TRẢ LỜI VỀ CHỨNG NHÂN GIÊ-HÔ-VA

 Nguyễn Ngọc Lan

 


 

A. Mở đầu: Phân biệt thật giả; đặc tính chung của tà giáo

B. Danh Chúa: Một danh hay nhiều danh?

b1 Danh Chúa: Nên dùng danh nào ?

C. Một Chúa hay ba Chúa?

c1. Minh họa ba Ngôi

c2. Bảng so sánh thần tính của Ba Ngôi Đức Chúa Trời

D. Giê-su, phải chăng Ngài  là Đức Chúa Trời?

E. Thánh Linh, Phải chăng Ngài là Đức Chúa Trời?

F. Phụ lục: các ngụy biện của hội nhân chứng JW

G. Kết luận: Những điều nên làm

Banluan.com Chứng nhân / trang chủ


 

 

A. Mở đầu

 

1. Phân biệt thật giả

Bạn có bao giờ thấy ai làm giả một tờ một hào không.? Không, v́ nó không có giá trị. Nhưng chắc có hàng ngàn người đă cố t́nh làm giả tờ 100 đô Mỹ.  Muốn tránh đồng tiền giả chúng ta phải biết rơ ràng đồng tiền thật. Muốn tránh tà giáo chúng ta phải biết rơ Kinh thánh. Qua cuốn sách nhỏ này chúng tôi mời bạn nghiên cứu, kiểm nghiệm những giáo điều mà nhân chứng Giê-hô-va tuyên xưng là chân lư và cưỡng ép mọi người đi lầm lạc theo con đường của họ.

 

Chúa Giê- su cảnh báo về ngày tận thế. “Sẽ có nhiều tiên giả xuất hiện, quyến rũ nhiều người vào con đường lầm lạc...”,  “Nếu có ai đến giảng dạy anh em mà không tin lời dạy của Chúa Giê-su, đừng rước họ vô nhà, đừng hoan nghênh họ. V́ tiếp rước họ là đồng lơa với họ” - Mathơ 24:24 và 1 Giăng 1:10

 

2. Đặc tính chung của các tà giáo.

 

1.      Xem thường địa vị và thần tánh của Chúa Giê-su và Đức Thánh Linh.

2.      Coi niềm tin nơi sự hy sinh của Chúa Giê-su chưa đủ làm đẹp ḷng Đức Chúa Trời, nhưng phải nhờ thêm công đức bản thân và gia nhập giáo hội nữa.

3.      Thêm bớt sửa đổi Kinh Thánh cho hợp tín lư của Giáo hội.

4.      Rất ngọt ngào khi mời mọc tham gia giaó hội, nhưng rất khắt khe, đe dọa, tẩy năo, kỷ luật để không chế thành viên

5.      Coi giáo hội là tiên tri, có thẩm quyền tối cao, là thầy giáo duy nhất của Đức Chúa Trời trên trần gian. Từ chối giáo hội ngang tội với việc từ chối Đức Chúa Trời...

 

 

 

3. Kinh Thánh cảnh cáo 3 điều nghiêm trọng:

Nhân chứng Giê-hô-va đều vi phạm ba điều ấy

 

a. Dùng danh Chúa một cách thiếu tôn kính: Chúa có nhiều danh hiệu, nhân chứng Giê-hô-va tôn danh này hạ danh kia.Tệ hơn, hành vi tôn giáo của họ khiến cho người đời khinh rẻ, xa lánh Danh của Chúa qua các hành vi tôn giáo của họ.

b. Phạm thượng đối với Chúa Giê-su và Đức Thánh Linh bằng cách phủ nhận địa vị Đức Chúa Trời ngôi hai và ngôi ba. Nhân chứng Giê-hô-va coi Chúa Giê-su là tạo vật, coi Đức Thánh Linh là sinh lực vô tri vô giác, chỉ được nhân cách hóa. Họ phạm thượng bằng cách chối không công nhận Giê-su và Thánh Linh là hai Ngôi Đức Chúa Trời

c. Sửa đổi Kinh Thánh cho phù hợp tín lư của họ

         

Sau đây là các lời cảnh báo trong Kinh Thánh:

 

1 " Các ngươi không được dùng tên Chúa Đức Chúa Trời ngươi một cách thiếu tôn kính, v́ Chúa không coi người dùng tên Ngài cách thiếu tôn kính là người vô tội." - Xuất Ê-gyt-tô kư 20:7.

2, "Ai bất chấp luật Mô-se, nếu có hai ba người làm chứng sẽ bị xử tử không thương xót. Huống hồ kẻ chà đạp Con Đức Chúa Trời, coi thường huyết giao ước đă thánh hóa ḿnh và xúc phạm Thánh Linh ban ân sủng thi anh chị em tưởng kẻ ấy không đáng bị h́nh phạt nặng nề hơn sao". -Hê-bơ-rơ 10:28,29

“Ai nói phạm cùng Đức Thánh Linh sẽ không được tha, cả trong đời này lẫn đời sau.”

3, "Ai thêm điều ǵ vào sách này th́ Đức Chúa Trời sẽ thêm cho kẻ ấy những tai họa được ghi trong sách này. Ai bớt những điều nào trong sách tiên tri này th́ Đức Chúa Trời cũng cất phần của người ấy trong cây hằng sống và thành phố thánh mà sách này đă ghi" -Khải huyền 22:19

 

 

 

B. DANH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

 

Danh của Đức Chúa Trời là ǵ? Phải chăng Giê-hô-va là danh hiệu duy nhất của Ngài? Chúng ta có thể đến với Ngài trong các danh khác được không? Các danh ấy có mang ư nghĩa ǵ không? Trong tiếng việt, gọi Chúa thế nào cho đúng lẽ: Đức Chúa Trời, Thiên Chúa, Thượng Đế hay Ông Trời? Làm thế nào để giữ điều răn "Chớ dùng danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời mà làm chơi".

 

I. Danh của Đức Chúa Trời.

 

Kinh Thánh được viết xuống bằng tiếng Hê-bơ-rơ (cựu ước) và Hi-lạp (tân ước), từ đó chúng ta dịch ra các ngôn ngữ khác.

 

Trong Cựu ước:

Trong tiếng Hê-bơ-rơ, có 9 danh từ được sử dụng với tư cách danh Đức Chúa Trời (God): Elohim, Eloah, El, Elah, Yehovah (Giê-hô-va), Tsur. Adon, Adonai, Yah.

(khác với những danh chỉ về các chúa tể, ông chủ, sĩ quan quân đội trong ṿng loài người là: Gebir, Shaliyish, Rab, Mare.)

Trong tiếng Hi-lạp, chỉ có 1 danh Đức Chúa Trời là Thêos, và 3 danh Chúa là Kurios, Kurieo, Rabboni, Despotes.

 

a, Eloah (Ê-lô-a)(56 lần trong Kinh Thánh) = God, Đức Chúa Trời. Eloah có nghĩa là Chúa Chí Cao, Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa.

 

b. Elohim. (Ê-lô-him) (2701 lần trong KT) là số nhiều của Eloah, có nghĩa là Gods, các Đấng, các Đức Chúa Trời. Thường các dịch giả bỏ chữ “các” đi, ám chỉ Đức Chúa Trời ngôi hiệp một, ví dụ ngay câu đầu tiên của KT, "Ban đầu Elohim (các) Đức Chúa Trời tạo nên trời đất." -Sáng thế kư 1:1. Để chứng minh cho tính số nhiều trong Danh Đức Chúa Trời, chúng ta hăy coi câu Sáng 1:26 " Elohim (các) Đức Chúa Trời phán rằng "Chúng Ta hăy làm nên loài người như h́nh Ta và theo tượng Ta..."

 

c. Yaveh hay Yehovah (Giê-hô-va) (6437 lần) Đức Chúa Trời Tự Hưũ Hằng Hữu, Chúa Đời Đời. Danh này xuất phát từ động từ “là - to be”. Mặc dù KT dùng các danh khác để nói về Đức Chúa Trời, người Do Thái coi đây là danh chính thức của Chúa, nhưng không dám xưng ra miệng v́ coi môi miệng họ không đủ thánh để nhắc đến. Khi viết xuống họ chỉ dám viết tắt qua 4 chữ cái: YHWH.

Khi dịch Yaveh ra tiếng Anh người ta dịch thành Lord (Chúa) và đọc là Giê-hô-va.

Khi KT kết hợp cả 2 danh Elohim và Yaveh  (ví dụ Sáng thế 2:15-55) người ta dịch thành the LORD GOD (supereme - eternal - Creator). Tiếng việt: Giê-hô-va Đức Chúa Trời, có nghĩa "Chúa - Chí Cao- Đấng Tạo Hóa - Đời Đời"            

Elohim ám chỉ về địa vị  của Đức Chúa Trời đối với tạo vật: God, Đấng Tạo Hóa, Đấng Chí Cao, Thượng Đế;  Đồng thời bởi là danh từ số nhiều, KT muốn nhấn mạnh về Ba Ngôi Thánh hiệp một.

Yaveh hay Giê-hô-va ám chỉ về tính tự hữu, hằng hữa, vĩnh cửu, đời đời của Ngài và  chủ quyền của Ngài đối với con người, đặc biệt là dân Do-thái và Cơ-đốc nhân: Lord, Master, Chúa, Chủ.

d. El (220 lần trong KT) Đấng Quyền năng, Đức Chúa Trời toàn năng. có lúc được dịch thành Đức Chúa Trời chí cao - Sáng thế 14:18-22.

