Ai Sinh Ra Thượng Đế?
Tác Giả: Lê Anh Huy

Sự suy nghĩ của con người nói chung bị ảnh hưởng sâu rộng của luật nhânquả (viết dính nhau, dịch từ chử tiếng Anh cause-and-effect). Trong khi luật nhânquả nói về quan hệ mật thiết giữa nguyên nhân và hậu quả trong vũ trụ vật la vĩ mô, luật nhân quả cuả nhà Phật nói về việc "gieo nhân nào gặt quả đó". Ư nghĩa của chữ nhânquả ở đây có thể bao hàm ư nghĩa của chữ nhân quả (viết rời) của đạo Phật chứ không nhất thiết phải đồng nghĩa. V́ sống trong môi trường văn hóa đạo Phật, người Việt Nam lại càng chịu ảnh hưởng đậm đà hơn ai hết bởi luật nhânquả. Điều này có thể rất tốt hoặc rất xấu.

1- Yếu tố thời gian trong luật nhânquả

Khi nhắc đến luật nhânquả người ta nghĩ ngay đến yếu tố thời gian. Yếu tố thời gian nói lên thứ tự xảy ra của nguyên nhân và hậu quả. Nguyên nhân phải xảy ra trước hậu quả mới theo sau. Cha mẹ phải có trước rồi mới sinh ra con cái, phải mở máy xe trước rồi xe mới chạy. Khi thấy một ṭa cao ốc mới xây ta liên tưởng ngay tới người kiến trúc sư đă vẽ kiểu, người kỹ sư đă tính kết cấu và đội thi công đă xây dựng lên ṭa nhà đó. Khi thấy một đứa bé kháu khỉnh người ta tự hỏi cha mẹ nó là ai. Khi dự buổi ra trường đại học ta trầm trồ ngợi khen thủ khoa và liên tưởng đến công lao học tập khó nhọc trước đây. Do vậy luật nhânquả gắn liền với khái niệm thời gian.

2- Ảnh hưởng của luật nhânquả trong đời sống tâm linh

Con người, khi đứng trước sự vĩ đại của vũ trụ, tự hỏi ai đă tạo dựng ra nó. Từ những kinh nghiệm hằng ngày về luật nhânquả ta dùng phép suy diễn để đi đến kết luận rằng phải có một đấng, gọi là Thiên Chúa, là Nguyên Nhân đă gây ra hậu quả là vũ trụ nầy. Kết luận như vậy rất hợp t́nh hợp lư.

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Cũng v́ bị ảnh hưởng của luật nhânquả con người lại tự hỏi tiếp: Nếu vậy th́ ai sinh ra Thiên Chúa? Đây là câu hỏi nhiều người Việt
Nam đặt ra và khi không t́m ra câu trả lời, v́ sự giản tiện, họ từ khước Thiên Chúa. Giải đáp của họ về định mệnh con người là sự tiến hóa từ động vật thấp hơn hay qua sự đầu thai từ một kiếp trước, trong kiếp đó họ có thể là quỉ, Atula, súc sinh, người khác hay cả thánh thần. Luật nhânquả vẫn được tôn trọng và bảo toàn nhưng không cần đến một Thiên Chúa. 

3- Thiên Chúa vĩ đại hơn vũ trụ

Trong khi con người sống trong vũ trụ bốn chiều: cao, sâu, rộng và thời gian Thiên Chúa ngự ngoài vũ trụ, cao hơn vũ trụ, sâu hơn vũ trụ, rộng hơn vũ trụ nhưng vẫn ở trong vũ trụ. Câu hỏi "ai sinh ra..." chỉ áp dụng cho những người/vật/việc nằm trong sự chi phối của luật nhânquả (hay chịu sự chi phối của thời gian) mà thôi. Câu hỏi này không áp dụng cho Thiên Chúa, là Đấng ngự ngoài thời gian, trên thời gian và bao trùm lấy thời gian.

4- Như thế nào là đứng ngoài thời gian

Trả lời câu hỏi trên thật rất khó v́ sự suy nghĩ của con người bị giới hạn trong một cái hộp bốn chiều. Tuy nhiên khoa học gia Einstein đă cho chúng ta một khái niệm như thế nào là "vượt thời gian" qua thuyết tương đối hẹp (special relativity) của ông. Ở đây chúng ta đừng hiểu lầm là lư thuyết vật lư này bao hàm hay ám chỉ triết thuyết tương đối (relativism). Thuyết tương đối hẹp của Einstein chỉ nói về sự tương quan giữa thời gian và không gian qua một gạch nối: đó là vận tốc ánh sáng (300,000 km/giây). 

