CHỨNG NHÂN GIÊ-HÔ-VA


SỬA ĐỔI KINH THÁNH

Nguyễn Ngọc Lan 


1. Ḷng nhiệt huyết, nhiệt tâm chưa đủ       

2. Lịch sử hội Nhân chứng Giê-hô-va

3. Khác biệt tín lư căn bản

4. Sửa đổi Kinh Thánh

5. Hậu quả một niềm tin lầm lạc

6. V́ sao Chúa không diệt tà giáo

Banluan.com Nhân chứng GHV/ trang chủ


             Bạn Đọc hỏi:

 

Tôi thấy giáo phái Chứng Nhân Giê-hô-va cũng nói về Đức Chúa Trời và Kinh Thánh. Vậy họ và Tin Lành giống và khác nhau ra sao, Kinh Thánh của họ có cùng một thứ với Kinh Thánh của Tin Lành không? HMH

 

            Trả lời

 

            Chứng nhân Giê-hô-va là những người rất nhiệt tâm về niềm tin và tín lư của họ. Chỉ chuyên về mặt ấy, nhiều tín hữu cơ đốc phải học hỏi họ. Tuy nhiên có nhiệt tâm chưa đủ mà c̣n nguy hiểm nữa, tùy thuộc vào niềm tin và tín lư đó dựa vào đâu, có thực hữu hay không?  Trung Cận Đông có biết bao chiến sĩ “tử v́ đạo”, vượt xa nhân chứng Giê-hô-va, nhưng hành động của họ khiến cho người ta ghê gớm đạo Hồi và bản thân họ phải chịu chết một cách mù quáng.

           

            Chứng nhân GHV cũng nói về Đức Chúa Trời và Kinh thánh. Đạo họ có khác ǵ với đạo Chúa nói chung và Tin Lành nói riêng không? Nh́n qua, họ cũng giống Tin Lành, nhưng họ khăng khăng nói Tin Lành, Công Giáo là đạo thoái hóa. C̣n các Mục sư và Linh mục th́ coi bên chứng nhân là tà giáo. Ai đúng, ai sai? 

           

            Có tiền thật và có tiền giả. Tiền càng có giá trị cao th́ người ta càng làm giả nhiều và tinh vi hơn. Đồng tiền giả chỉ khác đồng tiền thật 0.001%. Về chi tiết, mắt thường không phân biệt nổi, chỉ qua máy kiểm tiền và chuyên gia, là những người biết rơ đồng tiền thật như ḷng bàn tay ḿnh th́ mới phát hiện ra. Sự khác biệt 0.001% ấy tạo nên một vực thẳm ngăn cách trong hậu quả: Người có đồng tiền thực vô một “thiên đàng hưởng thụ”, c̣n người cố t́nh dùng và phổ biến tiền giả sớm muộn sẽ nằm “Hỏa ḷ trần gian”. Đây không chỉ là vấn đề cá nhân nhưng cũng là vấn đề chiến lược quốc gia: Các nước thù nghịch thường in tiền giả tung vào nước kia để làm suy yếu và hỗn loạn thị trường, làm mất niềm tin của dân chúng đối với đồng tiền thật của họ. Cũng vậy đạo thật cũng thường bị bắt chước, xuyên tạc. Cái nào bắt chước, xuyên tạc, cái nào nên chấp nhận và thực hành đó là quyền lựa chọn của bạn đọc. Bài viết này chỉ giúp cho các bạn t́m thấy hướng đi.

           

            Trước khi đi thêm về chi tiết, tôi xin tự giới thiệu: ông bà xui gia của tôi từng đă là giảng viên nhiều năm trong giáo phái chứng nhân GHV và 90% gia đ́nh bên ngoại vẫn c̣n sinh hoạt trong tổ chức ấy. Vậy những ǵ tôi viết ra không phải là lư thuyết một chiều nhưng là sự tham khảo cẩn thận với cựu thành viên hoặc thành viên tích cực của nhóm bên kia.