Mặc dù El (tiếng việt Ê-li)chỉ được dùng 220 lần, so với Yaveh (Giê-hô-va) 6437 lần, Danh El cũng rất phổ biến trong ṿng dân I-xơ-ra-en. Ví dụ tên Israel (I-xơ-ra-en), có nghĩa là hoàng tử của Chúa (prince of God) - có chữ el đứng cuối nói về Chúa. Hay tên Samuel (Sa-mu-en) có nghĩa là Chúa nhậm lời, Chúa nghe; tên Daniel (Đa-ni-en) có nghĩa là Chúa là Đấng Phán Xét; Ezekel (E-xê-chi-ên) có nghĩa là Chúa tăng năng lực, Chúa thêm sức; Elisabeth - Chúa là lời thề của tôi; Elisha - Chúa là sự cứu rỗi tôi; Elijah - Chúa là Đức Chúa Trời, 

Bản thân Chúa Giê-su khi ở trên trần gian gọi Đức Chúa Trời bằng danh El: "Êli, Êli  La-ma-sa-bách-tha-ni - Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! sao Ngài ĺa bỏ tôi?" Mathiơ 27:45

e. Elah (76 lần trong KT) - một cách viết khác của Eloah (a) hay El (d) Người Do-thái thựng viết lái đi một chút đễ khỏi lặp đi lặp lại một danh.

f. Adon (215 lần trong KT) Chúa Toàn Quyền, Chúa Trị V́ hay Tể Trị, Chủ Tể (Sovereign Lord, Master, Ruler, Owner) Danh này ám chỉ tính sử hữu của Đức Chúa Trời, tất cả thế gian, tạo vật, linh hồn thuộc về Ngài.  (ngoài ra c̣n được dùng vài lần nói về chúa chủ trong loài người như chúa đất, chủ nô lệ)

g. Adonai (416 lần) là biến thể của Adon, có nghĩa là Chúa Tể của tôi. Adonai mang liên hệ cá nhân của ḿnh đối với Chúa. Cũng thường được ghép với danh Yaveh, Adonai Yaveh - Đức Chúa Trời Toàn Quyền của tôi.

h. Yah (44 lần chủ yếu trong sách Thi-thiên, và Isa 12:2, 26:4,28:11) tiếng việt: Gia có nghĩa là Chúa.

Mặc dầu chỉ được dùng 44 lần trong Kinh thánh nên người ta tưởng danh Yah không quan trọng lắm. Nhưng bạn có biết danh mà người ta hay dùng để ca ngợi Đức Chúa Trời chính lại là Yah, như trong câu Ha-lê-lui-gia, Hallelujah  - ngợi khen Đức Chúa Trời.

 

 

Trong tân ước

 

Tiếng Hi-lạp, chỉ có một danh duy nhất nói về Đức Chúa Trời là Theos, dùng 1284 lần, chưa kể đến những lần chữ Theos nằm trong từ kép như Theomacbeo - Đức Chúa Trời chiến đấu, Theodidactos - Đức Chúa Trời giáo dục... Tên Ti-mô-thê đến từ Timotheos có nghĩa là Sáng danh Đức Chúa Trời

 

“Theos” có nghĩa là Đấng Chí Cao tương tự như Elohim trong tiếng Hê-bơ-rơ. hay Đức Chúa Trời, Thiên Chúa, Thượng Đế trong tiếng việt và God trong tiếng anh.

Ngoài ra Theos ra, danh Chúa Lord được dịch ra từ Kurios (716 lần), Despontes (4 lần), Rabboni (1 lần), có nghĩa là Chúa tể, Chủ, Đấng Uy Quyền Tuyệt Đối, Thượng Đế.

 

II. Nhận xét.

 

1. Cũng như dân Do thái có nhiều danh nói về Đức Chúa Trời, mỗi danh ám chỉ một đặc tính, hay địa vị của Ngài, dân tộc Việt nam cũng có những danh khác nhau chỉ về một Đấng: Đức Chúa Trời, Thiên Chúa, Thượng Đế. Người Tin Lành dùng danh Đức Chúa Trời, đồng nghĩa với Thiên Chúa của Công Giáo. C̣n người ngoại thường dùng  danh Thượng Đế một cách phổ thông - có nghĩa là Ngôi Chí Cao, Đấng Chí Cao. Hoặc người ta cũng dùng danh Trời, Ông Trời  một cách kính sợ, mong chờ thương xót (Ông ở đây có nghĩa là Ngài). Có tín hữu cho rằng dùng danh Thượng Đế như người ngoại là sai, lại c̣n cho đó là danh gán cho ma quỷ, Sa-tan. Điều ấy chỉ ra sự thiếu hiểu biết và không chừng dính vô tội phạm thượng nữa.

 

2. Trong tân ước không có một chỗ nào dùng danh Elohim hay Yaveh ( Giê-hô-va) hay các danh khác trong tiếng Hê-bơ-rơ, kể cả trong các sách đặc biệt viết cho đọc giả Do-thái như Ma-thi-ơ, Rô-ma, Hê-bơ-rơ. Điều đáng ngạc nhiên hơn là tất cả các sứ đồ được Đức Thánh Linh cảm hứng để viết Tân ước lại là những người Do-thái nói tiếng Hê-bơ-rơ. Phải chăng Ngài muốn ám chỉ tất cả mọi người trên thế gian nên sử dụng danh Thánh trong ngôn ngữ mẹ đẻ của ḿnh để tôn thờ Chúa. Người Do-thái nên dùng Yaveh, El, Elohim, người Hi-lạp nên dùng Theos, người Mỹ, Anh dùng God, người Việt nam dùng Đức Chúa Trời, Thiên Chúa, hay Thượng Đế, Ông Trời v.v... Dùng tiếng nước ngoài để nói về Chúa chẳng khiến chúng ta gần gũi Chúa hơn hay thánh thiện hơn, so với những người "thờ Cha bằng tâm thần và lẽ thật." Sứ đồ Phao-lô nghiêm khắc phản kháng xu hướng "Do-thái hóa" bắt tín hữu dân ngoại phải theo các truyền thống phong tục luật lệ của người Do thái, - Công vụ 15. Khi các vị lănh đạo cực đoan gây áp lực buộc các tín hữu ngoại bang phải theo luật Mô-sê, các sứ đồ đă ra một nghị quyết không đ̣i hỏi ở họ ǵ hơn ngoài kiêng ăn của cúng thần tượng, huyết và thịt thú vật chết đột ngột và tránh tội tà dâm - Công vụ 15:29. Nay các nhân chứng khăng khăng đ̣i chúng ta phải xưng danh Giê-hô-va mới thiêng, thay v́ gọi Ngài là Đức Chúa Trời.

 

3. Kinh Thánh dùng rất nhiều danh Giê-hô-va (Yaveh) để ám chỉ Đức Chúa Trời, nên anh chị em tín hữu đừng ngại khi nghe đến danh ấy, đặc biệt qua môi miệng của các nhân chứng Giê-hôva. Tuy nhiên không phải đó là một danh duy nhất, hoặc thánh hơn các danh khác như El, Elohim, Theos, hay Đức Chúa Trời.

Trong câu Giăng 3:16, câu nói của Chúa Giê-su: "V́ Đức Chúa Trời yêu thương thế gian...'  Ở đây Kinh Thánh dùng chữ Theos chứ không dùng Yaveh.

 

4. Trong danh của Chúa có số nhiều như Elohim và số ít như Yaveh. Rất nhiều câu Kinh Thánh ghép cả hai danh với nhau, điều ấy minh họa ba ngôi Đức Chúa Trời và sự hiệp một của (các) Ngài. Khi bạn thấy cụm từ Giê-hô-va Đức Chúa Trời, (hay Đức Chúa Thiên Chúa theo KT công giáo), bạn biết đó là Yaveh Elohim, hay "Chúa, các Chúa"

Bạn nghĩ ǵ về câu Phục Truyền 6:2-4 "Hỡi I-xơ-ra-en! hăy nghe! Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một, không hai." Trong nguyên bản, "... Yaveh Elohim chúng ta là Yaveh có một không hai. Điều ấy có nghĩa là "Chúa, các Chúa của chúng ta là Chúa hiệp một." Tiếp đó, câu 3: "Ngươi phải hết ḷng, hết ư, hết sức  kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Một lần nữa Yaveh Elohim được dùng, ám chỉ "ngươi phải hết ḷng hết sức kính mến Chúa, các Chúa của ngươi." Xin bạn đọc tiếp cả chương 6 hay cả sách Phục truyền, hay cả Cựu ước, xem có ba nhiêu lần cụm từ Yaveh Elohim - Chúa, các Chúa, hay Giê-hô-va Đức Chúa Trời được dùng. Đơn giản nhất xin bạn hăy đếm trong 10 điều răn trong mười điều răn, (Xuất Ê-díp-tô 20:1-17 và Phục truyền 5:6-21) xem có bao nhiêu cụm từ như vậy.

 

4. Một trong 10 điều răn: "Chớ dùng danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời (Chúa, các Chúa) mà làm chơi." Làm chơi ở đây có những nghĩa như sau:

- Dùng danh Chúa để thề thốt, văng tục, như "Trời ơi", "Trời đánh, Thánh vật"

- Coi một trong các danh của Chúa thuộc về ma quỷ, hay coi trọng danh này mà khinh rẻ danh khác.

- Mang danh Chúa (tín hữu) mà c̣n làm những việc thất đức, bất chính.

- Lạm dụng danh của Chúa để quảng bá giáo hội đến mức người đời nghe thấy là muốn xa lánh.  Những nhân chứng Giê-hô-va đi gơ cửa các nhà cưỡng ép họ vô đạo, lấy tranh luận làm vũ khí và coi sự khước từ  làm phước hạnh v́ được chịu bắt bớ cho Giê-hô-va khiến mọi người xa lánh, coi thường danh Giê-hô-va đáng tôn thờ của chúa.

