Bàn luận: Đấng Tạo Hóa

2.3 Đấng Toàn Năng

           

Ngôn ngữ của con người không đủ miêu tả sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, tôi tạm mượn một số dữ kiện để giúp Bà nh́n thấy vấn đề một cách khoa học

.FB0522E0FF8E19D628330496EFF24503BA916CFE_large

Bà biết vật chất bao gồm các phân tử, phân tử bao gồm các nguyên tử. Trong nguyên tử có các điện tử và hạt nhân. Trong hạt nhân lại c̣n có các hạt khác nữa cực nhỏ, không thể thấy được bằng dụng cụ quang học, nhưng chúng có một khối năng lượng khổng lồ vượt quá sức tưởng tượng của loài người. Một quả bom nguyên tử năm 1945, chỉ có một lượng chất phóng xạ bằng một quả cam thôi mà đă san bằng cả thành phố Hi-rô-si-ma  . Ngày nay, các vũ khí  hạt nhân c̣n mạnh hơn hàng triệu lần. Nguồn năng lượng của Mặt Trời phát ra mỗi một giây bằng hàng triệu quả bom khinh khí nổ cùng một lúc. Mặt Trời của chúng ta chỉ là một ngôi sao trung b́nh trong Giải Ngân Hà, vậy năng lượng của những ngôi sao khổng lồ, những ngôi sao mới (Nô-va) khủng khiếp biết làm sao! Khi cộng tất cả nguồn năng lượng của tất cả các ngôi sao trong vũ trụ, nguồn năng lượng ấy quả là kinh khiếp. Điều ấy chứng minh cho sức mạnh vô biên của Đấng đă sáng tạo ra chúng.

                 40 % các Nhà Khoa Học tin  một giả thiết là vũ trụ được tạo ra từ một Vụ Nổ Lớn (Big Bang) của ngôi sao đầu tiên. Có thực sự như vậy không, chẳng ai chứng minh được. Một điều kỳ lạ khiến tôi phải suy nghĩ: Thành phần chính của các ngôi sao là chất khí. Các Nhà Khoa Học giải thích rằng v́ lực hấp dẫn mà các phân tử khí bị kéo lại gần nhau thành quả cầu khí. Quả cầu khí co lại dần trở nên ngôi sao. Điều này hơi vô lư. Bà Giáo sư có biết rằng lực hấp dẫn của chất khí rất nhỏ, bởi lư do đơn giản: chất khí rất nhẹ, trọng lượng chẳng đáng kể là bao nhiêu. Hơn nưă, chất khí  luôn t́m cách chiếm một khoảng không lớn nhất, ví dụ như quả bong bóng bay. Nói cách khác, các phân tử khí đẩy nhau ra nhiều hơn là bị hút vào nhau. Càng bị nén, áp suất càng tăng, nhiệt độ càng cao và sức đẩy càng mạnh.  Vậy làm sao tự các phân tử khí có thể kết hợp vào nhau để trở thành ngôi sao, nếu không nhờ một nguồn năng lượng bên ngoài đủ lớn để chiến thắng lực đẩy giữa các phân tử. Nếu phải cần nguồn năng lượng khổng lồ để sáng tạo một ngôi sao tầm thường như Mặt Trời th́ phải cần một năng lượng khủng khiếp biết bao nhiêu để tạo ra ngôi sao siêu đẳng, có trọng lượng lớn đến mức mà đường đi ánh sáng bên cạnh nó bị bẻ cong. Ấy là chưa nói đến "Ngôi Sao Đầu Tiên" trước khi nó bị nổ tung ra theo giả thiết của một số Nhà Khoa Học. Nguồn năng lượng ấy đến từ đâu nếu không từ Đức Chúa Trời là Đấng tạo ra nó? Vâng, Ngài quả là Đấng Toàn Năng [1]

[1] Nhiều người theo Học Thuyết Tân Thế Giới (New Age) tin rằng: Đức Chúa Trời là một năng lưọng khổng lồ trong vũ trụ, Ấy là một điều sai trái, bởi năng lượng thuần túy không có trí tuệ và nhân tính: như t́nh yêu, sự công b́nh,  sự nhận biết vẻ đẹp, không có sự liên hệ, v.v.. Sự thực là Đức Chúa Trời có năng lượng vô tận nhưng năng lượng vô tận không phải là Đức Chúa Trời.



 
Xem tiếp: Toàn tại
Căn nguyên và hiệu quả | Vô h́nh | Toàn năng | Toàn tại | Vĩnh cửu | Toàn tri | Ban sự sống | Yêu thương | Chương tiếp |