Bàn luận : Chủ đề khoa học


 

 

 

Áp lực trong cuộc sống

 

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, Canada, Thụy sỹ và Na-uy là ba nước có phẩm chất cuộc sống cao nhất thế giới. Phải chăng đây là “thiên đàng” trên đất? Khi so sánh với hàng xóm, hay bạn đồng nghiệp... tất nhiên địa vị ḿnh chẳng có ǵ đáng tự hào, nhưng nếu quư vị nghĩ lại về hoàn cảnh của hàng tỷ người trên trên thế gian, ḿnh quả thật là một nhóm nhỏ những người rất được ưu đăi.

 


 

Vậy sao cuộc sống ở xứ này có nhiều áp lực và căng thẳng vậy. Một ngày dường không có đủ giờ để thực hiện những điều ḿnh dự định. Vợ chồng không có điều kiện gần gũi để tâm sự. Con cái nhỏ th́ phải thuê người khác nuôi, lớn th́ thả trôi cho chúng tự sống. Nhà nhỏ th́ không dám mời bạn. Nhà lớn th́ không có thời gian hưởng thụ bởi phải làm hai jobs trả nợ. Thuế,  bills và insurance là những khái niệm xa lạ khi chúng ta c̣n ở Việt nam. Biết bao nhiêu quyết định phải đắn đo, phải cân nhắc... Biết bao nhiêu ưu tiên, đ̣i hỏi tức th́, khiến thể xác và tâm thần ḿnh bị xé ra từ mảnh nhỏ. Đột nhiên nh́n lại, ḿnh không ngờ ḿnh đă trở nên một con người nóng nẩy, cáu gắt, bất cần từ lúc nào không hay. Bao tử cuộn thắt, cơ bắp căng thẳng., trái tim thổn thức... Không ai đuổi cũng chạy, không  ai đ̣i hỏi sự toàn hảo, nhưng bản thân không thể thỏa măn với sự thành đạt. Không ăn vặt th́ nhạt miệng, không uống cà phê th́ không có sức để bắt đầu một ngày mới...

Khi hỏi thăm một thanh niên mới qua sinh nhật thứ mười tám được mấy tháng: “Con nghĩ cuộc sống của người lớn như thế nào?” Thay thế câu trả lời “Hay lắm, tự do và hưởng thụ...” em lắc đầu: “ Con không ngờ người lớn có nhiều áp lực  cuộc sống như vậy”.

Nếu hiểu biết về áp lực cuộc sống và biết cách pḥng ngừa, đối phó chúng ta sẽ không bị căng thẳng và sẽ thành công trong cuộc sống.

Vai tṛ và nguồn gốc áp lực:

Áp lực là sự đ̣i hỏi từ bên ngoài và căng thẳng là sự phản ứng từ bên trong mỗi chúng ta. Nếu như không có sụ đau đớn, con nít không biết hậu quả  nguy hiểm của việc chơi dao sắc. Cũng vậy nếu không có áp lực, con người sẽ lười nhác, ích kỷ và đần độn. Người thành công biến áp lực thành động cơ vươn lên, c̣n người thất bại cho phép áp lực tích lũy quá mức chịu đựng rồi chịu bó tay. Áp lực nhắc nhở chúng ta không là Superman nhưng là một phàm nhân cần sự trợ giúp của Thượng Đế và sự tương giao của cộng đồng.

Có ba nguồn áp lực: thuộc thể, tâm hồn và tâm linh. Thuộc thể dính dáng đến cơ thể sinh lư, tinh thần  con người. Tâm hồn dính dáng đến t́nh cảm trong ṿng quan hệ giữa người với người, c̣n tâm linh liên hệ tới lương tâm, tín ngưỡng với Đấng lớn hơn ḿnh. Bác sỹ phải chuẩn đúng bệnh th́ mới bắt đúng thuốc, nếu không tiền mất tật mang. Trong cả ba trường hợp pḥng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta không nên để áp lực gây căng thẳng đến mức phải bó tay. Đừng để cuộc sống chúng ta trở nên như một ly nước đầy thêm một giọt nhỏ xíu cũng tung tóe ra.

Phương cách làm chủ áp lực

A. Về thuộc thể và tinh thần.

1. Chúng ta hăy điều chỉnh nhịp độ và mức độ của cuộc sống. Người ta có câu: “Live simply so that you can simply live” tạm dịch rằng: “Đơn giản hóa để tồn tại”. Có một nhà vua rầu rĩ được nhà thông thái khuyên: Nếu bệ hạ đi đôi giép của người vô tư nhất vương quốc, bệ hạ cũng sẽ vô tư như người ấy. “ Nhà vua liền sai lính đi t́m. Sau một thời gian t́m ṭi, Đám lính thông báo cho vua rằng họ đă t́m thấy người vô tư nhất vương quốc. “Vậy các ngươi mau đem đôi giép người ấy cho ta.” “Dạ thưa bệ hạ, nan đề là người ấy không có giép mà đi...”