 

5. Nhân chứng Giê-hô-va không cho phép chúng ta cầu nguyện trong các Danh nào khác ngoài Danh Giê-hô-va. Xin hỏi họ Chúa Giê-su cầu nguyện trong danh ǵ khi Ngài dạy : "Lạy Cha chúng con ở trên Trời..." - Ma-thi-ơ 6:9. Thánh Linh cũng dạy chúng ta: "Abba, Thưa Cha..." - Roman 8:15

 

III. Nếu bạn cần biết thêm:

 

Danh Yaveh hay Giê-hô-va thường được nối với các danh khác để bày tỏ mô tả địa vị, tính cách, hoặc mối liên hệ của Ngài đối với con dân Chúa. Ví dụ:

a. Yaveh -Elohim: Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Chúa-các Chúa (hiệp một) hay Đức Chúa Đời Đời. Sáng thế 2: 4-25

b. Adonai- Yaveh: Chúa - Đấng Toàn Quyền, Chủ Tể, Sáng thế 15:2, 8)

c. Yaveh-Jireh: Chúa - Đấng cung ứng, Chúa thấy nhu cầu.  Sáng Thế 22:8-14,

d. Yaveh-Nissi: Chúa - Cờ xí của tôi, là sự đắc thắng của tôi, Xuất 17:15

e. Yaveh-Ropheka: Chúa - Đấng chữa lành. Xuất 15:26,

f. Yaveh - Shalom: Chúa - sự b́nh an tôi,  Quan xét 6:24

g. Yaveh- Tsitkeenu: Chúa - sự công nghĩa của tôi, Giê-rê-mi 23:6, 33:16

h. Yaveh-Mekaddishkem: Chúa - Đắng làm thánh hóa tôi. Ex 31:13

i. Yaveh-Saboath; Chúa - thống xoái vạn quân. 1Samuel 1:3, dùng 228 lần

j. Yaveh-Shammah. Chúa có ở đó, Chúa hiện diện. Exêchiên 48:35

k. Yaveh-Robi (or Roi): Chúa - Đấng chăn tôi. Thi thiên 23:1,

l. Yaveh-Hosenu: Chúa- Đấng sáng tạo tôi Thi-thiên 95:6

m. Yaveh-Eloheenu: Chúa - Đức Chúa Trời tôi. Thi 99:5

n. Yaveh-Eloheka: Chúa - Đức Chúa Trời ngươi. Xuất 20:2

o. Yaveh Elyon: Chúa Đấng Chí cao, Đấng ban phước

p. Yaveh-Elohay: Chúa-Đức Chúa Trời của tôi. Zachari 14:5

q. El Olam Đấng huyền bí, Đấng mặc khải, bày tỏ. Sáng 21:33

 

 

C. BA NGÔI ĐỨC CHÚA TRỜI

 

 

            Đức Chúa Trời là Đấng một ngôi hay ba ngôi? Có phải ba ngôi đó là một Vị thể hiện ở ba dạng khác nhau: khi th́ dạng Cha, khi th́ dạng Con, khi th́ dạng Thánh Linh hay không? Hay đây là ba vị riêng biệt, cùng tồn tại từ nguyên thủy, ngày nay cho đến đời đời? Phải chăng Các Vị ấy đều mang những đặc tính xứng đáng để chúng ta tôn vinh là Đấng, là Đức Chúa Trời?

           

Sự thực là:

 

            1, Không phải chỉ có một Đấng duy nhất mà có ba Đấng mang tư cách là Đức Chúa Trời:

 

a. Danh của Đức Chúa Trời mang số nhiều: Elohim có nghĩa là các Đức Chúa Trời. Danh này được dùng trên 2700 lần trong KT. Ngay trong câu đầu tiên của KT đă có Elohim - "Ban đầu Elohim (các Đức Chúa Trời) dựng nên trời đất. Nhân chứng Giê-hô-va nói rằng Đức Chúa Cha dựng nên Đức Chúa Con rồi mới cùng Con dựng nên trời đất. Nói như vậy là thiếu hiểu biết hoặc cố t́nh xuyên tạc chữ “ban đầu”.  Qua câu này chúng ta biết từ trước "ban đầu" đă có Đức Chúa Trời, chẳng do ai tạo nên, nhưng tự hữu hằng hữu. Hơn nữa, không phải chỉ có một Ngài mà có các Ngài, chính xác hơn có ba Ngài.

 

b. Trong Giăng 1:1 "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng với Đức Chúa Trời, Ngôi Lời là Đức Chúa Trời" Một lần nữa chúng ta thấy ngay từ thủa “ban đầu” đă có Đức Chúa Trời, không chỉ có một mà có ít nhất là hai. Ngôi Lời Đây chính là Chúa Giê-su thể hiện trong câu 14.

 

c. Trong nhiều đoạn KT Đức Chúa Trời không xưng Ta (số ít) nhưng xưng Chúng Ta (số nhiều), ám chỉ các Ngôi đang nói chuyện với nhau.

Elohim (các) Đức Chúa Trời phán rằng Chúng Ta hăy làm nên loài người như h́nh Ta và theo tượng Ta. Sáng Thế 1:26

"loài người đă thành một bực như Chúng Ta" -Sáng 3:22

“Thôi Chúng Ta hăy làm lộn xộn tiếng chúng nó” -Sáng 11:7

"Ai sẽ đi cho Chúng Ta?” -Esai 6:8

"Chúng Ta đều đến cùng người và ở trong người " -Giăng 14:23

"... để họ cũng hiệp một như Chúng Ta vậy"... Để họ cũng ở trong Chúng Ta..." ," ... đễ họ hiệp một như Chúng Ta vẫn là một ..." -Giăng 17:11,21,22

 

d. Nói về công tŕnh Sáng Tạo, không ai nghi ngờ về bàn tay của Đức Chúa Cha. Tuy nhiên ngay từ ban đầu đă có bàn tay của Thánh Linh: "Thần của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước." -Sáng 2:2, “Thần Chúa điểm trang các từng trời” -Gióp 26:13 và đă có bàn tay của Chúa Giê-su: "Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đă làm nên mà chẳng bởi Ngài." -Giăng 1:2 Vậy bạn thấy ở đây không chỉ một Đấng Tạo Hóa nhưng 3 Đấng.

 

2. Có phải ba Đấng là một Vị nhưng thể hiện ở các dạng khác nhau không?

 

Có nhiều người cho rằng thời Cựu ước có Chúa Cha, thời công nguyên có Chúa Giê-su, thời Tân ước có Thánh Linh. Nói vậy là sai bởi nếu ba vị chẳng qua là một vị, th́ v́ sao một vị ấy lại phán Chúng Ta.

 

Trong Kinh Thánh có những trường hợp ba vị cùng hiện ra một lúc.

Trong Cựu Ước, Sáng Thế kư chương 18:1-3 "Đức Giê-hô-va hiện ra cùng Áp-ra-ham... Áp-ra-ham nhướng mắt lên thấy ba người trước mặt... ông xấp ḿnh xuống đất thưa rằng: Lạy Chúa... Câu 9, "Các Đấng hỏi Áp-ra-ham, Sa-ra ở đâu?"...Ba người ở đây là ba Ngôi Đức Chúa Trời  trong h́nh thể con người cùng một lúc đến thăm Áp-ra-ham.

Trong Tân Ước, khi Chúa Giê-su chịu Báp tem, có tiếng Cha phán từ trên trời xuống "Này là Con yêu dấu của Ta, đẹp ḷng Ta mọi đàng." cùng lúc ấy có Thánh Linh giáng xuống Chúa Giê-su trong h́nh hài một con chim bồ câu. -Luca 3:21,22.

 

Chúng ta khẳng định rơ ràng "ba Ngôi hiệp một" chứ không phải "ba Ngôi là một".

 

3. Tai sao Kinh Thánh dùng danh từ Đức Chúa Trời với tư cách số nhiều (Elohim) nhưng dùng các động từ số ít?

 

Điều này không nói về một đấng duy nhất hay 3 đấng độc lập, nhưng nói về ba đấng hiệp một. Trong tất cả các ngôn ngữ đều có danh từ số ít nhưng mang tính chất tập thể, ví dụ gia đ́nh (family) hay đội (team). Trong câu “gia đ́nh tôi ăn tối lúc 6 giờ - my family eats at 6 o'clock” chúng ta thấy một tập thể hành động như một cá nhân và động từ số ít được dùng.

Trong câu Kinh thánh “ ...Hăy nhân danh Cha, Con và Thánh Linh làm lễ báp tem... In the name of Father, Son and Holy Spirit baptize”. Chúng ta thấy chữ danh là số ít (nhân danh name chứ không phải nhân các danh names) nhưng đại diện cho cả 3 Ngôi. Điều này một lần nữa khẳng định tính hiệp một của ba Ngôi.

Khi nói về ba vị độc lập chúng ta có khuôn mẫu toán học như sau

1 + 1 + 1 = 3

Khi nói về 3 Ngôi hiệp một chúng ta có khuôn mẫu toán học như sau:

1 x 1 x 1 = 1

 

4. Các ví dụ minh họa khác.

 

Chúng ta có thể dùng một minh họa như sau: Ví dụ Chúa Cha như nước đá, Chúa Con như nước lỏng, và Chúa Thánh Linh như hơi nước. Cả ba thể cùng mang một tính chất và cùng tồn tại một không gian một thời điểm. Bạn hỏi làm sao có thể có nước vừa lỏng, vừa đá lại vừa hơi ở một chỗ được. Nếu biết chút về vật lư bạn có thể làm một thí nghiệm như sau: Trong một b́nh thuỷ có một ít nước. Chúng ta hút không khí trong b́nh thủy ra tức là giảm áp xuất xuống, nước bắt đầu sôi ở nhiệt độ trong pḥng. Nếu chúng ta vừa giảm áp xuất, lại vừa giảm nhiệt độ, đến một thời điểm nào đó, nước có thể sôi ở nhiệt độ đóng băng. Khi đó chúng ta đồng thời có dạng băng, dạng lỏng và dạng khí. Ba dạng ấy khác nhau về h́nh thức vật lư nhưng giống nhau về cấu tạo nguyên tử (H2O). Cũng vậy ba Ngôi là ba Đấng khác biệt và cùng mang một tính cách mà chúng ta gọi là thần tính, chỉ có Đức Chúa Trời mới có. Ba Ngôi khác biệt cùng tồn tại một lúc và hoàn toàn hiệp một với nhau.

 

Một ví dụ thứ hai:

 

Ánh sáng màu trắng được tạo nên từ ba màu: đỏ, vàng và xanh tím than. Ba màu ấy khác biệt nhau về h́nh thức vật lư (tần số dao động), nhưng cùng mang một tính năng (Hạt photon và sóng điện từ). Khi hoà đồng được với nhau, cho chúng ta ánh sáng màu trắng.

Giả sử coi Đức Chúa Cha là ánh sáng màu đỏ, Đức Chúa Con là ánh sáng màu vàng, Đức Thánh Linh là ánh sáng màu tím than. C̣n màu trắng tượng trưng cho sự hiệp một của ba Đấng ấy mà chúng ta gọi là Đức Chúa Trời. Điều thú vị là màu trắng cũng được tượng trưng cho sự công nghĩa và màu đen tượng trưng cho tội lỗi. Vậy ở đâu có ánh sáng - có Đức Chúa Trời, ở đó có công nghĩa, c̣n ở đâu vắng bóng Ngài, ở đó đầy rẫy tăm tối và gian ác. Chỉ vắng bóng một trong ba phần thôi chúng ta đă thấy thiếu sự tuyệt hảo của ánh sáng ba màu rồi.

 

Ví dụ thứ ba:  Khi nh́n váo cái kiềng chúng ta thấy 3 chân. Chúng ta có thể h́nh dung Đức Chúa Trời ba Ngôi hiệp một như một cái kiềng, Trong đó Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Linh như ba cái chân của cái kiềng ấy.

