng pho tượng một người mẹ đoan hạnh đang bồng con thơ. Chính dân Do Thái cũng phạm vào tội lỗi khủng khiếp này và bị Thánh Kinh liên tiếp lên án trong: Giê-rê-mi 7:18; 44:17-19, 25; Ê-xê-chi-ên 8:14 [22].

Đức tin của Cơ Đốc nhân thật (và v́ thế có tên gọi là Christian) không đặt trên một đứa trẻ thơ và người mẹ của bé mà là Đấng Christ, là một người nam đă trưởng thành và có thuộc tính 100% Thiên Chúa. Thật vậy, khi Chúa Jesus lên 12 tuổi Ngài vào đền thánh dạy dỗ. Bà Mary kiếm Ngài thật lâu mới gặp nên đem lời trách móc. Ngài phán rằng "Tôi phải lo việc Cha tôi" (Luca 2:49). Sau đó Ngài vẫn về nhà chịu lụy cha mẹ phần xác của ḿnh (Luca 2:51). Khi Ngài đă trưởng thành và vào chức vụ, Ngài phán với bà Mary, là mẹ phần xác của ḿnh rằng "Hỡi bà" như khi Ngài phán với các phụ nữ khác (Ma-thi-ơ 15:28; Giăng 4:21; 20:15) chứ Ngài không "Thưa mẹ" [23] hay "Lạy mẹ." Trong phép lạ đầu tiên hóa nước thành rượu tại tiệc cưới Cana, Chúa Jesus đă thẳng thắn báo cho bà Mary biết, một khi Chúa bắt đầu thi hành chức vụ của Đấng Christ th́ quan hệ giữa bà với Chúa không có ǵ đặc biệt hơn các người khác. Điều đó được khẳng định lần nữa khi bà Mary và các em của Chúa đến t́m Ngài trong khi Ngài đang giảng dạy cho dân chúng. Được người báo tin có mẹ và các em đến t́m Ngài, nhưng phải đứng ở bên ngoài v́ số người tụ tập quanh Chúa quá đông, Chúa đă phán: "Ai là mẹ Ta, và ai là anh em Ta? Hễ ai làm theo ư muốn Cha Ta ở trên trời, th́ người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ Ta vậy." (Ma-thi-ơ 12:46-50; Mác 3:31-35; Lu-ca 8:19-21). Qua sự ghi chép rơ ràng của Thánh Kinh, chúng ta thấy chính Chúa Jesus, khi c̣n mang h́nh hài của loài người, đă phủ nhận thần tính hoặc bất kỳ một địa vị đặc biệt nào loài người có thể gán cho bà Mary. Khi các môn đồ hỏi Ngài nên cầu nguyện như thế nào, Ngài dạy, các ngươi hăy cầu như vầy: "Lạy Cha chúng tôi ở trên trời, Danh Cha được thánh..." (Ma-thi-ơ 6:9) chứ Ngài không dạy là "Lạy mẹ..." hay "Kính mừng mẹ..." Trong thời gian Chúa Jesus thi hành chức vụ, sau khi Chúa Jesus chịu chết và phục sinh, bà Mary ít khi được Kinh Thánh nhắc tới. Cuốn sách cuối của Kinh Thánh là Khải Huyền chỉ bàn về những việc cuối cùng sẽ xảy ra để kết thúc lịch sử tội lỗi của nhân loại và mở ra trời mới, đất mới cùng sự sống đời đời cho những ai thật tâm tin nhận và trông cậy vào sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jesus Christ.

V- Kết luận:

Đối với sự thờ h́nh tượng, Khải Huyền 21:8 chép lời cáo phạt của Chúa như sau:

"C̣n những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng: đó là sự chết thứ hai." 

Đàng sau tất cả các sự thờ h́nh tượng nữ thần trên thế giới có một tà linh điều khiển. Trong từng thời, từng văn hoá, từng tôn giáo, tà linh này có sắc thái, và danh xưng khác nhau, nhưng mục đích của tà linh là chen vào chổ của Đức Chúa Trời để ăn xớt vinh hiển của Ngài. V́ vậy, thờ phượng h́nh tượng nói chung, và nữ thần nói riêng bị Đức Chúa Trời kết tội ngày xưa, ngày nay, và cả mai sau.