2. Sinh hoạt điều độ: Cơ thể con người hoạt động theo chu kỳ và có mức độ. Trong mỗi ngày chúng ta phải quân b́nh giữa ngủ, nghỉ và làm việc. Trong mỗi tuần chúng ta phải kỷ luật cho bản thân nghỉ lao động một ngày để hồi phục sức khỏe cho bản thân, hàn gắn sứt mẻ trong quan hệ gia đ́nh và đáp ứng nhu cầu thiêng liêng trong tâm hồn.

Nhiều người gắng làm việc trong khi có cơ hội, pḥng khi lỡ bước hoặc có của để lại. Họ không ngờ rằng khi đổ bệnh th́ khổ thêm cho con cái, hoặc hoặc già, chết trước tuổi chẳng được hưởng thụ công sức của ḿnh. “Một con chim trong tay c̣n hơn hai con chim ngoài bụi.”, “Càng giàu có càng phải nuôi nhiều miệng ăn.” đó lại những lời dại dỗ khôn ngoan chúng ta cần phải để ư.

3. Biết khôn khéo từ chối những đ̣i hỏi bên ngoài. Nhiều người không giám từ chối chủ hăng làm thêm giờ, sợ mất việc. Nếu chúng ta thường xuyên xây dựng mối liên hệ tin cậy với chủ, đồng thời có thái độ làm việc tích cực và tay nghề khá, công việc chúng ta được bảo đảm dù chúng ta phải từ chối khi ḿnh cần có thời gian cho bản thân. Chúng ta cũng nên biết từ chối yêu cầu quá đáng, dù của vợ con, cha mẹ nội ngoại, để rồi khi nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe tinh thần, ḿnh có thể phục vụ họ lâu dài hơn và hiệu quả hơn.

4. Luyện tập thể dục thường xuyên. Hồi trai trẻ chúng ta tập luyện để có bắp thịt mà “khoe”. Khi đă lớn tuổi, chúng ta luyện tập chỉ để vận động thân thể, kích thích hệ tuần hoàn, tiêu hóa. Nhiều sự căng thẳng sẽ giảm đi sau một lần đi bơi, hoặc đi bộ trên treadmill.

5. Làm chủ tài chính của ḿnh. Nợ nần gây ra sự khủng hoảng tinh thần nặng nề, thêm vào đó thúc đẩy chúng ta làm thêm giờ để trả nợ khiến chúng ta càng mệt mỏi về thể xác và bắt buộc phải cắt xén thời gian cho thân nhân. Nhiều gia đ́nh đổ vỡ v́ nợ nần. Chúng ta thường ham rẻ đi mua đồ sale, không ngờ rằng tiền lăi của thẻ nhựa, cộng với thời gian đi mua sắm, cộng với những ǵ khác mà ḿnh đang ngang qua thấy cưng quá mua luôn...  c̣n cao nhiều lần hơn số tiền ḿnh ḿnh dự tính tiết kiệm. Nếu nợ quá sức trả, tôi khuyên quư vị tăng mortgage và dùng một phần giá trị của căn nhà để trang trải nợ nần rồi làm lại từ đầu.

6. Ăn uống điều độ, hợp lư. Sự căng thẳng khiến chúng ta không thiết ăn uống, hoặc ăn uống vặt, ăn uống bất cần để quên sầu. Ăn ít không có đủ năng lượng chất bổ để cơ thể làm việc b́nh thường, ăn vặt, khiến bộ máy tiêu hoá lúc nào cũng phải làm việc. Ăn nhiều khiến cơ thể nặng nề. Khi ăn uống không khoa học, chúng ta sinh bệnh tật, có bệnh tật chúng ta lại thêm một mối lo âu, tốn kém, rồi lại quay lại chỗ bắt đầu của một cái ṿng luẩn quẩn kia.

 

 

Sau đây là lời khuyên của các cụ già sống trên một trăm tuổi ở Nhật Bản do La trọng sưu tầm.

 

1. Ăn ít thịt nhiều rau

2. Ăn ít muối, chua, cay

3.Ăn ít đường, nhiều trái cây

4. Ăn ít nhay nhiều

5. Mặc đủ ấm, tắm thường xuyên

6. Nói ít, làm nhiều

7. Tham vọng ít thực thi nhiều

8. Lo ít ngủ nhiều

9. Ngồi xe ít, đi bộ nhiều

10 Giận ít, cười nhiều.

 

Ghi chú, nơi chúng ta ở không có điều kiện đi bộ, nhưng nếu đi bộ trên treadmill, hệ thống tuần hoàn được lưu thông và hệ thần kinh (chi phối tất cả các chi thể đều nằm dưới ḷng bàn chân) đều được kích thích, kết quả các chức năng của cơ thể chúng ta được làm việc một cách hoàn chỉnh.

 

C̣n tiếp

-Áp lực trong tâm hồn.

-Áp lực trong tâm linh)

Nguyễn Ngọc Lan

 

Banluan.com /gia đ́nh