 

Khi nh́n lá cây trên quốc kỳ Canada, hay lá cây Shamrock (biểu tượng cho ngày lễ thánh Patric, biểu tượng của nước Ai-len, Ái nhĩ lan), chúng ta có thể nói đây là một cái lá, hay ba lá hiệp một đều đúng. Sự thực là có ba phần khác biệt, giống hệt nhau về tính chất, nhưng nằm ở 3 vị trí khác nhau, hiệp thành một cái lá lớn. Nếu chúng ta coi Đức Chúa Trời như là cái lá lớn, c̣n mỗi phần của cái lá ấy là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh, chúng ta sẽ hiểu thêm khái niệm Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một. Nhấn mạnh, ba Ngôi hiệp một chứ không phải ba Ngôi là một.

 

Ví dụ thứ tư: Có một công ty có ba anh em sinh ba làm chủ. Khi nói về ban giám đốc công ty, chúng ta chỉ thấy có một. Khi nói về các ông chủ, chúng ta thấy có ba. Cả ba người có địa vị, quyền hạn, lợi tức giống hệt nhau, nhưng đóng vai tṛ mang trách nhiệm khác nhau trong công ty. Nếu coi cả thế gian, vũ trụ này là một công ty khổng lồ, chúng ta thấy ban giám đốc là Đức Chúa Trời hiệp một và trong ban giám đốc có ba Đấng: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh.

 

Ví dụ thứ năm: Một gia đ́nh trọn vẹn gồm có ít nhất là ba người: cha, mẹ, và con. Ba cá nhân riêng biệt, hiệp lại thành gia đ́nh. Ví dụ này bị hạn chế bởi cha mẹ phải có trước con, và thông minh, tài giỏi hơn con, trong khi ba ngôi Đức Chúa Trời đều cùng tồn tại từ cơi đời đời và ngang bằng với nhau. Tuy nhiên, ví dụ này lại có ưu điểm là minh họa t́nh thương yêu, sự hiệp một trong một gia đ́nh gương mẫu. Mặt khác nếu ai hỏi gia đ́nh là cái ǵ (what), câu trả lời: Gia đ́nh là tổ hợp của ba nhân vật... Nếu họ hỏi trong gia đ́nh có những ai (who), câu trả lời: gia đ́nh gồm có người cha, người mẹ, người con. Cũng vậy nếu hỏi về "khái niệm", chúng ta có Đức Chúa Trời hiệp một. Nếu hỏi về "nhân vật", về đấng, chúng ta có Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Linh.

 

Đức Chúa Trời là Đấng Siêu Nhiên, làm sao chúng ta có thể hiểu nổi theo giác quan và trí tuệ của loài người, cũng như con kiến làm sao hiểu nổi một họa sĩ và công việc của ông. Dùng ví dụ về nước, ánh sáng, cái kiềng, lá cây, công sở, gia đ́nh để mô tả về ba Ngôi thật hết sức bất đắc dĩ, xin Chúa tha thứ và mong quư vị thông cảm, tạm chấp nhận.

 

Bảng so sánh các thần tính của ba Ngôi Đức Chúa Trời

 

 

 

Thần tính

Đức Chúa Cha

hay Đức Chúa Trời nói chung

Đức Chúa Con

hay

Đức Chúa Giê-su

Đức Thánh Linh

Vĩnh cửu, đời đời tự hữu, hằng hữu

Từ quá khứ vô hạn đến đời đời, Chúa măi măi vẫn là Thượng Đế -Thi thiên 90:2 

Ta là Đấng trước hết, và là Đấng sau cùng -Khải 1:8,17 

... huyết Đấng Christ, là Đấng nhờ Đức Thánh Linh đời đời -Hebơrơ 9:14    

Toàn năng

nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời -1Phierơ 1:5

hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi -2Côrintô 12:9

bởi quyền phép của Thánh Linh Đức Chúa Trời -Rôma 15:19

Toàn tri

(thông biết mọi sự)

Ta, Đức Giê-hô-va, ḍ xét trong trí, thử nghiệm trong ḷng -Giêrêmi 17:10

ta là Đấng ḍ biết ḷng dạ loài người

-Khải 2:23

Thánh Linh ḍ xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa- 1Côrintô 2:11

Toàn tại (hiện diện mọi nơi)

Há chẳng phải ta đầy dẫy các từng trời và đất sao? -Giêrêmi 23:24

V́ nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nhau lại, th́ ta ở giữa họ. -Mathiơ 18:20

Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa? -Thi thiên139:7 

Thánh khiết      

V́ một ḿnh Ngài là thánh -Khải 15:4

Các ngươi đă chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công b́nh -Công vụ 3:14

Theo Thần linh của Thánh Đức, Spirit of Holiness -Rôma 1:4            

 

Sự thực, lẽ thật

Đấng đă sai ta đến là thật, -Giăng 7:28

Nầy là lời phán của Đấng thánh, chân thật -Khải 3:7

Đức Thánh Linh tức là lẽ thật. -1 Giăng 5:6

Tốt lành, thiện

nhận biết ḷng nhân từ của Đức Chúa Trời -Rôma 2:4 

hăy yêu vợ ḿnh, như Đấng Christ đă yêu Hội thánh -Êphêsô 5:25 

Chúa cho Thần Linh Chân Thiện dạy dỗ họ -Nêhêmi 9:20 

Liên hệ tương giao

được giao thông với Đức Chúa Cha -1Giăng 1:3 

được giao thông... với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ -1Giăng 1:3 

Nguyện sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy! -2Côrintô 13:14 

 

  

Riêng về tính khánh thiết chúng ta không thấy Kinh Thánh gọi ai là thánh ngoài Đức Chúa Cha, Đức  Chúa Con và Thánh Linh. Ngay cả đến các thiên sứ cũng không được gọi thánh thiên sứ hay holy angel.  “ Ḱa Đức Chúa Trời không tin cậy các tôi tớ Ngài, Ngài thường trách sự điên dại của thiên sứ Ngài” -Gióp 4:18; 15:15; “Kia mặt trăng không chiếu (đủ) sáng, các ngôi sao chẳng tinh sạch trước mặt Ngài.” -Gióp 25:6.

 

D. Phải chăng Giê-su  là Đức Chúa Trời (ngôi hai)?

 

Như phần trước đă dẫn chứng về việc Chúa Giê-su đă có từ thủa ban đầu, "ở cùng với Đức Chúa Trời và là Đức Chúa Trời" -Giăng 1:1. Ngài là một trong các Đấng Tạo Hóa, -Giăng 1:2, Cô-lôse 1:15-17.

Sau đây tôi sẽ chỉ ra một số câu Kinh Thánh chứng tỏ về địa vị ngang bằng của Chúa Giê-su với tư cách là Đức Chúa Trời ngôi hai.

 

1. Chúa Giê-su là Anpha - Ômêga, Đấng đầu tiên và cuối cùng.

 

Danh này chỉ dành cho Đức Chúa Trời. "Đức Giê-hô-va là vua là Đấng cúu chuộc I-xơ-ra-en, là Đức Giê-hô-va vạn quân phán rằng ta là đầu tiên và cuối cùng, ngoài Ta ra không có Đức Chúa Trời nào khác." Êsai 44:6. Ai không phải là Đức Chúa Trời mà dám xưng ḿnh Anpha -Ômêga, Đầu tiên và Cuối cùng chính là kẻ phạm thượng. Trong Khải huyền có những câu sau đây: "Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng đă có, hiện có và c̣n đến là Đấng toàn năng, phán rằng Ta là Anpha và Ômêga, Đấng Đầu tiên và Cuối Cùng (1:8). Ta là Đấng Trước Hết và là Đấng Sau Cùng và là Đang Sống, Ta đă chết ḱa nay Ta sống đời đ̣i cầm ch́a khóa của sự chết và Âm phủ.(1:17-18). "Này Ta đến mau chóng... Ta là Anpha và là Ômêga, là thứ nhất và sau chót, là đầu và là rốt (21:12-13)

Trong các câu trên chúng ta tự hỏi ai là Đấng đă chết và sống lại? Ai là Đấng sẽ tái lâm. Phải chăng Đấng đó là Giê-su. Câu trả lời này được khẳng định qua Khải huyền 22:16 "Ta là Giê-su". Nếu Giê-su không phải là Anpha và Ômêga, Đấng Đầu Tiên và Cuối cùng th́ Ngài đă phạm thượng qua câu trên. Nhưng nếu Ngài thực như lời Ngài nói th́ Giê-su không phải là ai khác nhưng chính là Đức Chúa Trời (ngôi hai).

 

2. Đức Chúa Cha gọi Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời:

 

Thi-thiên 100:1" Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa Tôi" Bạn muốn biết nguyên bản tiếng Hê-bơ-rơ  như thế nào không? "Giê-hô-va phán cùng Adonai." Adonai cũng là một danh của Đức Chúa Trời, có nghĩa là Đức Chúa Trời của tôi.

Công vụ 2:34,35: "Chúa đă phán cùng Chúa tôi" nguyên bản tiếng Hi-lạp, Kurios phán cùng Kurios tôi". Kurios có nghĩa là Chúa.

Câu sau đây là một ví dụ tuyệt vời: "Nhưng về Con th́ lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa c̣n măi đời nọ qua đến đời kia." -Hê-bơ-rơ 1:8

Câu này cũng được ghi trong Thi thiên 45:6-7 "Hỡi Đức Chúa Trời,  Ngôi Chúa c̣n măi đời nọ qua đời kia. "  Bạn muốn biết nguyên bản tiếng Hê-bơ rơ không, xin đọc ở đây: “Hỡi Elohim, Ngôi Elohim c̣n đến đời đời...." Elohim là số nhiều của Đức Chúa Trời trong đó có Chúa Giê-su, nhưng câu này đặt biệt nói về Chúa Giê-su như phần đầu của câu Hê-bơ-rơ 1:8

 

Bản thân Chúa Giê-su tự xưng ḿnh bằng danh Thánh -Mathiơ:7:21,22; 21:3, Chúa Thánh Linh cũng xưng Chúa Giê-su bằng danh Thánh -Mathiơ 22:43-45, Malach 3:1, Công vụ 2:36, các tiên tri cũng gọi Ngài bằng danh Thánh -Esa 40:3 Mathiơ 3:3, Malachi 3:1, Mac 1:2 luca 2:27,  các thiên sứ, ma quỷ cũng gọi Ngài bằng danh Thánh- Luca 2:11, Mác 5:6 .