Lê Anh Huy
Huỳnh Christian Timothy


Giới thiệu  |  Mary trong Hồi giáo  |  Thần thánh hóa Mary  |  Việc thờ các nữ thần  |  Banluan.com Tôn giáo / Trang chủ


 

Tài liệu tham khảo:

[1] Lê Anh Huy, "Những sự kiện về Mohammed - Giáo chủ Hồi Giáo,"

http://thanhkinhthanhoc.net/modules/news/article.php?storyid=12

[2] http://www.theworkofgod.org/Aparitns/Aparitns.htm

[3] http://www.chuagiesu.com/Tin-Tuc-_-Thong-Bao/World-News-_-Tin-The-Gioi/Video-Tuong-Duc-Me-Chay-Nuoc-Mat-Moi-Nhat.html

[4] Aliah Schleifer, Mary, The Blessed Virgin of Islam, Fons Vitae, page 65 (1998)

[5] Ibid, page 64

[6] Lê Anh Huy, "Một nghiên cứu về Hồi Giáo,"

http://thanhkinhthanhoc.net/modules/news/article.php?storyid=11

[7] Lê Anh Huy, "Vấn đề độc thần,"

http://thanhkinhthanhoc.net/modules/news/article.php?storyid=13

[8] http://www.renewamerica.us/columns/kralis/040907

[9] http://www.udayton.edu/mary/resources/flhm01.html#vietnamese

[10] Luca 1:46-47 "Ma-ri bèn nói rằng: Linh hồn tôi ngợi tôn Chúa, tâm thần tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa tôi."

[11] http://www.queenofheaven.org/

[12] Stephen M. Miller, Whos Who And Wheres Where In The Bible, Barbour Publishing, Inc. - Page 108-109 (2004)

[13] Roman Catholic Catechism Pg. 319, #1252

http://www.scborromeo.org/ccc/para/1252.htm

[14] http://www.catholic.com/library/Early_Teachings_of_Infant_Baptism.asp

[15] http://www.theworkofgod.org/JonhPll/JohnPaul.htm

[16] http://www.catholicsource.net/articles/coredemptrix.html

[17] Lê Anh Huy, "Biên Niên Sử của Israel,"

http://thanhkinhthanhoc.net/modules/news/article.php?storyid=30

[18] Tim Lahaye, Revelation Unveiled, Zondervan Publishing House, pages 266-67 (1999)

[19] Stephen M. Miller, Whos Who And Wheres Where In The Bible, Barbour Publishing, Inc. - Page 44-45 (2004)

[20] http://architecture.about.com/cs/countriescultures/a/saddamspalace.htm

[21] John F. Walvoord, "Revelation" in Bible Knowledge Commentary, ed. John F. Walvoord and Roy B. Zuck - Wheaton, Ill: Victor Books - 2:9 70-71 (1993)

[22] Giê-rê-mi 7:18 Con lượm củi, cha nhen lửa, đờn bà nhồi bột, đặng làm bánh dâng cho nữ vương trên trời, và làm lễ quán cho các thần khác, để chọc giận Ta.

Giê-rê-mi 44:17-19, 25 17. Nhưng chúng tôi chắc sẽ làm trọn mọi lời đă ra từ miệng chúng tôi, sẽ đốt hương và làm lễ quán cho nữ vương trên trời, như chúng tôi cùng tổ phụ, vua, quan trưởng chúng tôi đă làm trong các thành của Giu-đa và các đường phố Giê-ru-sa-lem; v́ lúc bấy giờ chúng tôi có bánh đặng no ḿnh, hưởng phước, chẳng thấy tai vạ ǵ. 18. Nhưng, từ khi chúng tôi thôi đốt hương và làm lễ quán cho nữ vương trên trời, th́ chúng tôi thiếu thốn mọi sự, và bị nuốt bởi gươm dao đói kém. 19. Vả lại, khi chúng tôi đốt hương và làm lễ quán cho nữ vương trên trời, chúng tôi làm bánh để thờ lạy người, và dâng lễ quán cho người nữa, th́ chồng chúng tôi há chẳng biết hay sao? 25. Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Các ngươi và vợ các ngươi đă nói ra từ miệng ḿnh, và lấy tay làm trọn điều ḿnh đă nói rằng: Thật chúng ta sẽ làm thành lời ḿnh đă khấn nguyện, đốt hương, và làm lễ quán cho nữ vương trên trời. Vậy các ngươi khá giữ vững lời nguyện ḿnh và làm trọn lời nguyện.

Ê-xê-chi-ên 8:14 Ngài dẫn ta đến lối cửa nhà Đức Giê-hô-va, cửa ấy về phía bắc; nầy, tại đó ta thấy những đờn bà ngồi mà khóc Tham-mu (Tammuz).

[23] Lê Anh Huy và Huỳnh Christian Timothy, "Cuộc chiến với văn hóa trong khi dịch thuật Thánh Kinh,"

http://www.prayers4vn.net/biensoan/read_qd.asp?Article_ID=134