 

                1. Về lịch sử:

 

            Đạo Chúa đă tồn tại từ thời ông Áb-ra-ham 2000 trước công nguyên, khi Chúa phán: “Ta sẽ chúc phước cho ngươi... và qua ngươi các dân tộc sẽ được chúc phước” (Sáng Thế kư 12:1-3)Ấy là lời tiên tri sẽ có một Đấng sẽ xuất hiện trong ḍng giơi Áb-ra-ham, để cứu nhân loại khỏi tội lỗi. Chúa Giê-su, con của Ma-ri, là sự ứng nghiệm của lời hứa trên. Đạo Chúa bắt nguồn từ đạo Do-thái, nhưng người Do-thái không tin Chúa Giê-su là Con Trời. Các môn đồ của Chúa qua sự truyền giảng thiết lập một tôn giáo mới gọi là Cơ-đốc giáo. Cơ đốc giáo chia thành hai nhánh trong quá tŕnh lịch sử: Công giáo và Tin Lành.

b. Giáo phái Chứng Nhân Giê-hô-va (CNGHV), mới được sáng lập từ năm 1879 ở Bắc Mỹ do một mục sư tin lành. Bắt đầu th́ họ giảng về sự tái lâm (sự xuất hiện lần thứ hai) của Chúa Giê-su, sau đó họ phạm một sai lầm là tiên tri thời điểm tái lâm, là điều Kinh thánh nghiêm cấm: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đă toàn quyền xếp đặt” Công vụ 1:6,7. Bạn thường nghe họ nói Chúa Giê-su đă đến năm 1914. Khi điều tiên tri không được ứng nghiệm, họ bắt đầu ngụy biện và thêm bớt tín lư để ủng hộ sai lầm của ḿnh và đi đến một bước nữa là sửa đổi Kinh Thánh.

 

            2. Về tín lư:

 

            Tuy có những sự bất đồng giữa Công giáo và Tin lành xung quanh việc thờ lạy Ma-ri, mẹ Chúa Giê-su phần xác thịt, cả hai đều chung những tín lư căn bản bất di bất dịch:

- Có ba ngôi Đức Chúa Trời: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh.

- Sự tha tội, cứu rỗi linh hồn đến bởi Chúa Giê-su duy nhất mà thôi.

 

            C̣n tín lư căn bản của chứng nhân GHV đi ngược lại những điều trên:

- Chỉ có một ngôi Đức Chúa Trời gọi là Giê-hô-va, c̣n Chúa Giê-su là tạo vật như con người và Thánh Linh là năng lực (như gió, điện) của Giê-hô-va mà thôi.

- Sự cứu rỗi qua Chúa Giê-su chết trên thập tự giá chưa đủ, nhưng thành viên của họ phải đi làm chứng cho thế gian. Điểu đó dẫn đến hiện tượng “nhiệt tâm” bởi sự khiếp sợ hơn là ḷng yêu mến, biết ơn đối với Đấng ḿnh thờ phượng.

Kinh Thánh phán : “Anh em được cứu bởi ân sủng (t́nh yêu Thiên Chúa) và niềm tin, chứ không phải do công đức của ḿnh. Đây không do sức của anh em mà là một ân huệ của Chúa, cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hănh diện được” (Êphêsô 2:8)

 

            V́ chỉ tin có một Đấng là Đức Chúa Trời, nên họ cho tôn giáo đi trước họ là sai lầm. Và v́ phải đi gơ cửa làm chứng th́ mới đủ công đức nên họ coi những tín hữu cơ đốc chưa được cứu. Khổ một nỗi là họ làm ngơ và xuyên tạc những câu Kinh Thánh dạy về ba Ngôi Đức Chúa Trời. C̣n bản thân họ đi làm chứng cả một đời người mà vẫn không dám chắc ḿnh đă được đủ tiêu chuẩn trước mặt tổ chức của họ, chưa nói ǵ trước mặt Giê-hô-va.

 

            3. Về Kinh Thánh.

 

Kinh Thánh của Tin Lành và Công giáo giống hệt nhau. Các bản dịch có thể khác nhau về chi tiết, như thay v́ dịch “đô thành”, th́ dùng chữ “đô thị”. C̣n nội dung không có ǵ khác biệt liên quan đến tín lư.

 

“KinhThánh” của Chứng Nhân nh́n qua tưởng là một bản dịch mới. Họ tuyên bố bản này xác thực hơn và khoa học hơn. Nhưng có ai nghiên cứu cụ thể sẽ thấy “Kinh Thánh” đă bị thay đổi, để phù hợp với tín lư của họ. Ví dụ hội Chứng nhân GHV tin rằng Đức Thánh Linh không phải là Đức Chúa Trời Ngôi Hai trong đoạn Sáng Thế Kư 1:2. Kinh Thánh thiệt cho biết: “Thần (Spirit) của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước”, c̣n KT dổm của họ th́ viết: “năng lực (active force) của Giê-hô-va vận hành trên mặt nước.” Họ ngụy biện rằng chữ Ruah (tiếng Do-thái) dùng ở đây là năng lực, gió th́ đúng hơn. Có điều họ quên không thay đổi cùng một chữ ấy trong câu 6:3 “Thần của Ta sẽ không ở lại măi trong con người.” Kinh Thánh thiệt dùng chữ Thần (Spirit)  trước sau như một, c̣n KT dổm vô t́nh để nguyên chữ Thần, khiến cách dịch của họ trong câu 1:2 trên đây là hồ đồ. Tương tự trong câu Sáng thế kư 41:38 và 45:27.