Đặc biệt khi ma quỷ dụ Chúa Giê-su nhảy từ trên lầu cao xuống, Chúa Giê-su phán rằng ngươi chớ thử Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.  Tiếp đó hắn dụ Chúa cúi đầu thờ hắn, Chúa phán: "Ngươi phải thờ phượng Đức Chúa Trời ngươi và chỉ hầu việc Ngài mà thôi." Khi nghe Chúa liên hệ ḿnh với tư cách là Đức Chúa Trời làm ma quỷ phải run sợ. -Mathiơ 4:7,10

 

3. Chúa Giê-su coi ḿnh ngang hàng với Đức Chúa Trời,

 

"Bởi cớ đó, dân Giu-đa càng kiếm cách nữa để giết Ngài, chẳng những v́ Ngài phạm ngày Sa-bát thôi, mà lại v́ Ngài gọi Đức Chúa Trời là Thân Phụ ḿnh, làm ra ḿnh bằng Đức Chúa Trời. " -Giăng 5:18

"Người Giu-đa trả lời rằng: Ấy chẳng phải v́ một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng v́ lỗi lộng ngôn: Ngươi là người, mà tự xưng là Đức Chúa Trời." -Giăng 10:33

"Ta với Cha là một" -Giăng 10:30

"Ví bằng các ngươi biết ta, th́ cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết và đă thấy Ngài, Ai đă thâư Ta th́ đă thấy Cha Ta" –Giăng 14:7,9

"Quả thật, quả thật, Khi chưa có Áp-ra-ham đă có Ta" -Giăng 8:58. " Trong tiếng Anh: "Before Abraham, I am". Chữ I am ở đây vừa mang nghĩa đă có Ta hiện hữu, hiện diện lại vừa mang danh Giê-hô-va của Đức Chúa Trời (Xuất 3:14) “ I Am that I Am” “ Ta là Đấng Ta Là, Đấng Tự Ta, Đấng Tự Hữu, Hằng Hữu v.v.... Chúng ta có thể xưng danh Ngài là Đức Giê-hô-va hay là Đức "I Am" , Đấng "Ta Là" cũng được. Vậy ở đây khi Chúa Giê-su xưng ḿnh là "I Am" Chúa xưng ḿnh là Đức Chúa Trời. Cụm từ "quả thật, quả thật" nhấn mạnh điều Chúa muốn nói ra. Danh I Am được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong Tân ước, đặc biệt trong sách Giăng, ví dụ Giăng 13:13 “Các ngươi gọi ta bằng Thầy bằng Chúa; các ngươi nói phải, v́ ta thật vậy”(You call Me Teacher, and Lord. You are right,- so I Am,"

Hơn ai hết, người Do-thái rất kỵ thờ thần tượng và đa thần. Họ biết chắc chỉ có một Đức Chúa Trời vậy ai tuyên bố ḿnh là Đức Chúa Trời hay bằng Đức Chúa Trời là phạm một tội nghiêm trọng nhất, đó là tội lộng ngôn, phạm thượng. Đối với việc Giê-su xưng ḿnh là “I Am” chúng ta có thể chọn một trong hai kết luận:

a, đồng t́nh với người Do-thái, coi Giê-su phạm thượng

b. đồng t́nh với Chúa Giê-su, bởi Ngài "chưa hề phạm tội, trong Ngài không thấy có một chút chi dối trá" 1 Phi-e-rơ 2:22

Bạn chọn quyết định nào?

 

4. Chúa Giê-su là một trong các Đấng tạo hóa.

 

"V́ muôn vật đă được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và v́ Ngài mà được dựng nên cả.  Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài. Côlôse 1:16

"Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đă làm nên mà không bởi Ngài.   Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người." Giă 1:3,4

 

5 Các tiên tri nói về Ngài với tư cách là Đức Chúa Trời

 

Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Emanuel (Em-ma-nu-ên) -Êsai 7:14, Em-ma-nu-en có nghĩa là Đức Chúa Trời  ở cùng. Chữ En (El) là danh Đức Chúa Trời

V́ có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa B́nh an. -Êsai 9:6,7

Đấng Lạ lùng -Luca 18:19, Đấng Mưu Luận -Thi 16:7,  Đức Chúa Trời quyền năng, Cha Đời Đời (Giăng 10:30), Chúa B́nh an  (Yaveh – Shalom) Chúa - sự b́nh an tôi -Quan xét 6:24 là các danh hiệu chỉ có Đức Chúa Trời mới có. Ở đây tiên tri đang nói về Chúa Giê-su.

 

6. Chúa Giê-su tiếp nhận sự thờ phượng của con người.

 

Không ai được phép thờ thần tượng, hay thờ lạy người phàm.  Khi Cọt-nây gặp Phi-e-rơ, ông phục xuống dưới chân người mà lạy. Nhưng Phi-e-rơ đỡ người dậy, nói rằng: "ngươi hăy đứng dậy, chính ta cũng là  người mà thôi". Cũng vậy thánh Phao-lô ngăn cản dân thành Lít-rơ khỏi thờ lạy ḿnh: "hỡi các bạn sao làm điều đó. Chúng tôi chỉ là loài người giống như các ngươi..." Công vụ 10:26   ; 14:15.

 

Trong Khải huyền 19:9-10, khi thánh Giăng thấy thiên sứ nên vội vă gieo ḿnh xuống dưới chân người đằng thờ lạy. Song người phán rằng"hăy giữ lấy, đừng làm vậy.... Hăy thờ lạy Đức Chúa Trời."

Chính Chúa Giê-su đă nghiêm khắc phán một câu Kinh Thánh: "Ngươi phải thờ phượng Đức Chúa là Đức Chúa Trời ngươi thôi." Mathiơ 4:10.

 

Nếu Giê-su không phải là Đức Chúa Trời v́ sao Ngài dám nhận sự thờ phượng của người đời. Sau đây là một vài ví dụ:

Thô-mas thưa rằng: "Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi".  (Giăng 20:28),

Người mù sau khi được Chúa chữa lành thưa Chúa, "Lạy Chúa con tin", bèn xấp ḿnh trước mặt Ngài. Giăng 9:38

Các môn đồ khi thấy Ngài th́ thờ lạy Ngài, -Mathiơ 28:17

 

Tạo vật phải thờ phượng tạo Đấng Tạo Hóa. Khi  nhân chứng Giê-hô-va nói Giê-su là tạo vật, có bao giờ họ chứng minh được việc Giê-su thờ phượng Đức Chúa Trời không? Nếu không th́ chính Ngài là Đức Chúa Trời Ngôi Hai.

 

 

7. Chúa Giê-su tha thứ tội lỗi.

 

Chúng ta có thể tha thứ cho nhau về những tội xúc phạm đến ḿnh. Không ai có quyền tha thứ tội lỗi xúc phạm đến Đức Chúa Trời, ngoài Đức Chúa Trời. Ai làm việc ấy là phạm thượng.

Đức Chúa Jêsus thấy đức tin họ, bèn phán cùng kẻ bại rằng: Hỡi con ta, tội lỗi ngươi đă được tha.   Vả, có mấy thầy thông giáo ngồi đó, nghĩ thầm rằng:   Sao người nầy nói như vậy? Người nói phạm thượng đó! Ngoài một ḿnh Đức Chúa Trời, c̣n có ai tha tội được chăng? -Mác 2:5-7

Ông bị bại ở đây đă gây tội với ai? Chúng ta biết tất cả chúng ta đều mắc tội. Mọi tội lỗi  phạm đến người hay thiên nhiên, dù nhỏ hay lớn đều phạm đến Đức Chúa Trời. Tuy nhiên trong hành động cụ thể này, bệnh nhân chắc đă mắc một tội rất nghiêm trọng đối, trực tiếp đối với Đức Chúa Trời. Bạn thử nghĩ trong ṿng chúng ta có ai hỗn hào với cha mẹ ḿnh mà trở nên bại liệt không? Nếu Chúa Giê-su không phải là Đức Chúa Trời làm sao Chúa có thể tha thứ tội thay cho Đức Chúa Trời được?

Các trường hợp Chúa tha tội khác như trong -Luca 7:48, ; 19:1-8; 23:43 Giăng 8:11

 

8. Quyền năng trên tạo vật, thiên nhiên

 

Chúa Giê-su Sáng tạo  và duy tŕ ra vũ trụ và muôn vật. -Cô-lô-se 1:16, Giăng 1:3,4

Chúa Giê-su khiến cho băo táp trở nên yên lặng, Chúa đi bộ trên biển, Chúa chữa lành cách bệnh hiểm nghèo, Chúa khiến kẻ chết sống dậy.

 

Nhân chứng Giê-hô va nói rằng Chúa Giê-su quyền năng chứ không toàn năng. Bạn có biết nhiều chỗ trong Kinh Thánh việt nam, Đức Chúa Trời được gọi là Đức Chúa Trời quyền năng. ví dụ Phục truyền 10:17, Nêhêmi 9:32, Êsai 9:6; 10:21 Giêrêmi 32:18 . Vậy ở đây chúng ta có thể nói rằng Đức Chúa Trời chỉ có quyền năng chức không toàn năng hay sao? Không. Hễ nói về Đức Chúa Trời, quyền năng hay toàn năng là cùng một nghĩa (tiếng Hêbơrơ: gibbôwr). Trong Khải Huyền 1:18, chúng ta xác định được Anpha và Ô-mê-ga, Đấng đầu Tiên và Cuối cùng chính là Chúa Giê-su (v́ chỉ Ngài mới đă chết, nay sống lại), Trong Khải Huyền 1:8, chúng ta thấy Đấng Anpha và Ô-mê-ga là Đức Chúa Trời toàn năng. Đây là bằng chứng về Chúa Giê-su toàn năng.

 

9. Sự Sống lại.

Nếu Chúa Giê-su tự ngộ nhận ḿnh là Đức Chúa Trời, chắc chắn thân xác Ngài đang c̣n nằm trong ḷng đất xứ Do thái.  Bản thân Ngài không thể tự sống dậy, Đức Chúa Cha không khiến Ngài sống dậy và Chúa Thánh Linh cũng không đếm xỉa đến số phận của một tự lừa ḿnh và dối người như vậy.

