CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC


 


Khác nhau về phương diện ư nghĩa

Khác nhau về phương diện lịch sử

Khác nhau về phương diện tiên tri

Trả lời câu hỏi khó


 

Bạn đọc hỏi:

“Tại sao gọi là Tân Ước và Cựu Ước?

Theo tôi hiểu Cựu là có trước, Tân là có sau. Như vậy Tân Ước là do loài người tạo ra từ Cựu Ước có phải vậy không.”  HMH

 

Trả lời:

 

            Trước hết bạn hăy cùng tôi định nghĩa tên gọi. Ước có nghĩa là giao ước, quy ước, công ước, hiệp ước, ước nguyện. Trong trường hợp Kinh Thánh,  Cựu ước và Tân Ước là bản giao ước cũ và bản giao ước mới, giữa Đức Chúa Trời và con người, giữa Thiên Đàng và trần gian, Thánh Thần và phàm tục.

 

Về ư nghĩa:

 

            Trong bản giao ước cũ: con người đến với Đức Chúa Trời qua những lễ nghi tôn giáo rườm rà, và sự tha thứ tội lỗi của con người xảy ra khi có một con thú bị chết thế. Mỗi một lần phạm tội là giết một con chiên. Phải giết bao nhiêu con chiên để có được thanh thản lương tâm của một phàm nhân?  Trong bản giao ước mới: con ngựi được tha tội bởi Chúa Giê-su đă chết thay trên cây thập tự, chúng ta đến với Đức Chúa Trời một cách trực tiếp, bởi trái tim mỗi tín hữu là một đền thờ, ḿnh tuơng giao với Chúa qua Đức Thánh Linh ngự trị trong ḷng. Trong bản giao ước cũ con người phải sống theo lề luật tôn giáo, mọi việc đều theo sự “phải làm” và “cấm không được làm”. C̣n trong bản giao ước mới, tín hữu sống bằng ân điển và niềm tin: Ân điển là ơn của Chúa: sức mạnh t́nh thương và sự khôn ngoan Chúa  ban, Niềm tin là tin chắc những điều ḿnh sắp làm sẽ đẹp ḷng Chúa, vẻ vang danh Chúa và có Chúa trợ giúp. Trước đây, thời Cựu ước th́ hầu việc Chúa trong sự sợ hăi, sau này thời Tân Ước th́ hầu việc Chúa trong tấm ḷng yêu mến và biết ơn.

 

Về nội dung lịch sử:

 

            Cựu Ước là phần Kinh thánh chép lại những ǵ xảy ra từ thủa sáng thế tới thời điểm Chúa Giê-su giáng sinh xuống trần gian. Tân Ước là phần Kinh thánh nói về những ǵ xảy ra từ khi Chúa Giê-su sống và phục vụ trong ṿng loài nguời cho đến ngày hôm nay và thời kỳ sau rốt, hay c̣n gọi là tận thế.

 

Cựu Uớc cho chúng ta biết thế gian được tạo dựng ra sao, loài người phát sinh trên trần sin, phân chia thành các dân tộc cách nào? Sau đó Cựu Ước tập trung mô tả dân tộc Israel, là dân tộc Đức Chúa Trời chọn ra để dọn đường cho Chúa Giê-su đến cứu thế nhân trong thời điểm chín muồi. Dân Do-thái cũng có một trách nhiệm hết sức trọng đại: Chúa dùng họ để viết, lưu truyền, phổ biến Kinh Thánh. Lịch sử dân Do-thái minh họa một dân tộc hết sức tín ngưỡng, nhưng không thể làm hài ḷng Đức Chúa Trời qua lễ nghi lề luật tôn giáo và công đức bản thân.

 

Tân Ước cho chúng ta biết cuộc đời và công việc của Chúa Giê-su trên trần gian cách đây 2000 năm, về sự hi sinh và sự sống lại của Chúa, về sự thiết lập và tăng trưởng của Hội thánh, bắt đầu từ các môn đệ của Chúa sau lan đến các vùng và nước ngoại bang, các dân tộc, ngôn ngữ. Đạo Chúa tách được tách ra khỏi Do-thái giáo. Thay thế một hệ thống tôn giáo và lề luật phức tạp thời Cựu ước, Chúa Giê-su chỉ đưa hai điều răn như sau: “Hăy hết tấm ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực mà yêu mến Đức Chúa Trời người. Và hăy yêu thương người đồng loại như chính bản thân ḿnh.” Nói tóm lại đạo Chúa được xây dựng trên hai điểm: Kính yêu Chúa, mến thương người. Phần cuối cuả Tân Ước nói về giai đoạn cuối của nhân loại và ngày Chúa Giê-su qua trở lại.