 

Một ví dụ khác: Trong Tân ước, Khi Chúa Giê-su nói về Đức Thánh Linh sẽ đến thay Ngài hướng dẫn tín hữu trên thế gian. Chúa Giê- su gọi Đức Thánh Linh là “Ngài”, có thần tính, nhân tính rơ ràng. Nhưng chứng nhân không tin Đức Thánh Linh là Thần, mà chỉ là năng lực vô tri vô giác, có tên, có lực mà không có hiểu biết, lương tri. Cho nên họ đổi các từ “Ngài” thành nó, từ chữ “HE” thành chữ  “IT” – Trong tiếng anh có sự khác biệt ngôi thứ ba chỉ người (he) và chỉ đồ vật, súc vật (it). Xét trong sách Giăng đoạn 14 câu 17,  KT dổm viết rằng the “spirit of truth, which the world cannot receive because it neither behold IT nor know IT. You know IT because IT remain with you and is in you” - Tạm dịch là: “thần cuả sự thật mà thế gian chẳng cảm nhận, bởi nó (thế gian) chẳng nh́n thấy nó (thánh linh) và biết nó, nhưng các ngươi biết nó bởi nó ở với các ngươi và ở trong các ngươi”. Xin mời bạn đọc tiếp một câu khác. Chương 16 câu 13-15 họ quên không đổi chữ  “HE” thành chữ  “IT”, chữ “NGÀI” thành chữ NÓ, khiến cho cách dịch câu 14:17 trở nên hồ đồ. Đây là bằng chứng trong KT cuả họ: “The spirit of the truth, HE will guide you to all the truth, , for HE will not speak on his own impulse, but what thing HE hear from me HE will speak and declare  to you thing to come. That one will glorify me because HE will receive from what is mine and will declare it unto you...” - Tạm dịch là thần cuả sự thật, NGÀI sẽ hướng dẫn các ngươi đến mọi lẽ thật . Bởi NGÀI không nói tự ḿnh, nhưng nói và tuyên bố những ǵ sẽ xảy ra.  NGÀI sẽ làm vinh hiển Ta, bởi NGÀI sẽ nhận những ǵ của Ta mà tuyên cáo cho các ngươi”. Trong tiếng Hilạp được dùng viết Tân Ước, chữ “autos” phải được dịch thành chữ “người”, “ông ấy” hoặc “ngài”. Nhân chứng tự tiện dịch thành chữ “nó” ở câu trước và chữ “ngài” ở câu sau. Thật giấu đầu hở đuôi mà c̣n khoe ḿnh thành thạo ngôn ngữ cổ. Các bản dịch của Công Giáo và Tin Lành đều dùng chữ Ngài và viết hoa một cách kính trọng. Nếu có nhân chứng đến gơ cửa nhà bạn, xin hăy hỏi thử họ gọi Đức Thánh Linh là ǵ: Ngài hay là nó. Bạn hăy để ư thái độ của họ tự nhiên hay lúng túng. Rồi bạn xin mời họ cầu nguyện: xin Thánh Linh soi dẫn sự thật, như câu Kinh Thánh kể trên xem họ có dám cầu nguyện không.

 

Nói về Chúa Giê-su. Nhân chứng không tin Chúa Giê-su là Thiên Chúa Ngôi Hai mà chẳng qua là tạo vật của Giê-hô-va. Nên họ sửa Kinh Thánh như sau. Trong Giăng chương 1 câu 1, Kinh Thánh thiệt viết như sau: “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng với Đức Chúa Trời và Ngôi lời là Đức Chúa Trời.” (tiếng Anh: in the begining was the Word, the Word was with God, the Word was God). KT của chứng nhân được sửa lại là: “Ban đầu có Ngôi Lời Ngôi Lời ở cùng với Đức Chúa Trời, Ngôi Lời là một vị thần nào đó.” (tiếng Anh, “the Word was a god”. Nếu đọc “the Word was God” th́ rơ ràng Ngôi Lời là Đức Chúa Trời, nhưng nếu thêm chữ “a” trước chữ “god” và chữ “god” viết thường thay v́ viết hoa, câu “the Word was a god” sẽ được hiểu thành Ngôi lời là một vị thần (Công vụ 28:6), ma quỉ (2Côr4:4), hoặc thẩm phán trong ṿng loài người (Thi Thiên 82). Tuy nhiên khi đọc tiếp câu 3 trong sách Giăng đoạn 1: “nhờ Ngôi Lời mọi vật được tạo thành và không có Người (Ngài), chẳng có ǵ được tạo thành.” chúng ta được biết thêm Ngôi Lời là Đấng Tạo Hóa. Nếu muốn xét về mặt kỹ thuật, chữ Đức Chúa Trời được dịch từ chữ Theos trong tiếng Hi lạp và Kinh Thánh Hi-lạp được viết ra như sau: “Ban đầu có Ngôi lời, Ngôi Lời ở cùng với Theos, Ngôi Lời là Theos.” Bạn dịch câu này ra thế nào, ngoài “Ngôi Lời ở cùng với Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời”?