Tuy nhiên sự kiện Chúa Giê-su sống lại là một bằng chứng hùng hồn, không những nói lên địa vị Đức Chúa Trời của Chúa Giê-su, nhưng chỉ ra sự hiệp một của ba Ngôi. Bạn giải thích như thế nào khi chính Kinh Thánh cho biết cùng một hành động mà có cả ba Vị thực hiện: Cha, Con và Thánh Linh. Hầu hết các câu Kinh Thánh nói về Đức Chúa Trời (chung ba Ngôi) khiến Chúa Giê-su sống lại như Công vụ 17:30, Rôma10:10. Có những câu khác chỉ ra một cách cụ thể Cha làm con sống lại, Con tự làm ḿnh sống lại và Thánh Linh làm Con sống lại.

            a. "Đức Chúa Trời (Theos) đă khiến Người từ kẻ chết sống lại..." -Công vụ 17:30. Rôma 10:10. Ở đây, không nói riêng về ngôi nào nhưng nói về Đức Chúa Trời ba Ngôi hiệp một khiến cho Chúa Giê-su sống dậy.

            b.  "... chờ đợi Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus mà Ngài đă khiến từ kẻ chết sống lại..." -1 Thêsa 1:19. Ở đây Đức Chúa Cha khiến Chúa Giê-su sống dậy.

            c. "... Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hăy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày Ta sẽ dựng lại! ... Ngài nói về đền thờ của thân thể ḿnh... sau khi Ngài được từ kẻ chết sống lại rồi, môn đồ gẫm Ngài có nói lời đó, th́ tin Kinh thánh và lời Đức Chúa Jêsus đă phán." -Giăng 2:19. Ở đây Chúa Giê-su phán Ngài sẽ tự làm cho ḿnh sống dậy.

            d. "... Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ..."  -Rôma 8:11. Ở đây Chúa Thánh Linh khiến Chúa Giê-su sống dậy.

 

 

Tham khảo thêm: Các câu Kinh Thánh khác nói về Chúa Giê-su với tư cách là Đức Chúa Trời.

 

“Ấy chính Ngài là h́nh ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được ...V́ chưng Đức Chúa Trời đă vui ḷng khiến mọi sự đầy dẫy của ḿnh chứa trong Ngài  ... V́ sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng Christ”  -Côlôsê 1:15,19, 2:9

 

"Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng"   -Michê 5:2

"Cha ôi! Bây giờ xin lấy sự vinh hiển Con vốn có nơi Cha trước khi chưa có thế gian mà làm vinh hiển Con nơi chính ḿnh Cha". Giăng 17:5

"Chúa Cứu Thế đă có từ ban đầu, từ trước khi sáng tạo vũ trụ, thế mà chính mắt tôi đă được hân hạnh thấy Chúa, chính tai tôi đă nghe Chúa dạy và tay tôi đă rờ Chúa. Chúa là Lời Hằng Sống của Thượng Đế.  Sự Sống đă đến trần gian và chúng tôi xin xác quyết chúng tôi đă thấy Sự Sống ấy: tôi nói về Chúa Cứu Thế, Nguồn Sống vĩnh cửu! Ngài ở với Chúa Cha và đă xuống đời, sống với chúng tôi. -1 Giăng 1:1,2

"Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời.   Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời.  -Giăng 1:1,2

"Ngài vốn có h́nh Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự b́nh đẳng ḿnh với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ;   chính Ngài đă tự bỏ ḿnh đi, lấy h́nh tôi tớ và trở nên giống như loài người;   Ngài đă hiện ra như một người, tự hạ ḿnh xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự." -Philip:5,6

“Nhưng chúng ta biết Con Đức Chúa Trời đă đến, Ngài đă ban trí khôn cho chúng ta đặng chúng ta biết Đấng chân thật, và chúng ta ở trong Đấng chân thật, là ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, Con của Ngài. Ấy chính Ngài là Đức Chúa Trời chân thật và là sự sống đời đời." -1Giăng 5:20

"...chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ, -Tit 2:13

"... nguyền Đấng có thể ǵn giữ anh em khỏi vấp phạm và khiến anh em đứng trước mặt vinh hiển ḿnh cách rất vui mừng, không chỗ trách được,  là Đức Chúa Trời có một (ba ngôi), là Cứu Chúa chúng ta, bởi Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa chúng ta, được sự vinh hiển, tôn trọng, thế lực, quyền năng thuộc về Ngài từ trước vô cùng và hiện nay cho đến đời đời! A men."

 

"Anh em hăy giữ lấy ḿnh, và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đă lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn Hội thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đă mua bằng chính huyết ḿnh." Công vụ 20:28. Chữ ḿnh tương đương trong tiếng Anh "own". Hăy để ư 4 phần:

1- "hội thánh của Đức Chúa Trời

2. mà Ngài đă mua"

3- "bằng huyết máu"

4- "ḿnh".

Phần đầu và phần giữa nói về Đức Chúa Trời cón phần giữa nói về nói về Đức Chúa Trời, phần sau nói về Chúa Giê-su. Phải chăng Chúa Giê-su cũng là Đức Chúa Trời?

 

E. Phải chăng Thánh Linh

là Đức Chúa Trời (Ngôi Ba)

 

 

Chúng ta đă nghiên cứu Kinh thánh và thấy trong Đức Chúa Trời không chỉ có một Ngôi nhưng ba Ngôi. Một trong ba ngôi ấy là Đức Chúa Thánh Linh. Chúng thấy Ngài cũng có các thần tính như Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con trong bảng so sánh phần phụ lục. Sau đâu có một số câu Kinh Thánh khác minh họa cho lư luận trên.

 

1. Nói dối với Đức Chúa Thánh Linh là nói dối với Đức Chúa Trời.

 

Trong Công vụ 5:3-4, Phi-e-rơ mắng vợ chồng A-na-nia và Sa-phi-ra: “.... Đến nỗi cái ngươi nói dối cùng Đức Thánh Linh.... ấy chẳng phải các ngươi nói dối loài người nhưng nói dối cùng Đức Chúa Trời.”

 

2. Đức Chúa Thánh  linh có mặt và tham gia công tác tạo hóa.

“Thần của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.” -Sáng thế 2:2

 

Ở đây hội nhân chứng Giê-hô-va sửa Kinh thánh từ chữ thần của Đức Chúa Trời thành “sinh lực khí hay active force” của Đức Chúa Trời, như vậy hạ Đức Thánh Linh từ Đấng có nhân cách, xuống thành một lực vô tri vô giác (như điện gió v.v...). Nếu chúng ta có thể thay chữ thần, linh bằng chữ sinh lực khí th́ v́ sao không thay hết 500 từ ấy trong Kinh thánh đi? Không cần lấy ví dụ xa lạ, ngay sau câu Sáng thế 2:2 là câu Sáng thế 6:3, hội nhân chứng Giê-hô-va quên không sửa Thần của Ta thành “sinh lực của Ta”.                                           

 

3. “Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài th́ phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy” -Giăng 4:24

“Vả, Chúa tức là Thánh Linh, Thánh Linh của Chúa ở đâu, th́ sự tự do cũng ở đó.  Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nh́n xem vinh hiển Chúa như trong gương, th́ hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh”. -2 Côrintô 3:17,18

Nếu có thể sửa Thần, Linh, Thánh Linh thành sinh lực khi, bạn nghĩ ǵ về “Đức Chúa Trời là sinh lực” và “bởi Chúa là thánh sinh lực khí “ trong các câu KT mà hội Nhân chứng Giê-hô-va cải biến trên?

 

4. Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hăy sai tôi. -Esai 6:8-10

Trong công vụ 28:25 Kinh thánh cũng viết về sự kiện này nhưng không dùng chữ Chúa mà dùng Thánh Linh. “Đức Thánh Linh đă phán phải lắm khi Ngài dùng đấng tiên tri Êsai mà phán cùng tổ phụ các ngươi...” Công vụ 28:25-27

 

Phải chăng Kinh Thánh viết sai, hay Thánh Linh cũng là Chúa?

Nếu Thánh Linh chỉ là sinh lực khí th́ sao Kinh thánh lại gọi là Ngài?

 

 5. Đấng yên ủi.

 

Chúa Giê-su phán.: “Ta sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một thần yên ủi khác để ở với các ngươi cho đến đời.” Giăng 14: 16. Thần yên ủi ở đây nói về Chúa Thánh Linh.

Tuy nhiên Chúa Giê-su c̣n thêm chữ khác. Nếu Chúa Giê-su không dùng chữ khác th́ chúng ta hiểu chỉ có một Thần yên ủi, nhưng chữ khác ở đây chỉ ra ít nhất có hai thần yên ủi. Nếu Chúa Giê-su không ám chỉ vị thần  yên ủi thứ nhất là Cha th́ Chúa cũng ám chỉ bản thân ḿnh, là Đấng sắp rời thế gian ra đi.

Xin giở 2Côrintô 1:3-5 “ Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi,   Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhân sự yên ủi mà Ngài đă yên ủi chúng tôi, th́ chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp!   V́ như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi thể nào, th́ sự yên ủi của chúng tôi bởi Đấng Christ mà chứa chan cũng thể ấy.

Phải chăng chúng ta thấy cả Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con đều là Đấng Yên Ủi trong câu trên. Nay chúng ta lại được biết thêm một Đấng an ủi Khác là Đức Chúa Thánh Linh ở câu Giăng 14:16.

 

Các thần-nhân tính của Chúa Thánh Linh

 

Đă là lực th́ không có thần-nhân tính, tức là vô tri vô giác, như điện lực, thủy lực v.v...

Có lực nào được gọi là Ngài không? Hay có lực nào có lư trí, có trí tuệ, thông hiểu, có t́nh yêu và có sự buồn phiền không? Có lực nào chúng ta có thể nói dối, xem thường hay phạm thượng không? Không, trừ phi đó là nhân hay thần.

 

a. Thánh Linh được gọi là Ngài, “Khi Ngài đến Ngài sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, sự công b́nh và sự phán xét...” -Giăng 16:8.

Tiếng Hi-lạp là ngôn ngữ được dùng để viết Kinh thánh, có giống đực, giống cái và giống trung như tiếng anh. Danh từ Thánh Linh luôn được dùng trong giống đực. Chính v́ vậy mà chúng ta có thể mạnh dạn gọi Thánh Linh là Ngài chứ không là “nó” hay “thứ ấy”.