 

Về Tiên tri:

 

            Trong Cựu Ước chúng ta thấy rất nhiều lời tiên tri. Nhiều tiên tri về lịch sử dân Israel, các dân tộc phụ cận và thế giới. Sự ứng nghiệm của các tiên tri được lịch sử kiểm chứng ngay trước Công Nguyên. Tiên tri được ghi chép lại và được ứng nghiệm khiến chúng ta có thể tin cậy Kinh Thánh. Đặc biệt trong Cựu ước có khoảng 300 tiên tri về một Đấng sẽ đến để cứu nhân loại. Những tiên tri ấy chỉ được ứng nghiệm trong Tân ước: Chúa Giê-su xuống trần gian, giảng dạy về Đức Chúa Trời với ngôn ngữ mà loài người hiểu được, sống cuộc đời vô tội làm gương cho chúng ta noi theo, làm phép lạ chứng tỏ Chúa là Thiên Thần trong thân xác người phàm, mà phép lạ lớn nhất là sống dậy từ cái chết. Sau đây là một ví dụ về tiên tri. Trong Cựu Ước sách Êsai chương 7 câu 14, viết khoảng 700 năm trước công nguyên: “Này một trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ con trai và đặt tên là Em-ma-nu-en” . Trong Tân Ước: Sau đây là sự giáng sinh của Chúa Cứu thế Giê-su: “Cô-Ma-ri đă đính hôn với Giô-sép, nhưng khi c̣n là trinh nữ, nàng đă chịu thai do Thánh Linh...” Sách Ma-thi-ơ chương 1 câu 18. Danh Em-ma-nu-en có nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta, ở trong ṿng loài người”. Đây cũng là một danh hiệu của Chúa Giê-su sau này.

 

            Tóm lại Cựu ước chuẩn bị cho loài người chào đón Chúa Cứu Thế. Tân Ước công bố cho loài người biết Chúa Cứu Thế đă đến và khích lệ tín hữu thờ phượng Đức Chúa Trời theo tấm gương và lời dạy của Chúa Giê-su.

 

Trả lời câu hỏi khó:

 

Có phải là loài người làm ra Tân Ước từ Cựu Ước? Có phải “một thầy” nào đó tên là Giê-su, hiểu biết quá nhiều về Cựu Ước nên đă điều khiển cuộc sống ḿnh theo những lời tiên tri để người ta tin ḿnh là Con Trời và các môn đệ cũng dựa vào Cựu Ước mà  viết nên Tân Ước?  Nếu đúng vậy th́ Chúa Giê-su, Tân Ước và Đạo Chúa là một sự lừa bịp trắng trợn và các tín hữu bị lầm lẫn đáng thương.

 

            Kinh thánh nói trong những ngày sau rốt sẽ có rất nhiều tiên tri giả, tự ḿnh xưng là Đấng Cứu Tinh. Quả thật ngày nay có nhiều người tự xưng ḿnh Đấng Cứu Tinh, Họ nổi danh một thời, lừa đảo một số người, dẫn môn đồ của họ đi đến chỗ tự sát, rồi xă hội quên bẵng họ đi trong ṿng chục năm. Đồng ư là có một số người có thể làm phép lạ, hoặc do xảo thuật, hoặc do quyền lực tâm linh tăm tối đồng công. Nhưng chưa có một ai sinh ra bởi thiếu nữ c̣n trinh và cũng chưa có một ai chết rồi mà sống lại như Chúa Giê-su. Hai sự kiện kỳ lạ đó đủ minh chứng Ngài không phải là người phàm, nhưng là Thiên Thần trong xác thịt.

 