Ngôi Lời, ai cũng hiểu đây là Chúa Giê-su, bởi trong câu 14 “Ngôi Lời trở nên xác thịt và sống giữa chúng ta...”

 C̣n có rất nhiều ví dụ về sự dịch sai hoặc sử đổi có chủ ư trong cuốn KT của chứng nhân GHV.

Hội Chứng nhân GHV tuyên bốn KT của họ được dịch từ bản gốc tiếng Hy-bá và tiếng Hy-lạp .Nếu bạn hỏi: “Ai dịch bản KT cua chứng nhân GHV?”. Họ không bao giờ nói tên những người trong ban dịch thuật. Nhưng qua một trang mạng Watchthetower.com của một cựu chứng nhân, đă từng làm việc trong tổng hành dinh của giáo hội tại New York, tôi biết rơ tên của cả năm người dịch. Chỉ có 1 trong năm người đă học đến cao đẳng (colege) 2 năm. C̣n 4 người kia chỉ đến lớp 12. Một người biết tiếng Hylạp, nhưng Hy lạp hiện đại chứ không phải Hy-lạp cổ là ngôn ngữ Kinh Thánh Tân ước. Điều đơn giản khiến tôi tin anh kia nói thực: Nhân chứng Giê-hô-va không được phép đi học cao đẳng hay đại học. Từ đó tôi biết cách dịch Kinh Thánh của các “học giả” này: Họ lấy một cuốn Kinh thánh tiếng Anh đă dịch sẵn, sử đổi lại từ ngữ cho hợp tín lư riêng của họ rồi công bố: “Đây thực sự là “bản dịch chân chính””.

Phần đối thoại sau đây trích từ hồ sơ ṭa án "Pursuer's Proof of Douglas Walsh vs. The Right Honourable James Latham, M.P., P.C.,

Hăy nghe "học gỉa" hàng đầu của Hội Tháp Canh Fred Franz trả lời ṭa

"Hỏi: Ông từng nói rằng ông khá quen thuộc với tiếng Hê-bơ-rơ ?

Trả Lời: Thưa ṭa đúng vậy...

Hỏi: Như thế ông nói rằng ḿnh có đủ vốn liếng sinh ngữ thực tế cho việc ḿnh làm ?

Trả Lời: Vâng, tôi dùng cho công việc Thánh Kinh của ḿnh.

Hỏi: Tôi nghĩ ông có thể đọc và theo dơi Kinh Thánh bằng tiếng Hê-bơ-rơ, Hy-Lạp, La-tinh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức và Pháp, phải không ?

Trả Lời: Vâng [Xin cũng xem Franz tự nhận như vậy trong chính hồ sơ ṭa án này ở trang 7]

Hỏi: Chính ông nhận rằng ḿnh nói và đọc tiếng Hê-bơ-rơ, phải không ?

Trả Lời: Không, tôi không nói được tiếng Hê-bơ-rơ.

Hỏi: Không nói được ?

Trả Lời: Không.

Hỏi: Đích thân ông có thể dịch được câu này cho tôi sang tiếng Hê-bơ-rơ hay không ?

Trả Lời: Câu nào ?

Hỏi: Câu 4 của chương 2 trong sách Sáng Thế Kư ?

Trả Lời: Ṭa nói câu này, phải không ?

Hỏi: Đúng vậy, ông dịch được chứ?