 

 

b. Ngài có lư trí, mục đích: “Mọi điều đó là công việc của đồng một Đức Thánh linh mà thôi theo ư Ngài muốn...” -1 côrintô 12:11

 

c. Ngài có trí tuệ:

“Chúa cũng ban cho chúng Thần Linh lương thiện của Chúa để dạy dỗ chúng... “ -Nêhêmi 9:20

 

d. Ngài có sự thông hiểu:

Đức Chúa Trời đă dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, v́ Đức Thánh Linh ḍ xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa.   Vả, nếu không phải là thần linh trong ḷng người, th́ ai biết sự trong ḷng người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, th́ chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời” -1 Côrintô 1:10-12

 

e. Ngài có sự yêu thương:

“Nhờ sự yêu thương sanh bởi Đức Thánh Linh” -Rôma 15:30

Trái của thánh Linh ấy là ḷng yêu thương, vui mừng, b́nh an, nhịn nhục, nhân từ hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ. -Galati 5:22

 

f. Ngài có thể bị làm phiền.

Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, v́ nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc. -Êphêsô 4:30

 

g. Ngài có thể bị phạm thượng.

“Song lời phạm thượng Đức Thánh Linh th́ sẽ chẳng được tha đâu ... Song nếu ai nói phạm đến Đức Thánh Linh th́ dầu đời này hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha đâu...” -Mathiơ 12:31,32. Câu này được nhắc lại hai lần  chứng tỏ tính nghiêm trọng của sự phạm thượng đối với Thánh Linh. Không những chỉ nói phạm nhưng nói phạm thượng. Khi phạm thượng chúng ta xúc phạm đến một đấng lớn hơn ḿnh. Đấng ấy phải có thần-nhân tính. Làm sao bạn có thể phạm thượng đối với một lực như gió hay mưa? Trong lúc giông băo, người đứng ngoài trời dù có thờ kính “ông gió bà nước”máy đi chăng nữa cũng bị thổi băng đi như kẻ vô lễ chửi thề các mănh lực ấy?

 

h. Ngài có thể bị khinh lờn (Hêbơrơ 10:29) hoặc bị làm buồn rầu (Esai 63:10)

 

i. Các thần nhân tính khác của Đức Thánh Linh

Ngài phán (Khải huyền 2:7), Ngài cầu thay (Rôma 8:26), Ngài làm chứng (Giăng 15:26) , Ngài giáo huấn (Giăng 14:26, 16:12-14, Nehêmi 9:20), Ngài dắt dẫn (Rôma 8:14), Ngài điều hành (Công vụ 16:6,7; 13:2, 20:28).

 

Nhân chứng Giê-hô-va cho rằng Thánh Linh là lực được nhân cách hóa lên.  Câu đó có thể “có lư”nếu chỉ có một chỗ trong Kinh Thánh nói về điều ấy, đặc biệt trong thể thơ ca. Tuy nhiên Kinh Thánh nói về Thánh Linh là Ngài một cách kính trọng trong suốt từ Sáng thế kư, đến Khải huyền. Kinh Thánh không nhân cách hóa một lực nào khác trừ sự khôn ngoan trong một chỗ duy nhất, Châm ngôn 8. Nhưng ngay mở đầu đoạn văn ấy chúng ta dọc rơ ràng: Sự ( chứ không phải đấng) khôn ngoan há chẳng nói rằng...  Sự khôn ngoan trong chương này tương đương với sự tri thức,sự hiểu biết, sự dè dặt, sự công b́nh v.v... Xin đừng ai cố t́nh gọi “sự thánh linh” mà mắc tội phạm thượng.

 

Các Danh của Thánh Linh

 

Đức Thánh Linh, Luca11:13 “ Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho những người xin Ngài”

Thánh Linh,  -Giăng 3:6 Những chi sanh bởi Thánh Linh là thần

Thần linh của Chúa, -Esai 11:2

Thần Linh của Giê-hô-va, -Esai 61:2

Thần Linh của Chúa Hằng Sống, -2Côrintô 3:3

Thần Linh của Đấng Christ, -Rôma 8:9

Thần Linh của Con Ngài, -Galati 4:6

Thần Linh của Giê-su Christ, -Philipi 1:19

Thần Linh của Giê-su -Công vụ, 16:7

Thần Linh của sự thánh khiết, -Roma 1:4

Thần Linh của Lời Hứa, -Êphêsô 1:13

Thần Linh của sự thật, -Giăng 14:17, 15:26, 16:13

Thần Linh của sự sống,  -Rôma 8:2

Thần Linh của sự khôn ngoan và thông sáng, thần mưu toan và mạnh sức, thần hiểu biết và kính sợ Giê-hô-va.  -Ê-sai 11:2

Thần Linh ân điển, -Hêbơrơ 10:29

Thần Linh vinh hiển, -1 Phierơ 4:14

Thần Linh đời đời, -Hêbơrơ 9:14

Thần An ủi Giăng, -14:26, 15:26

Dầu Vui Mừng, -Hêbơrơ 1:9

 

 

 

F. PHỤ LỤC

 

Những ngụy biện thường được dùng để chứng minh Chúa Giê-su không phải là Đức Chúa Trời.

 

Ngụy biện 1. Tà giáo cho Giê-su không toàn năng nhưng chỉ quyền năng: Chúa chữa người mù đến hai lần mới hết (Mác 8:22). Ngài không biết hết mọi sự, phải hỏi ma quỷ: Tên mày là ǵ? (Mác 5:9). Ngài không hiện diện mọi nơi như Đức Chúa Trời: Ngài phải đi bộ.

Chúng ta đọc câu Kinh Thánh Philip 2:8-10 và thấy: "Ngài vốn có h́nh Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự b́nh đẳng ḿnh với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ;   chính Ngài đă tự bỏ ḿnh đi, lấy h́nh tôi tớ và trở nên giống như loài người.” Khi Chúa giới hạn ḿnh trong h́nh thể coi người, Chúa phải chịu nhiều hạn chế về khả năng. Tất nhiên Ngài phải đi bộ, phải ăn, phải ngủ. Ngài phải cầu nguyện như chúng ta và được Thánh Linh giáng xuống, ban cho Ngài sự hiểu biết và quyền năng trong chức vụ.

V́ sao Chúa Giê-su phải chữa người mù đến hai lần? Có thể Chúa muốn thử niềm tin của người kia. Có thể Chúa muốn dậy chúng ta cứ kiên nhẫn làm công việc nước trời. Tuy nhiên đây chỉ là một ví dụ duy nhất về việc Chúa làm phép lạ theo kiểu “trả góp”. Tất cả hàng trăm phép lạ trong Kinh thánh đều xảy ra một cách ‘tức th́” (Mác 7:35).

Có phép lạ Chúa chỉ phán là người ta khỏi bệnh, nhưng có phép lạ Chúa đi đến tận nơi, lấy tay sờ, hoặc lấy nước miếng xoa v.v... Cũng như ví dụ trên, điều này không thể dùng để chứng minh Chúa “kém tài” nhưng chỉ ra những nguyên nhân sâu xa hơn mà chúng ta chưa biết đến.

Nếu nói về sự hạn chế của Đức Chúa Trời trong h́nh thể con người, xin giở ra Sáng Thế 32:24-31. “Có một người vật lộn với Gia-cốp. Người thấy ḿnh không thể thắng nổi liền đánh vào xương hông Gia-cốp... Người bèn nói : trời rạng sáng rồi, hăy để cho ta đi... Gia-cốp nói tôi chẳng cho người đi nếu người không ban phước cho tôi... Người hỏi: “Tên Ngươi là chi?” Đáp rằng “tên tôi là Gia cốp”. Người lạy nói: Tên ngươi chẳng là Gia-cốp nữa nhưng là I-sơ-ra-en, v́ ngươi đă vật lộn với Đức Chúa Trời và người ta, ngươi đều thắng cả.... Rồi người này ban phước cho Gia-cốp. Gia-cốp đặt tên chỗ đó lả Phê-ni-ên và nói rằng tôi đă thấy Đức Chúa Trời đối mặt với tôi và linh hồn tôi được giải cứu.”

Đoạn văn trên cho biết Gia-cốp đă vật lộn với Đức Chúa Trời trong h́nh thể con người. Chúng ta thấy “sự hạn chế” của Đức Chúa Trời, không dứt ra khỏi bàn tay của Gia-cốp. Không phải Ngài “không thể”, nhưng chắc Ngài “không nỡ” trước sự khăng khăng của Gia-cốp đ̣i được Ngài chúc phước. Thêm vào đó Đức Chúa Trời cũng hỏi: Ngươi tên là ǵ? Có người dùng câu hỏi này có thể minh họa sự hạn chế về lĩnh vực tri thức khi Đức Chúa Trời ở trong h́nh thể con người. Nhưng thực ra Chúa thừa biết ông tên là ǵ, Chúa hỏi vậy để Gia-cốp tự xưng tên ḿnh ra, nhấn mạnh ư nghĩa của tên ấy trước khi Ngài đổi tên cho ông. Gia-cốp có nghĩa là lừa dối c̣n I-sơ-ra-en có nghĩa là công tử của Đức Chúa Trời.

 

Nếu như Đức Chúa Trời trong Cựu ước “bị hạn chế” trong h́nh thể loài người, th́ điều hiển nhiên Chúa Giê-su cũng vậy trong khi Ngài ở trên thế gian.

Nhân chứng Giê-hô-va dùng câu Êsai 9:6 chỉ ra Chúa Giê-su với tư cách quyền năng chứ không toàn năng.  Bạn có biết nhiều chỗ trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời được gọi là Đức Chúa Trời quyền năng. ví dụ Phục truyền 10:17, Nêhmi 9:32, Êsai 9:6; 10:21 Giêrêmi 32:18 . Vậy ở đây chúng ta có thể nói rằng Đức Chúa Trời chỉ có quyền năng chứ không toàn năng được không? Không. Trong  (tiếng Hêbơrơ, hễ nói về Đức Chúa Trời, Kinh Thánh đều dùng nột chữ:  “gibbôwr” dịch quyền năng hay toàn năng đều được. Trong Khải Huyền 1:18, chúng ta xác định được Anpha và Ô-mê-ga, Đấng đầu Tiên và Cuối cùng chính là Chúa Giê-su (v́ chỉ Ngài mới đă chết, nay sống lại), Trong Khải Huyền 1:8, chúng ta thấy Đấng Anpha và Ô-mê-ga là Đức Chúa Trời toàn năng. Đây là bằng chứng về Chúa Giê-su toàn năng.

 

 

Ngụy biện 2. Đức Chúa Giê-su là Con Độc sanh của Đức Chúa Trời. Vậy không thể là Đức Chúa Trời.