Có người nói Giê-su do hiểu biết được các tiên tri nên đă điều khiển cuộc sống ḿnh đúng như một số lời tiên tri, Ví dụ trong Tân Ước, sách Lu-ca chương 4 câu 16 đến 21: “Đức Chúa Jêsus đến thành Na-xa-rét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sa-bát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc. Có người trao sách tiên tri Ê-sai cho Ngài, Ngài dở ra, gặp chỗ có chép rằng:  Thần của Chúa ngự trên ta: V́ Ngài đă xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành cho kẻ nghèo; Ngài đă sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, Kẻ mù được sáng, Kẻ bị hà hiếp được tự do; Và để đồn ra năm lành của Chúa. Đoạn, Ngài xếp sách, trả lại cho kẻ giúp việc, rồi ngồi xuống; mọi người trong nhà hội đều chăm chỉ ngó Ngài. Ngài bèn phán rằng: Hôm nay đă được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó.  Sau đó Chúa đi giảng đạo và chữa bệnh, làm phép lạ...”. Giảng đạo, chữa bệnh, làm phép lạ (xem định ngĩa cuối bài viết) c̣n có thể lên chương tŕnh bởi người phàm tục có học, nhưng ai có thể dự định cho ḿnh sinh ra  thời điểm nào,  địa điểm nào, mẹ là ai đúng như lời tiên tri trong Cựu ước - Điều này đă được kiểm chứng trong kỳ kiểm kê dân số của hoàng đế La Mă Augustus. Rồi về cái chết. Người ta có thể lên kế hoạch tự vẫn nhưng không ai có thể lên kế hoạch cho kẻ phản bội và kẻ sát nhân ḿnh. Chuyện Giu-đa bán Chúa lấy 30 đồng bạc được tiên tri, chuyện tổng trấn Pi-lát đóng Chúa trên cây gỗ được tiên tri, chuyện những tên lính chia nhau cái áo choàng tầm thường của Chúa, bằng cách bắt thăm thay v́ xé nhỏ từng mảng cũng được tiên tri. Chuyện Chúa không bị họ đập gẫy xương ống chân như những tên tử tội bị đóng đinh bên cạnh cũng được tiên tri v.v... Và cuối cùng có ai lên kế hoạch bước ra khỏi mồ mả sau khi bị chôn ba ngày ... Không những các môn đồ được chứng kiến chuyện ấy, nhưng có trên 500 người được chứng kiến trong ṿng bốn mươi ngày. Điều kỳ diệu này cũng được tiên tri trong Cựu Ứớc và ứng nghiệm trong Tân Ước trên Chúa Giê-su. Điều ấy chứng minh Giê-su không phải là người phàm, chỉ là một thầy giáo... mà là một Đấng từ Trời và Tân Ước, mặc dầu do các môn đồ của Chúa ghi lại, hoàn toàn được Đức Chúa Trời chấp nhận.

 

            Có hơn 300 lời tiên tri nói về Chúa Giê-su đều được ứng nghiệm. Nếu chỉ tính đến 8 lời tiên tri mô tả một cách trực tiếp, rành mạch về chi tiết và thời gian của sự giáng sinh, nơi sinh, về công việc, về cái chết và sự sống lại của Chúa Giê su, xác xuất ứng nghiệm của 8 tiên tri ấy đă là 1/1017 . (Một trên một trăm triệu tỷ). Xác xuất này tương đương với việc  bịt mắt một người và yêu cầu người ấy đến nhặt ra một đồng xu đă được đánh dấu trong số  một trăm triệu tỷ đồng xu rải ra khắp đất nước Việt nam với chiều dày 60 phân,

 

            Sau đây là lời của Phê-rơ, một môn đệ gần gũi nhất với Chúa Giê-su: “Các nhà tiên tri ngày xưa  (thời Cựu Ước) khi viết về công cuộc cứu rỗi đă t́m ṭi suy xét rất kỹ. Thánh Linh của Chúa Cứu Thế trong ḷng họ đă bảo cho họ viết trước những việc trong tương lai như sự khổ nạn, hy sinh và vinh hiển của Chúa Cứu thế. Trong khi viết họ tự hỏi những việc ấy khi nào sẽ xảy ra và xảy ra trong hoàn cảnh nào. cuối cùng họ được biết rằng những việc đó không xảy ra trong thời đại của họ, nhưng măi đến thời anh em (Tân Ước) mới được thực hiện.” (1pHiê-rơ 1: 10-12)

 

Kết luận:

 

Cựu Ước và Tân Ước là hai phần của một cuốn Sách Thánh. Cả hai phần đều là Lời của Đức Chúa Trời được ghi lại về lịch sử và tương lai loài người, về công cuộc cứu rỗi loài người khỏi ṿng tội lỗi qua Chúa Giê-su và phương cách sống đạo để có được mối liên hệ mật thiết, phước hạnh cùng Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời.

 

 

Phụ lục: Định nghĩa Phép lạ, theo một cách như người có học có thể làm được những ǵ mà người vô học phải kinh ngạc, ví dụ các nhà ảo thuật, khoa học gia, tâm lư học và phù thủy. Tuy nhiên công việc của họ không mang tính chất siêu nhiên như chuyện Chúa Giê-su đi bộ trên biển, hóa năm miếng bánh hai con cá đủ nuôi 5000 người ăn.

 

 


Khác nhau về phương diện ư nghĩa

Khác nhau về phương diện lịch sử

Khác nhau về phương diện tiên tri

Trả lời câu hỏi khó