Thuyết tương đối hẹp của Einstein nói rằng khi một người đi du hành với một vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng th́ sẽ thấy quá khứ, hiện tại và tương lai của một người đứng yên so với ḿnh "xích" lại gần nhau. Do đó khi người du hành đi "với vận tốc ánh sáng" th́ tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai của người đứng yên xuất hiện ra một lần [1]. (Trong thực tế không có ai có thể đi bằng vận tốc ánh sáng ngoại trừ chính ánh sáng.) Khi bạn đi xe, máy bay hay cả phi thuyền bạn không thấy được hiệu ứng này v́ vận tốc du hành của bạn quá nhỏ so với vận tốc ánh sáng. Nhưng khi vận tốc du hành gần bằng với vận tốc ánh sáng, hiệu ứng thời gian co dăn càng trở nên rơ rệt. Nói tóm lại, giới hạn trên của vấn đề là khi một người du hành "với vận tốc ánh sáng" người đó đang "vượt khỏi chiều thời gian." 

5- Bằng chứng cho biết Thiên Chúa ngự ngoài chiều thời gian

Thuyết tương đối hẹp của Einstein không cho chúng ta biết Thiên Chúa ngự ngoài chiều thời gian như thế nào. Tuy vậy nó cho chúng ta một khái niệm sơ đẳng về sự "vượt thời gian" theo sự hiểu biết giới hạn của con người. V́ con người là sinh vật bốn chiều, suy nghĩ trong bốn chiều nên ta không biết được những dữ kiện về "thế giới" ngoài/trên/trước thế giới bốn chiều đó. Kiến thức về "thế giới" ngoài thế giới này phải được mặc khải (cho biết) bởi Thiên Chúa. Mặc khải bằng lời của Ngài là Kinh Thánh. Kinh Thánh mặc khải sự hiện hữu của Thiên Chúa trước/ngoài vũ trụ bốn chiều như sau:

"trước khi ngươi sanh ra, Ta [Thiên Chúa] đă biệt riêng ngươi, lập ngươi làm kẻ tiên tri cho các nước. " (Giê-rê-mi 1:5)

"Ban đầu có Ngôi Lời [Chúa Giê-su], Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời." (Giăng 1:1)

"Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Áp-ra-ham, đă có ta" (Giăng 8:58)

"Hỡi anh em yêu dấu của Chúa, c̣n như chúng tôi, phải v́ anh em tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi, v́ vừa lúc ban đầu, Ngài đă chọn anh em bởi sự nên thánh của Thánh Linh, và bởi tin lẽ thật, đặng ban sự cứu rỗi cho anh em." (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13)

"Ấy chính Chúa đă cứu chúng ta, đă gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn theo ư riêng Ngài chỉ định, theo ân điển đă ban cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ từ trước khi thời gian bắt đầu," (2 Ti-mô-thê 1:9)

"trông cậy sự sống đời đời, là sự sống mà Đức Chúa Trời không thể nói dối đă hứa từ trước khi thời gian bắt đầu," (Tít 1:2)

"Ta [Chúa Giê -su] là Alpha và Omega, là thứ nhất và sau chót, là đầu và rốt" (Khải Huyền 22:13)

6- Kết luận

Thiên Chúa ngự ngoài thời gian cho nên luật nhânquả không áp dụng cho Ngài. Kinh Thánh cho biết Ngài là Đấng tự hữu, nghĩa là không ai sinh ra Ngài cả:

"Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu" (Xuất Ê-díp-tô Kư 3:14)

Ngài là Đấng tạo dựng ra vũ trụ này:

"Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất" (Sáng-thế Kư 1:1) 

Do vậy Ngài, và chỉ một ḿnh Ngài, xứng đáng để được mọi người thờ phượng:

"Trước mặt Ta ngươi chớ có các thần khác." (Phục-truyền Luật-lệ Kư 5:7)

Amen!

Lê Anh Huy, Ph.D.

www.hoptinhhoply.org

Sách tham khảo

1- Gerald L. Schroeder, The Science of God, The Free Press (1997), p. 164