Trả Lời: Thưa không, tôi sẽ không tính thử dịch nó đâu"

(Ṭa Scốt lan Scottish Court of Sessions, tháng 11/1954, trang 102. )

 

Kinh Thánh nói: “Ai nói nói nghịch, phạm thượng Đức Thánh Linh sẽ không được tha thứ, cả trong đời này cũng như đời sau.” Mathiơ 12:32. Ai hạ Đức Thánh Linh từ địa vị “Thần” xuống địa vị “lực”, từ “Ngài” xuống “thứ ấy, nó” chắc chắn không phải những người đi theo sự dắt dẫn. Ai thêm và bớt một chữ trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời sẽ thêm tai ương cho họ và cắt đi phần của họ trong sổ của Sự Sống và Thành Thánh. Khải huyền 22:19

 

 

            4. Hậu quả của một niềm tin lầm lạc.

 Từ một ngộ nhận về ngày tái lâm của Chúa sinh ra những vấp phạm nghiêm trọng của tín lư: phủ nhận địa vị Thần thánh của Chúa Giê-su và Chúa Thánh Linh, phủ nhận sự cứu rỗi  trọn vẹn qua sự hy sinh của Chúa Giê-su. Sửa đổi Kinh Thánh để minh bạch tín lư sai lầm. Các tín đồ phục vụ một cách hết ḷng, nhưng với động cơ sợ hăi, đến cuối đời cũng không dám chắc ḿnh được cứu. Giáo hội buộc tín đồ phải theo những quy định hết sức khắt khe không được nhắc đến trong Kinh thánh, như không được chào cờ, không được tổ chức mừng Chúa giáng sinh, phục sinh, không được tổ chức sinh nhật, không được đi học đại học cao đẳng, cảnh sát, tham gia quân đội hoặc tổ chức chính phủ, không được tiếp máu, ủng hộ máu, không được hành nghề trọn thời gian và hàng trăm cái không khác. Mang danh chứng nhân của Đức Chúa Trời, họ đi đến đâu là reo rắc nỗi kinh hoàng về “đạo Chúa”, khiến khi đạo Chúa thực đến, người đời từ chối một cách vô t́nh.

 

Kết luận

 

Bạn có thể gợi ư: Họ có thể lầm lẫn, nhưng ấy là những điều nhỏ thôi. Không đâu, những điều nhỏ ấy như mấy trái nho tẩm thuốc độc nằm ẩn kín trong một chùm nho xinh đẹp. Ai cho không chùm nho ấy tôi cũng không dám sờ tới.

 

Vậy v́ sao Chúa không diệt loại tà giáo ấy đi?

Điều Chúa không làm vậy minh họa cho sự nhân từ của Chúa. V́ ở một thời điểm nào đó, con người có thể bị lầm lạc nhưng Chúa sẽ mở đường thoát cho những ai mở ḷng học hỏi. Đó là trường hợp ông bà gia của tôi, sao khi theo hội Nhân Chúng GHV hàng chục năm, làm đến chức thầy và chấp sự trong hội, nhưng được Chúa giác ngộ nay trở nên những tín hữu cơ đốc vững mạnh. Sự tồn tại và phát triển như nấm của tà giáo chứng minh ngày tận thế tới gần, ngày Tái lâm của Chúa đă cận cửa. Khi các môn đệ hỏi ḍ: “Xin Thầy cho biết khi nào nhưng việc ấy sẽ xảy ra và cứ điểm nào Thầy sẽ quang lâm và ngày tận thế. Chúa trả lời: Anh em hăy coi chừng, đừng để ai lừa gạt, v́ sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: Chính Ta là Đấng Kitô – Chúa Cứu thế, và họ sẽ lừa gạt được nhiều người..”  Mathiơ 24:4,5

 

Muốn phân biệt đồng tiền giả chúng ta không thể chỉ nghiên cứu đồng tiền giả, bởi đồng tiền giả luôn thay đổi, ngày càng tinh vi hơn. Nếu chúng ta chịu khó t́m hiểu đồng tiền thật th́ khi gặp đồng tiền giả chúng ta sẽ nhận biết đuợc ngay. Để t́m hiểu thêm về giáo phái kia,  xin đọc tiếp theo bài “Trả lời Chứng Nhân Giê-hô-va”.

 

Những người theo chứng nhân GHV thật đáng thương, nhưng đạo và giáo sỹ của họ cần nên tránh một cách lịch sự nhưng cương quyết.

 Nguyễn Ngọc Lan

---------------------- ------------------------- ------------------- -------------------- -----------------

Tham khao them

http://www.geocities.com/le_thanh_y/nhanchunggiehova.htm

www.WatchTheTower.com

 


1. Ḷng nhiệt huyết, nhiệt tâm chưa đủ       

2. Lịch sử hội Nhân chứng Giê-hô-va

3. Khác biệt tín lư căn bản

4. Sửa đổi Kinh Thánh

5. Hậu quả một niềm tin lầm lạc

6. V́ sao Chúa không diệt tà giáo

Banluan.com Nhân chứng GHV/ trang chủ