 

Trước hết, v́ sao gọi Chúa Giê-su là Con Độc sanh? Trong Kinh Thánh có nhiều loại con của Đức Chúa Trời. Con Đức Chúa Trời có thể là người như dân I-sơ-ra-en, tín hữu cơ-đốc, hay có thể là thiên sứ, kể cả thiên thần phản nghịch như Satan trong Gióp 1:6. Trong Sáng thế 6:2 cũng nói đến các con trai của Đức Chúa, chúng ta chẳng biết họ là người hay là thiên sứ. Cũng vậy trong Châm ngôn 30:4 “Tên Người là chi và tên con trai Người là ǵ?” Có người nói con trai đây là Chúa Giê-su.  Tuy nhiên Đức Chúa Trời không hề phán ai là “Con Độc Sanh, Con Ta đẹp ḷng Ta mọi đàng” ngoài Chúa Giê-su. Danh hiệu ấy chứng tỏ địa vị hết sức đặc biệt của Chúa Giê-su, cũng như danh hiệu Thánh Linh trong ṿng tất cả các linh.

 

Từ Con nói về Chúa Giê-su đây chỉ ra mối liên hệ chứ không là sản phẩm của sự sinh sản. Nếu v́ Đức Chúa Trời “tạo ra Chúa Giê-su” nên mới gọi Ngài là con th́ v́ sao Đức Chúa Trời không gọi các loài vật thọ tạo là con?

 

C̣n nói về Con Độc sanh. Đức Chúa Giê-su tồn tại từ thủa ban đầu cùng với Đức Chúa Trời, nhưng khi Ngài xuống trần gian, Ngài phải có một điểm mốc trong h́nh thể loài người. Ngài phải được  đầu thai và sinh thành qua Ma-ri. Không một ai, thiên sứ hay con người được đầu thai một cách kỳ diệu chính bởi Đức Thánh Linh. Chúa Giê-su thật là độc nhất vô nhị. Chính v́ vậy Chúa được gọi là Con Độc Sanh.

 

Trong Cựu ước Đức Chúa Cha phán về Đức Chúa Con: "Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Ngài tồn tại đời đời..." (Hê-bơ-rơ 1:8). Sau khi Chúa Giê-su giáng sinh,  trong h́nh thể con người làm lễ báp tem ở  sông Gio-đanh, Đức Chúa Cha phán :”Này là Con Ta, đẹp ḷng Ta mọi đàng”. Đức Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời ngang hàng với Đức Chúa Cha, nhưng được gọi là Đừc Chúa Con để minh họa quan hệ mật thiết giữa hai Đấng.

 

Ngụy biện 3. Giê-su chỉ là một người, không hơn không kém.

Nhân chứng Giê-hô-va cho rằng Giê-su Giê-su chỉ là một người, không hơn không kém, hơn nữa là một người vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Họ có in một cuốn sách dày hàng trăm trang nói về sự vĩ đại của Chúa Giê-su với tư cách là người và chỉ dành vài trang nói về thần tính của Ngài.

Bạn hăy suy ngẫm về một ví dụ sau. Ông A sinh ở Việt nam bởi cha mẹ người việt. Năm 85 ông sang Mỹ và trỏ nên công dân Mỹ. Năm 95 ông quay trở lại Việt nam và sống tại đó cho đến cuối đời. Nếu nói ông là người Mỹ cũng đúng v́ có một thời ông sống ở Mỹ. Tuy nhiên trước tiên ông ấy là người việt chính gốc và thời gian ông sống ở Việt nam dài gấp 8 lần thời gian ông sống ở Mỹ. Nếu chúng ta chỉ chuyên nói về ông A với tư cách là người Mỹ và công việc ông làm ở Mỹ thôi th́ chúng ta bóp mép sự thực.

Chúa Giê-su vừa là Thần vừa là Người. Chúa đă từng tồn tại từ cơi đời đến cơi đời đời là Đức Chúa Trời Ngôi Hai, là Anpha và Oâmêga, Đấng Đầu Tiên và Sau Rót. Chỉ trong 33 năm của lịch sử vũ trụ Chúa xuống làm người trên thế gian. Nói Chúa Giê-su là người (chính xác hơn đă từng một thời làm người) cũng không sai. Nhưng nếu chỉ hướng về nhân tính của Giê-su trong thời gian ấy mà từ chối hoặc xem nhẹ thần tính của Chúa và không thờ phượng Ngài,  nhân chứng Giê-hô-va phạm một sai lầm hết sức nghiêm trọng.

 

Ngụy biện 4.  Giê-su không phải là Đức Chúa Trời v́ Ngài bị cám dỗ.

Ai cũng biết Chúa Giê-su bị cám dỗ trong sa mạc, ma quỷ gợi ư Ngài hóa đá thành bánh, nhảy lầu tự tử, hoặc quỳ lạy hắn để được vinh hoa đời này. Ngay khi bị đóng đinh, ma quỷ dùng môi miệng loài người thách Ngài chứng minh ḿnh là con Thượng Đế bằng cách tự gỡ ḿnh khỏi cây thập tự ấy. Kinh Thánh nói Chúa Giê-su “bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội.”- Hêbơrơ 4:15.

Chữ “cám dỗ” trong tiếng Hi lạp là “Peirazo” 3985. peirazo, pi-rad'-zo; from G3984; to test (obj.) i.e. endeavor, scrutinize, entice, discipline:--assay, examine, go about, prove, tempt (-er), try. Có nghĩa là “thử, thử thách, nỗ lực, ḍ xét, lôi kéo quyến rũ, hoặc kỷ luật”. Trong Kinh Thánh thường được dịch là cám dỗ hay thử thách.

Ai là kẻ cám dỗ. Sách Gia cơ 1:13 cho biết Được Chúa Trời chẳng cám dỗ ai. Mathiơ 4:3 và 1 Thêsalônica cho biết Satan chính là kẻ cám dỗ. Khi chúng ta cầu nguyện ....”Xin chớ để chúng con bị cám dỗ”, chúng ta không cầu nguyện xin Cha đừng cám dỗ chúng con, nhưng xin Cha đừng để ma quỷ làm việc ấy.”

“Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức ḿnh đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được.” - 2 Côrintô 10:13.

 

Kẻ cám dỗ thường cám dỗ người phàm như chúng ta. C̣n Chúa Giê-su? Vâng, trong khuôn khổ xác thịt Chúa Giê-su cũng bị cám dỗ như chúng ta, nhưng không phạm tội, như câu Hêbơrơ 4:15. C̣n Đức Chúa Trời, Ngài có bị cám dỗ không? Thưa có. Trước khi trả lời rơ hơn câu hỏi này tôi xin nhắc lại là trong từ “pierazo” trong tiếng Hilạp có nghĩa là cám dỗ, khêu gợi, quyến rũ, thử thách... Từ này đều được dùng khi nói đến con người (Hebơrơo 11:37), hay nói đến Chúa Giê-su (Hebơrơ 4:1)5 và hay nói đến Đức Chúa Trời Hêbơrơ 3:9. Vâng Đức Chúa Trời cũng bị “pierazo” cám dỗ hay thử thách. “Là nơi tổ phụ các ngươi thấy công việc ta làm trong bốn mươi năm, Mà c̣n thử để ḍ xét ta!” Ở đây, dân sự Isơraen đang thử thách Đức Chúa Trời xem Ngài có cung ứng thực phẩm không, hay khi họ phạm tội, xem Ngài có nghiêm khắc trừng phạt họ không?

“Cũng chớ thử thách Chúa như mấy người trong họ đă thử thách mà bị loài rắn hủy diệt. “ 1Côrintô 10:9.

Trong câu trên, nếu chữ Chúa ám chỉ Đức Chúa Trời th́ chẳng lẽ v́ Ngài bị thử thách nên không xứng đáng làm Đức Chúa Trời. C̣n nếu chữ Chúa ám chỉ Giê-su th́ phải chăng Ngài và Đức Chúa Trời là một từ thời Cựu ước.

 

Vậy không ai có thể ngụy biện rằng v́ Chúa Giê-su bị cám dỗ, bị thử thách nên Ngài không thể là Đức Chúa Trời.

 

G. Kết luận

 

Những điều nên làm:

 

a. Học Kinh thánh một cách chắc chắn, hệ thống.

b. Có quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời, Không làm buồn Thánh Linh, không xem thường huyết  Chúa Giê-su.

c. Thông công thường xuyên với các tín hữu, với tôi tớ Chúa, bước đi trong sự yêu thương tha thứ và cộng tác. Đừng đễ gốc rễ cay đắng chế ngự tâm linh ḿnh.

d. Từ chối không tiếp đón nhân chứng Giê-hô-va tại gia đ́nh, hoặc nếu muốn tiếp họ, chỉ tiếp trong sự hiện diện của mục sư, hoặc gặp ở nhà thờ. Tốt nhất hẹn họ quay trở lại tuần sau để ḿnh có thời gian cầu nguyện và tự học hỏi, đặc biệt đọc lại bài viết này trên trang mạng.

Trước khi nói chuyện, nên mời họ cùng cầu nguyện với ḿnh. Họ có thể nhân danh Đức Giê-hô-va, không sao, c̣n ḿnh ḿnh sẽ bắt đầu bằng  "Thưa Cha chúng con ở trên trời và kết thúc bằng nhân danh  Chúa Giê-su Christ, Amen".

Ra điều kiện, nếu họ nói 10 phút th́ ḿnh sẽ được quyền nói 10 phút chứ không được nói một chiều. Đừng căi cọ về các tín lư, nhưng chia xẻ chân t́nh về những ơn phước Chúa ban cho ḿnh, mối quan hệ mật thiết ḿnh có qua cầu nguyện và được Chúa nhậm lời.

 

Nguyen Ngoc Lan

========= ========== ========= ==========  ============ =========== =  =========

Tham khao them

http://www.geocities.com/le_thanh_y/nhanchunggiehova.htm

 


 

A. Mở đầu: Phân biệt thật giả; đặc tính chung của tà giáo

B. Danh Chúa: Một danh hay nhiều danh?

b1 Danh Chúa: Nên dùng danh nào ?

C. Một Chúa hay ba Chúa?

c1. Minh họa ba Ngôi

c2. Bảng so sánh thần tính của Ba Ngôi Đức Chúa Trời

D. Giê-su, phải chăng Ngài  là Đức Chúa Trời?

E. Thánh Linh, Phải chăng Ngài là Đức Chúa Trời?

F. Phụ lục: các ngụy biện của hội nhân chứng JW

G. Kết luận: Những điều nên làm

Banluan.com Chứng nhân / trang chủ